Thảo luận:Trận Xuân Lộc

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thảo luận về chủ đề này có khả năng làm bạn nổi nóng. Xin hãy giữ bình tĩnh và có một cái đầu lạnh khi nêu ý kiến của mình tại đây.

Không có tiêu đề[sửa mã nguồn]

Đề nghị xóa vì vi phạm bản quyền [1] và không trung lập. Lê Thy 07:42, 15 tháng 11 2006 (UTC)

Bản hiện giờ thì không trung lập ở chỗ nào nhỉ? Tmct 15:08, ngày 16 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời
Câu của Lê Thy là ở phiên bản trước (đã xóa), còn Saigon punkid mới thêm vào cái tiêu bản đó. Lưu Ly 15:12, ngày 16 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tại sao đầu bài ghi là trận này do hai phe VNCH (cờ vàng) và quân GP (cờ xanh đỏ) tham-chiến trong khi thân bài và phần dẫn-chứng thì ghi là quân-lực VNCH và quân-đội NDVN? Cần phải chỉnh lại là hai phe giao-chiến là quân-đội VNCH và VNDCCH thì mới ăn khớp chứ nhỉ? Duyệt-phố 05:25, ngày 4 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Do Quân đội Nhân dân Việt Nam treo cờ của QGPMNVN nên mới nhập nhằng như vậy!Khangkhang 05:27, ngày 4 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đành rằng vậy nhưng Bác ghi rõ thì độc-giả xem mới biết. Cấp chỉ-huy phe cs đều mang quân-hàm tướng Bắc-Việt chứ đâu có phải nhóm MTGP. Duyệt-phố 05:35, ngày 4 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Sửa ròi hehe!!!

Nghe lời bác nhắc nhở tui sửa lại ròiKhangkhang 05:56, ngày 4 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Những con số: quân số, chết, bị thương...cần chú thích (nguồn dẫn) để bài viết có giá trị hơn. Lưu Ly 06:01, ngày 4 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Sự trung lập của bài viết[sửa mã nguồn]

Bạn Khangkhang mới sửa lại bài này, sử dụng bài viết đang phổ biến trên mạng của những người thuộc QLVNCH nên có phần không trung lập và có một vài chi tiết chưa chính xác. Trong bài viết còn những từ như "quân Bắc Việt"... cần phải sửa chữa lại.--Poetry 13:25, ngày 4 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ai đã xóa sạch nội dung cũ rồi? Ít ra tôi không còn tìm thấy đoạn nói về quả bom CBU nữa. Tmct 08:28, ngày 5 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bài viết này càng ngày càng mất sự trung lập mà nghiêng về quan điểm của QLVNCH. Trong bài còn một số chi tiết không chính xác như việc nói tướng Trần Văn Trà chỉ huy Quân đoàn 4 trong trận Xuân Lộc... Đề nghị mọi người cho biểu quyết.--Poetry 12:59, ngày 5 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mời bạn viết thêm và chỉnh sửa, giờ bài đã trở thành què cụt sau khi bị xóa những đoạn chép từ ngoài. Tmct 22:23, ngày 5 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đây là bài viết về khía cạnh quân sự, ko phải chính trị thưa bạn, bản thân tôi ko hỉu sao bạn lại cho là theo quan điểm VNCH, tôi đã gọt rất kỹ rồi đó thoi? Nếu có sơ suất gọi quân Giải phóng là VC thì cho tôi xin lỗi vì chưa gọt hết(sơ suất thoi)Khangkhang 07:44, ngày 6 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi thấy trong bài chỉ nhắc đến theo tướng A tướng B của quân lực Việt Nam Cộng hòa, không thấy nhắc đến theo tướng C tướng D của quân đội nhân dân Việt Nam. Như thế là tạo ra cảm giác không trung lập rồi mà. Chắc chắn phía quân đội nhân dân Việt Nam cũng có quan điểm nào đó về trận Xuân Lộc chứ.--Bình Giang 07:52, ngày 6 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thế thì bạn giúp tui đi, wiki hoan nghênh tất cả mọi người mà. Tài liệu tui có là của VNCH, tui đã gọt các mặt chính trị, chỉ chừa bên Quân sự thoi, tài liệu bên CS thì nói ko rõ lém, chủ yếu là ca ngợi và tuyên truyền như Quân đội CM vô địch này nọ, đem lên wiki lun nhé!Khangkhang 08:43, ngày 6 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đề nghị mọi người biểu quyết về quan điểm trung lập của bài viết này. Từng chi tiết trong bài viết đều thể hiện theo quan điểm của QLVNCH. Từ đầu đến cuối nói rất kỹ về các đơn vị của QLVNCH trong khi nói sơ sài về quân đối phương. Mấy phiên bản trước còn gọi là QĐNDVN giờ lại sửa thành quân CS.--Poetry 03:05, ngày 8 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Phiên bản hiện giờ trung lập hơn những phiên bản ban đầu nhiều rồi, mặc dù có thể chưa hoàn hảo. Còn gọi "Cộng sản" thì có gì đâu mà không trung lập. Trong cái tên Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có chữ Cộng sản mà.--Bình Giang 03:12, ngày 8 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ai sửa chớ tui có sửa đâu????Scipio 07:52, ngày 8 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chép từ ngoài[sửa mã nguồn]

Tôi đã xóa các đoạn vi phạm bản quyền, chép từ bài tại đây của tác giả Hồ Đinh. Việc Khangkhang thay "Cộng quân"/"Bắc Quân" thành "Quân đội nhân dân Việt Nam", sửa các từ viết tắt thành viết đầy đủ, và xóa đi một hai từ có lồng tình cảm, không làm cho bài viết mất dáng "chép từ ngoài". Tmct 22:19, ngày 5 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đã xin phép ròi, đề nghị khôi phục lại, còn ko thì tôi sẽ tự viết lại. Còn trang bạn nói, toi chưa koi trong đó bao giờ.

Ko lẽ sơ sót nhỏ bạn ko sửa giúp tôi từ Cộng quân thành Quân đội Nhân dân Việt Nam?Khangkhang 08:38, ngày 6 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xin cho biết tác giả Hồ Đinh viết lời cho phép chuyển sang giấy phép tự do ở đâu ạ? Nếu các trang bạn chép từ đó không có ghi tên tác giả Hồ Đinh thì chính các trang đó cũng vi phạm bản quyền, wikipedia không thể nối dài thêm cái chuỗi đó được. Tmct 08:40, ngày 6 tháng 6 năm 2007 (UTC).Trả lời
Tôi hoàn toàn có thể giúp bạn sửa "từ Cộng quân thành Quân đội Nhân dân Việt Nam", nhưng tôi không làm việc đó đối với phần chép từ ngoài. Tmct 08:43, ngày 6 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Có ghi ngay dưới bài viết đó GNU/GPL. Còn ếu ko thì tôi sẽ dựa trên dữ liệu đó để viết lại(nhưng sẽ khá lâu đó)Khangkhang 08:46, ngày 6 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

"Có ghi ngay dưới bài viết đó GNU/GPL."
Tác giả Hồ Đinh tuyên bố vậy ở đâu? Mời bạn cho liên kết để tôi xem lại. Tmct 08:48, ngày 6 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Àh, xin lỗi, đúng là tôi ko để ý, giấy phép nằm trên trang chủ. Tôi đã gởi Mail xin phép TG, có lẽ sẽ có hồi âm trong vài ngày nữa, ráng chờ 1 chút nhé!Khangkhang 03:16, ngày 7 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đầu bài này viết dài dài về lực lượng của hai bên. Cuối bài lại có phần cũng dài dài về lực lượng hai bên. Liệu có thể hợp nhất hai chỗ đó lại không?--Bình Giang 07:54, ngày 8 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Về sửa đổi số liệu của bài[sửa mã nguồn]

Đề nghị quản lý cần có biện pháp ngăn chặn sự vu khống của thành viên Khangkhang đối với tôi, khi thảo luận về bài này (xem các bài Thảo luận Thành viên: KhangkhangThảo luận Thành viên: Ngokhong).--Ngokhong 08:53, ngày 8 tháng 6 năm 2007 (UTC)--Ngokhong 09:11, ngày 8 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Các sửa đổi bài đều được tự động ghi lại trong lịch sử bài [tab lịch sử ở trên], nên không ai vu khống bạn được. Chắc là Khangkhang chưa biết kiểm tra lịch sử bài nên nói đại. Tmct 09:17, ngày 8 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Về quả bom CBU[sửa mã nguồn]

Alan Dawson, 55 days: The fall of South Vietnam, Chương 12

Bom CBU (viết tắt của các chữ Cluster Bomb Unit) với số hiệu 55 là một trong những vũ khí đáng sợ, có ba khoang chứa đầy nhiên liệu protan, một hỗn hợp bí mật các loại chất khí khác và chất nổ. CBU.55 chưa hề được sử dụng trong chiến tranh. Một số lượng nhỏ loại bom này được để ở Thái lan phòng hờ bất trắc. Tuy nhiên cho đến 4-1975, ít người Mỹ nào lại dám đề nghị sử dụng nó.
Đầu tháng 4, một quả bom CBU.55 được trở bằng máy bay từ căn cứ không quân Utapao đến SG rồi chuyển bằng xe tới căn cứ không quân Biên Hoà. Thứ vũ khí này vẫn nằm dưới quyền kiểm soát kỹ thuật của Mỹ mặc dù nằm trong tay không quân SG. Thiệu từ chức vẫn không có cách gì cứu vãn đà sụp đổ của quân đội SG, tướng Homer Smith, sĩ quan cao cấp nhất của Mỹ ở Nam VN đã cho phép SG sử dụng loại vũ khí ấy. Các sĩ quan SG đã chọn Xuân Lộc làm mục tiêu khi lực lượng SG đãng rut lui và CS đang tiến về SG. Một máy bay vận tải C.130 được lệnh chuẩn bị sẵn sàng vào sáng 21-4. Quả bom CBU.55 được chất lên. Con ngựa bốn động cơ của hãng Lockhead cất mình nhẹ nhàng khỏi cái phi đạo Biên Hoà và bay thẳng đến Xuân Lộc.
Ở độ cao 6.000m, cánh cửa vỏ sò ở đuôi máy bay mở ra. Cái dù thăng bằng đeo quả bom rơi vào không trung... Với một tiếng rền nghe có vẻ dồn nén kỳ lạ, và một quả cầu lửa khổng lồ bùng lên. Phi hành đoàn kinh sợ nhìn xuống...
Trong vòng hai ngày, đài Hà Nội đã công kich việc sử dụng loại vũ khí mới ấy. Họ miêu tả đúng nó, có lẽ do báo cáo của csc điệp viên ở Tân Sơn Nhất và Biên Hoà. CS coi đó lanỗ lực sau cùng trong lúc tuyệt vọng của quân đội SG mà cũng đúng thế thật. Bom CBU.55 không đưọc chở đến nữa. Loại có sẵn ở đó sau này được đem ra phòng trưng bày "tội ác chiến tranh" ở thành phố Hò Chí Minh.

Võ Nguyên Giáp, Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng, Chương 9

Ngày 23-4, hãng thông tấn Pháp AFP đưa tin Mỹ - nguỵ dùng máy bay C130 ném bom Đêxi Cútlơ (Daisy Cutler) và bom CBU xuống các mục tiêu giữa Biên Hoà và Xuân Lộc, có hàng trăm xác chết. Bom Đêxi Cútlơ chuyên dùng để phá từng mảng cây rừng, dọn mục tiêu làm bãi đậu cho máy bay lên thăng. CBU (Cluster Bomb Units) là loại bom khi nổ gây ra một đám cháy với nhiệt độ lớn, tạo ra một khoảng chân không thiêu huỷ mọi thứ và làm chết ngạt mọi sinh vật trong vùng. Tôi điện ngay vào mặt trận, hồi 19 giờ hôm ấy: "Có thể đây là loại bom ngạt CBU 55 mà Uâyen đã đề nghị sử dụng. Cũng có thể địch tung tin để uy hiếp tinh thần....

Frank Snepp. "Decent Interval"

21-4, bán kính sát thương 50m, làm chết khoảng 250 người.

Các tài liệu trên mâu thuẫn với nội dung trong bài. Cần xem xét lại chất lượng của nguồn mà Khangkhang đang dùng để viết bài này. Tmct 13:01, ngày 8 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đó là quả BLU-82 chứ không phải CBU[sửa mã nguồn]

Quả bom CBU được đề cập ở đây, tôi nghĩ đó là quả Bom BLU-82 (Daisy Cutler là tên gọi khác, có thể xuất phát từ tiếng Pháp hay Hà Lan) chứ không phải quả CBU-55. Quả bom BLU-82 lớn hơn rất nhiều so với quả CBU-55, hiệu quả sát thương cũng kinh khủng hơn. Thời điểm đó, BLU-82 là quả bom thường lớn nhất trên thế giới. Quả này theo thiết kế ban đầu để phát quang chứ không phải để đánh vào sinh lực, nhưng sau đó có thể do tuyệt vọng nên quân Ngụy đã thả chúng để uy hiếp tinh thần và hỗ trợ cho lính Ngụy. Doanvanvung 10:00, ngày 5 tháng 8 năm 2007 (UTC)DoanvanvungTrả lời
Bài viết về Bom BLU-82, tôi dịch từ trang tiếng Anh sang, nên tôi nghĩ đó là thông tin tương đối chính xác. Và cái tên Daisy Cutler tôi cũng thấy ở một số trang sử dụng ngôn ngữ khác viết về quả bom này. DoanvanvungDoanvanvung

Bạn xem tài liệu của Frank Snepp (cựu nhân viên CIA tại Việt Nam) trích ở trên, ông đó nhắc đến cả Daisy Cutler và CBU, kèm theo 2 mô tả khác nhau cho hai loại bom. Tmct 10:15, ngày 5 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

OK, như vậy là cả hay loại bom này đều được thả chứ không phải chỉ có một loại. Tôi thấy không chỉ trang viết về BLU-82 nói nó đã được thả trong Trận Xuân Lộc mà cả ở trang tiếng Anh viết về trận Xuân Lộc cũng có đoạn nói về quả bom này. DoanvanvungDoanvanvung
Tôi xin trích đoạn từ trang tiếng Anh nói về Trận Xuân Lộc để các bạn kiểm chứng:

Following the initial assault on April 9, the 341st VPA Division bombarded Xuan Loc with more than four thousand rounds of artillery fire. North Vietnamese tank and infantry began moving into the streets of Xuan Loc, and the battle which followed was unique in many respects for the Vietnam War, involving units of divisional size, devastatingly effective VNAF airpower and sophisticated US-made BLU-82 Daisy Cutters. Between the 3rd and 11th of April, North Vietnamese units attempted to push into Xuan Loc, but the 43rd and 52nd ARVN Regiments held their ground as one assault after another was beaten back.

When the situation in the area was temporarily stablised, the South Vietnamese air force began resupplying the ground forces. On April 12, 93 tons of artillery ammunition was flown in by CH-47 Chinook helicopters, and another 100 tons arrived the following day. While resupplying efforts were underway, flights of A-1 Skyraiders were called in to provide close-air-support as South Vietnamese C-130s blasted North Vietnamese formations using Daisy Cutter bombs.

Xem ra BLU-82 là loại bom không gây ấn tượng lắm trong trận Xuân Lộc. Trong cuốn The Vietnamese Air Force 1951-1975 an analysis of its role in combat nói đến 9 phi vụ ném Daisy Cutter 15000-pound. Cuốn Warfare and Armed Conflicts: A Statistical Reference to Casualty and Other Figures, 1500-2000 nói đến hàng tá BLU ném xuống Xuân Lộc. Cuốn Vietnam của Spence chỉ nhắc đến tên daisy cutter mà không nói gì thêm, trong khi tả khá kĩ về món CBU.
Tôi có cảm giác là các bác VNCH đăng bài ầm ĩ trên mạng đã nhầm lẫn giữa CBU và BLU, dùng tên Daisy Cutter nhưng lại muốn nói về sức công phá và sự đặc biệt của CBU. Tmct 07:55, ngày 23 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Các nội dung bị xóa[sửa mã nguồn]

Tôi xóa một số đoạn dưới đây với lí do kèm theo:

1.

Một trận chiến ác liệt và đẫm máu đã xảy ra chiều ngày 15 tháng 4/1975 ngay tại xã Dầu Giây (ở ngã ba giao điểm của Quốc Lộ 1 và 20) giữa Chiến Ðoàn 52 Bộ Binh. Trong trận này, bộ đội đánh trận biển người. Trong trận chiến này, mỗi một người lính VNCH đã phải chọi với 10 bộ đội được yểm trợ bằng tăng và pháo.

Câu "1 chọi 10" vớ vẩn, quân phòng thủ có 2000, quân tấn công có 1 sư đoàn thiếu + 1 trung đoàn, lấy đâu ra 20000 người?

1 sư đoàn cũng trên 16.000 người + 1 tiểu đoàn là 2.500 người58.186.64.93 02:59, ngày 10 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Theo như số liệu Khangkhang đưa vào, tổng số quân (kể cả sau khi tăng viện) gồm 3 sư đoàn + một số trung đoàn chỉ lên đến 40.000 người. Hơn nữa sư đoàn 6 lại thiếu.
1 Đại đội đủ biên chế chỉ có 200, cứ nhân 3 hoặc 4 lên cho mỗi cấp, lấy đâu ra 16.000 với 2.500? Tmct 08:44, ngày 10 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đại đội là 200, tiểu đoàn chừng 700, trung đoàn là 2500203.162.3.154 09:00, ngày 11 tháng 6 năm 2007 (UTC)KhangkhangTrả lời

Cứ cho là 1 trung đoàn đủ có 2500 người. Vậy còn lại là 1 sư đoàn thiếu lấy đâu ra 7 trung đoàn để có được 17500 cho đủ 20000 để mà 10 đánh 1? Đây là phép toán lớp 4! Tmct 10:58, ngày 11 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

2.

Trên hướng Quốc lộ 1, Sư đoàn 341 bắt đầu tiến vào thị xã. Tuy nhiên, do lực lượng gồm nhiều tân binh thiếu kinh nghiệm, chưa quen ác liệt chiến trường nên sức chiến đấu kém, một số trường hợp đào ngũ. Trên hướng sân bay, Trung đoàn 266 4 đợt tấn công vào bất thành. Để hỗ trợ, tướng Hoàng Cầm đã cho tăng cường thêm Trung đoàn 270 của Sư 341 tấn công hướng phía Bắc thị xã và Trung đoàn 209 Sư đoàn 7 tấn công hướng phía Nam. Tuy nhiên, hướng tấn công này vẫn bị chặn lại bởi Trung đoàn 43 Việt Nam Cộng hòa..{{tl

cần chú thích}} Xóa do trùng lặp nội dung với các đoạn khác.

3.

Thiếu tướng (thụ phong ngày 25 tháng 4 năm 1975) Lê Minh Đảo và Bộ Chỉ huy của Sư đoàn 18 Bộ binh đóng bản doanh sát căn cứ Hải quân ở Cát Lái. Ngày ngày nhìn thấy thiên hạ bỏ chạy bằng tàu thuyền, ông và các binh sĩ dưới quyền cũng có thể bỏ chạy dễ dàng như dân chúng. Nhưng họ đã ở lại và sau ngày 1 tháng 5/1975, cái giá mà ông phải trả là sự đày ải, hành hạ, chịu tủi nhục trong các trại tù cải tạo từ Nam, Trung ra tận biên giới Việt Nam, Lào, Trung Hoa, cho đến tận năm 1992 mới được trả tự do.

Lạc đề, mời ai đó quan tâm đưa vào bài Lê Minh Đảo.

4.

10 giờ sáng ngày 16 tháng 4 năm 1975, Không lực Việt Nam Cộng hòa gọi về Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 báo cáo về rừng người, chiến xa, đại pháo của Quân đội Nhân dân Việt Nam đang tập trung trong xã Dầu Giây để chuẩn bị tiến về Sài Gòn. 11 giờ cùng ngày, 2 chiếc vận tải cơ C-130 được lệnh mang 2 quả bom khổng lồ trọng lượng 7 tấn, xuất phát từ phi đạo 39 tại phi trường Tân Sơn Nhất, thả xuống vùng tập trung quân của quân miền Bắc. Sau khi bom nổ, đại quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã rối loạn trong 3 ngày liền, và Bắc Việt tuyên bố rằng Mỹ đã vi phạm Hiệp định Paris và cho B-52 trở lại chiến trường Việt Nam.

Có vấn đề về tính xác thực (Xem mục về quả bom CBU ở trên) cụ thể là ngày ném và việc VNDCCH phản đối, theo các tài liệu khác thì họ không nói đến B-52.

Nguyên bản của Hồ Đinh:
Bom "Daisy Cutter" còn được gọi là bom "con heo" hay là bom "tiểu nguyên tử," trọng lượng 7 tấn vừa vỏ bọc, vừa thuốc nổ TNT đến 15,000 cân Anh. Bom Daisy Cutter dùng để mở bãi đáp phi cơ cho cấp sư đoàn hay lộ quân trong bất cứ địa thế nào và có hiệu quả sát hại trong một khoảng rộng với đường kính 5 dặm Anh.
Mười giờ sáng ngày 16 tháng 4/1975, Không Quân VNCH gọi về Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 báo cáo về rừng người, chiến xa, đại pháo Bắc Việt đang tập trung trong xã Dầu Giây để chuẩn bị tiến về Saigon. Mười một giờ cùng ngày, 2 chiếc vận tải cơ C-130 được lệnh mang 2 quả bom khổng lồ, xuất phát từ phi đạo 39 tại phi trường Tân Sơn Nhất, thả xuống vùng tập trung quân của quân Bắc Việt. Sau khi bom nổ, đại quân của Hà Nội đã rối loạn trong 3 ngày liền, và Bắc Việt la làng rằng Mỹ đã vi phạm Hiệp định Paris và cho B-52 trở lại chiến trường Việt Nam58.186.64.93 02:59, ngày 10 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

5.

, nhằm mục đích uy hiếp sở chỉ huy...rút quân về Biên Hòa

suy đoán của VNCH, không có tài liệu phía bên kia khẳng định. Về logic, một khi Xuân Lộc không còn giá trị thì chẳng cần phải ép VNCH rút khỏi nó nữa, cứ vây tại chỗ có lợi hơn cho việc tiến nhanh về Sài Gòn. Cái này là của Ngokhong viết, ko phải của VNCH58.186.64.93 02:59, ngày 10 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

6.

... hầu hết đều bị thương vong trước biển người tấn công

mấy bác này "nghiện" chữ biển người. 2 tiểu đoàn đánh 1 tiểu đoàn mà cũng thành "biển người" được!

Nguyên bản của Hồ Đinh:
Tại ngã ba Dầu Giây, Cộng Sản Bắc Việt đã đồng loạt tấn công Chiến Ðoàn 52 Bộ Binh từ ngày 12 tháng 4/1975 bằng các trận đánh biển người, kèm theo xe tăng và pháo. Lần lượt các tiền đồn của Trung Ðoàn 52 Bộ Binh từ Kiệm Tân về tới ấp Phan Bội Châu trên Quốc Lộ 20 bị tràn ngập. Một trận chiến ác liệt và đẫm máu đã xảy ra chiều ngày 15 tháng 4/1975 ngay tại xã Dầu Giây (ở ngã ba giao điểm của Quốc Lộ 1 và 20) giữa Chiến Ðoàn 52 Bộ Binh (gồm Trung Ðoàn 52, Lữ Ðoàn 3 Thiết Kỵ, các lực lượng Ðịa Phương Quân ở Kiệm Tân, tổng cộng khoảng 2,000 người) và Binh Ðoàn 4 Cộng Sản Bắc Việt (trong đó có Sư Ðoàn 341, một sư đoàn tổng trừ bị của Hà Nội vừa từ Thanh Hóa vào), do Trần Văn Trà thay thế Hoàng cầm chỉ huy. 58.186.64.93 02:59, ngày 10 tháng 6 năm 2007 (UTC)(Sư đoàn 341 mới vào sao thiếu người được?)Trả lời

7.

Ngay trong đêm rút quân 10 tháng 4 năm 1975, Đại tá Phạm Văn Phúc và Trung tá Lê Quang Định, hai vị sĩ quan tiểu khu trưởng và tiểu khu phó của tiểu khu Long Khánh đã bị tử thương do nhiều loạt B-40 bắn sả vào đoàn vừa quân vừa dân đang di chuyển.

Ngày sai, 10/4 đã rút rồi? Nội dung tiểu tiết, có cần phải liệt kê hết các đại tá và trung tá khác của hai bên quân đội không?

Cái này nói về việc Bộ đội bắn vào đoàn vừa quân vừa dân 58.186.64.93 02:59, ngày 10 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

B40 có phải súng máy đâu mà "nhiều loạt" và "bắn sả". Người khoẻ bắn 3-4 phát liên tiếp là ù tai rồi ?! Lưu Ly 05:36, ngày 10 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

8.

Cái này là bắn bừa vào đám hỗn quân hỗn dân chạy loạn, Film "Chiến tranh VN, cuộc chiến 10.000 ngày" cũng có xác nhận vụ này203.162.3.154 09:00, ngày 11 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Sư đoàn 18 Bộ binh được điều động về phòng thủ tuyến phía Đông thủ đô Sài Gòn từ Long Bình đến Tuy Hạ, tiếp cận với các lực lượng của trường Bộ binh Thủ Đức, trường Thiết Giáp và một lữ đoàn Dù có trách nhiệm bảo vệ Quốc lộ 15 từ Long Thành về Bà Rịa. Tất cả chiến đấu với Quân đội Nhân dân Việt Nam cho tới khi tướng Dương Văn Minh ra lệnh bỏ súng, tan hàng vào lúc 11 giờ 30 mới chấm dứt.

Lạc đề, mời ai đó đưa vào bài Sư đoàn 18 (QLVNCH). Tmct 20:37, ngày 9 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

OK, cái này chính xác58.186.64.93 02:59, ngày 10 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

9.

Tại ngã ba Dầu Giây, Cộng sản đã đồng loạt tấn công Chiến đoàn 52 Bộ binh từ ngày 12 tháng 4 năm 1975 bằng các trận đánh biển người, kèm theo xe tăng và pháo. Lần lượt các tiền đồn của Trung đoàn 52 Bộ binh từ Kiệm Tân về tới ấp Phan Bội Châu trên Quốc lộ 20 bị tràn ngập. Một trận chiến ác liệt và đẫm máu đã xảy ra chiều ngày 15 tháng 4 năm 1975 ngay tại xã Dầu Giây (ở ngã ba giao điểm của Quốc lộ 1 và 20) giữa Chiến đoàn 52 Bộ binh (gồm Trung đoàn 52, Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, các lực lượng Ðịa phương quân ở Kiệm Tân, tổng cộng khoảng 2,000 người) và Binh đoàn 4 Cộng sản (trong đó có Sư đoàn 341, một sư đoàn tổng trừ bị của Hà Nội vừa từ Thanh Hóa vào).

IP mới thêm đoạn này, nhưng nó sao nguyên từ văn của Hồ Đinh; lặp nội dung với cả đoạn trước đó lẫn sau đó. Ngoài ra, ngày 12-4 là không đúng. Ngày 15, hướng tấn công mới chuyển sang ngã ba Dầu Dây.

Tôi nhất trí với những sửa đổi trên đây của bạn Tmct. Bài viết trung lập thì người đọc mới có cái nhìn khách quan về sự kiện lịch sử này.--Poetry 23:40, ngày 9 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Các đoạn "nguyên bản của Hồ Đinh" với các chi tiết "B-40 bắn xả", "bom CBU ngày 16", "B-52", "1 chọi 10", "rút quân ngày 10"... cho thấy đây là dạng tác phẩm văn học, không có giá trị tra cứu về lịch sử. Các chi tiết khác lấy từ tài liệu này sẽ cần xem xét lại. Tmct 08:44, ngày 10 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Sự vu khống vô căn cứ của thành viên dấu tên 58.186.64.93[sửa mã nguồn]

Thành viên 58.186.64.93 viết rằng đoạn cần xoá: , nhằm mục đích uy hiếp sở chỉ huy...rút quân về Biên Hòa - là của Ngokhong viết, ko phải của VNCH, là một sự vu khống đối với thành viên Ngokhong.--Ngokhong 03:28, ngày 10 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bỏ yêu cầu chú thích[sửa mã nguồn]

Tôi bỏ yêu cầu chú thích cho câu sau:

...nhưng vẫn không cứu vãn được tình thế sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Lí do: chú thích gì? "không cứu vãn" là thực tế, không phải quan điểm. chẳng lẽ phải chú thích là VNCH đã sụp đỏ? Tmct 21:15, ngày 9 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Về nguồn Hồ Đinh[sửa mã nguồn]

Nguồn trên là tác phẩm văn học, không có giá trị tra cứu về số liệu lịch sử (xem các phân tích về các vô lý trong số liệu tại các mục thảo luận trên). Trong vài ngày nữa nếu không có ai thay, tôi sẽ bỏ các chú thích nguồn lấy từ nguồn này. Tmct 07:49, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Một số tài liệu có vẻ là tốt[sửa mã nguồn]

Spencer C. Tucker, Vietnam, NXB Routledge, 1999[sửa mã nguồn]

Tôi dịch ra đây 1 đoạn, sẽ dùng làm nguồn cho bài, thay thế cho các nguồn kém uy tín như Hồ Đinh chẳng hạn. Tmct 08:24, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trang 185, chiến dịch Hồ Chí Minh

Trận chiến lớn duy nhất mà QLVNCH bám trụ trong đợt tấn công của Cộng sản xảy ra lại Xuân Lộc, thủ phủ của tỉnh Long Khánh. Nằm trên đường 1, ngay sát phía đông của điểm nối với Đường 20 và cách Sài Gòn khoảng 40 dặm về phía đông bắc, Xuân Lộc có tầm quan trọng chiến lược đối với tuyến phòng thủ thủ đô VNCH. Thị xã được bảo vệ vởi Sư đoàn 18 của chuẩn tướng Lê Minh Đảo. Ngày 9/4, sau 4000 loạt pháo và rốc-két, 3 sư đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam (6,7,và 341) tấn công Xuân Lộc, nơi mà giờ đã bị cô lập vì quân CỘng sản đã cắt đường 1.
Các máy bay ném bom A-1 và F-5 của KLVNCH ném bom xuống đội hình tấn công của Quân đội Nhân dân Việt Nam, các đội hình thiết giáp QLVNCH cố gắng đánh giải tỏa đoạn đường 1 bị cắt. Một lữ đoàn của Sư 1 Dù đã dùng trực thăng đổ quân xuống, nhưng bị các đơn vị của Quân đội Nhân dân Việt Nam kìm chân tại khu vực đổ bộ ở phía đông thị xã. Trong khi đó, lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam liên tục tăng. Ngày 14 tháng 4, pháo 130mm của Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu bắn phá căn cứ không quân Biên Hòa lần đầu tiên trong cuộc chiến. Ngày 15, đặc công Cộng sản phá nổ kho vũ khí của căn cứ. Hôm sau, pháo 130mm đã phá hủy 20 máy bay trong sân bay, chấm dứt hỗ trợ bằng không quân cho Xuân Lộc. Tuy bị áp đảo mạnh về quân số và kết cục của trận chiến đã rõ ràng, quân của tướng Đảo tiếp chiến đấu dũng cảm trong trận chiến mà có lẽ là sự bám trụ anh hùng nhất của bất cứ sư đoàn VNCH nào trong cả cuộc chiến tranh. Họ đã phá hủy 37 xe tăng và làm chết hơn 5000 quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tại Xuân Lộc, KLVNCH đã sử dụng bom chùm CBU-55 750-pound và bom "Daisy Cutter" 15000-pound. Ngày 21, 1 máy bay C-130 của KLVNCH đã thả một quả "bom cháy" CBU-55, vũ khí phi hạt nhân khủng khiếp nhất trong kho vũ khí của Mỹ. Đây là lần đầu tiên loại vũ khí này được sử dụng. Nó đã đốt ôxy trong một vùng rộng 2 mẫu Anh và giết chết hơn 250 người lính Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Con số "21/4" khớp với Alan Dawson, 55 days: The fall of South Vietnam và Frank Snepp's Decent Interval, phù hợp với "ngày 23, hãng AFP đưa tin.." trong cuốn của tướng Giáp (1 sự kiện ghê gớm như CBU mà từ 16 hay 19 cho đến ngày 23 mới ra đến mặt báo thì chậm một cách vô lý). Tmct 13:26, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Rolling Thunder in a Gentle Land: The Vietnam War Revisited, Andrew A. Wiest[sửa mã nguồn]

Trang 132 [2], A View from the other side of the story (Lieutenant General Lam Quang Thi)

Ngày 19, KLVNCH, với sự trợ giúp của kỹ thuật viên DAO, đã thả một quả bom chùm từ một máy bay C-130 xuống một vùng tập trung quân Bắc Việt ở phía đông Xuân Lộc. CBU là một vũ khí khủng khiếp. Nó tạo ra một áp suất mạnh mẽ hướng xuống dưới (downward pressure) giết bất cứ thứ gì trên mặt đất và làm cho những người không bị chết do vụ nổ bị ngạt thở trong khoảng chân không (vacuum) do vụ nổ tạo ra. Quả bom đã quét sạch một trung đoàn của Sư đoàn 341 quân Bắc Việt.
Không may, quả bom tuy có làm chậm nhưng không ngăn được cuộc tấn công của quân Bắc Việt. Ngày 21 tháng 4, Sư đoàn 18 được lệnh rút quân do áp lực nặng nề đối với tuyến phòng thủ mới: Trảng Bom-Long Thành. Tại đó, sư đoàn tiếp tục chiến đấu cho đến khi Tướng Dương Văn Minh, tổng thống mới của VNCH, ra lệnh cho tất cả các đơn vị QLVNCH đầu hàng.

Nhận xét, bài này nói về ngày 19, trong khi nhiều tài liệu khác của Mỹ nói về ngày 21. Tmct 09:59, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC) Ngoài ra, theo nhiều tài liệu khác (các mục trên) thì quả bom này được ném xuống nơi tập trung đông quân ở ngã ba Dầu Giây, đây là chỗ của Sư đoàn 6 (xem bản đồ), không phải chỗ của sư đoàn 341 (khi đó đang ở trong thị xã - xem bản đồ trong bài). Tóm lại là khoản "quét sạch 1 trung đoàn" không tin được.Trả lời

Đoạn "áp suất mạnh mẽ hướng xuống dưới" cũng quái gở nốt. Khi một quả bom nổ thì áp suất phải lan đều về mọi hướng, làm sao lại có chuyện chỉ hướng xuống dưới. Món "khoảng chân không (vacuum)" cũng vậy, đốt khí này thì tạo ra sản phẩm là khí khác chứ làm sao ra chân không được. Quyển này vớ vẩn rồi, không dùng làm nguồn được. Tmct 13:21, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đoạn liên quan đến CBU cắt ra ngoài.[sửa mã nguồn]

Mười giờ sáng ngày 16 tháng 4/1975, Không Quân VNCH gọi về Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 báo cáo về rừng người, chiến xa, đại pháo Cộng sản đang tập trung trong xã Dầu Giây để chuẩn bị tiến về Saigon. Mười một giờ cùng ngày, 2 chiếc vận tải cơ C-130 được lệnh mang 2 quả bom khổng lồ, xuất phát từ phi đạo 39 tại phi trường Tân Sơn Nhất, thả xuống vùng tập trung quân của quân Cộng sản. Sau khi bom nổ, đại quân của họ đã rối loạn trong 3 ngày liền[1]và họ tuyên bố rằng Mỹ đã vi phạm Hiệp định Paris và cho B-52 trở lại chiến trường Việt Nam. Việc thả 2 trái bom cũng đã được phía Cộng sản xác nhận[2].Còn hãng tin AP trong bản tin ngày 23-4 thì thông báo rằng quân Cộng sản chết và bị thương cả ngàn người sau khi thả bom.[3]

Tôi cắt đoạn này ra, lí do:

  1. ngày 16/4. còn 5 ngày nữa mới đánh xong Xuân Lộc mà đã "chuẩn bị tiến về Sài Gòn" là vô lí. Chiến thuật "đánh vòng ngoài" mới được thực hiện từ ngày 15, chưa được 1 ngày sao đã vội tiến về Sài Gòn? (đây chắc cũng nguồn Hồ Đinh)
  2. Nhiều tài liệu Mỹ nói quả CBU ném vào ngày 21, tài liệu của VNCH không thống nhất, riêng nguồn Hồ Đinh (nguồn cho ngày 16) thì là là tác phẩm văn học không dùng được. Nguồn không dùng được nên khoản "rối loạn 3 ngày" cũng không đáng lấy, ngoài nguồn văn học Hồ Đinh, chưa thấy nguồn nào nói đến,
  3. đoạn này lẫn lộn giữa bom BLU và CBU. CBU chỉ có 1 quả (không phải 2 quả), còn BLU có thể có 2 nhưng không phải loại bom đã gây phản đối mạnh của VNDCCH và trên thế giới (xem tài liệu của Alan Dawson).
  4. "cộng sản xác nhận": thừa. đã phản đối ầm ĩ (nghĩa là đã xác nhận) rồi thì còn nói đến chuyện xác nhận là thừa
  5. "chết và bị thương cả ngàn người": đề nghị ai ghi đoạn này bổ sung thông tin loại bom nào gây chuyện đó, để còn đưa đoạn này vào đúng chỗ, vì ở đây có 2 loại bom BLU-73 và CBU-55.

Tmct 14:44, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Khi có người đưa ra thảo luận với từng ấy lí do thì cần phải thuyết phục trước khi đưa trở lại. Đề nghị Yonai tôn trọng điều đó [3].
Ngoài ra, lập lờ theo kiểu "có tài liệu cho rằng" không phải cách viết của wiki. Tmct 14:56, ngày 22 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nguồn của Hồ Đinh là tường thuật, ko phải tiểu thuyết. Do bị ăn bom nên kế hoạch tiến về SG bị chậm lại... Sách của Hàn Thế Dũng cũng xác nhận Đê-xi Cút-tơ,đây là nguồn của phe Cộng sản (NXB Công An Nhân Dân) Nếi có tranh cãi thì nên ghi ra hết, ai thích tin thế nào thì tin...Ko lẽ bạn nghĩ các nguồn của bạn đáng tin cậy, tôi cho ngược lại thì sao? Bạn thừa biết các sách do VN phát hành hiện nay đều có xu hướng thiên lệch về phe Cộng sản mà

  1. "chết và bị thương cả ngàn người" trong sách chỉ ghi nhiêu đây do bom 7500 kg (tức Đê-xi Cút-tơ) gây ra, ko thấy ghi bom ngạt
  2. "cộng sản xác nhận" là tài liệu của Hàn Thế DũngYonai 06:16, ngày 23 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời
  • Nếu Hồ Đinh là tường thuật thì sách này xuất bản tại Nhà xuất bản nào? Hồ Đinh là ai? Chỉ huy sư đoàn/quân đoàn hay sĩ quan cỡ trung đội? cao ở mức nào để biết tình hình? (lời kể của một anh binh nhì và lời kể của tư lệnh mặt trận không như nhau). Giáo sư hay nhà nghiên cứu ở một trường/viện đại học nào? Quyển của Hồ Đinh đã được trường đại học/viện nghiên cứu nào dùng làm tài liệu? Có so được với mức độ uy tín của quyển "Vietnam" của Spencer hay Decent interval của Snepp (nằm trong nhiều danh sách sách tham khảo của các trường đại học Mỹ) không? Chắc chắn là không. Đấy là lí do tại sao.
  • Ngoài ra, nguồn Hồ Đinh đã có nhiều thông tin mâu thuẫn dẫn đến việc cần nghi ngờ tất cả các thông tin còn lại (đã nói nhiều ở các mục trên rồi). Và do đó, đây không phải nguồn đáng tin cậy.
  • "cộng sản xác nhận" là tài liệu của Hàn Thế Dũng. Thế thì sao? Khi đã viết "chính quyền HN phản đối 2 ngày" thì đã hơn cả xác nhận rồi. Đã nói "tôi đã no ự rồi" và vẫn nói thêm "tôi ăn cơm rồi" thì là kiểu gì?
  • "Do bị ăn bom nên kế hoạch tiến về SG bị chậm lại..." không có một tài liệu của Mỹ nói cái gì tương tự, tại sao lại phải nghe một nguồn uy tín thấp và nhiều mâu thuẫn như Hồ Đinh?
  • bom 7500 kg (tức Đê-xi Cút-tơ) gây ra. Nghĩa là râu ông nọ cắm cằm bà kia. VNDCCH phản đối là phản đối CBU, vì nó giống vũ khí hóa học, phản đối Mỹ dùng vũ khí hóa học. Một nguồn Hồ Đinh lấy râu CBU cắm cằm BLU như vậy thì lại càng cho thấy không thể dùng được!!!!
  • "Nếi có tranh cãi thì nên ghi ra hết" Đúng, nhưng tôi không chấp nhận nguồn uy tín thấp đối với các bài về chiến tranh Việt Nam. Không thiếu tài liệu Mỹ (cho những ai không tin tài liệu VN), do các tác giả uy tín viết, để dùng làm nguồn.

Tmct 07:34, ngày 23 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tmct 07:41, ngày 23 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nếu vậy thì nguồn của Hàn Thế Dũng ko đáng tin? Ra nhà sách Phan Đăng Lưu mà coi ấy. Người Mỹ có tham chiến đấu, họ nghe kể lại đó chứ

Nếu tôi theo càm tính nói nguồn của bạn ko đáng tin rồi tự xóa thì sao? Nếu là Quân GP chơi bom diệt nhiều lính VNCH hẳn bạn ko xóa!

Dẫn chứng 1 đống còn đòi gì nữa??? Phản đối theo bạn khác, theo tài liệu của tôi là phản đối do họ nghĩ Mỹ dùng Daisy Cutter kìa. cái này do Mỹ mới cho VNCH 2 quả lúc VNCH sắp thuaYonai 11:25, ngày 23 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thứ nhất, tôi không bàn đến uy tín nguồn Hàn Thế Dũng. Tôi chỉ nói thông tin đó thừa.
Thứ hai, đề nghị thảo luận tập trung. Yonai không hề phản bác được một luận điểm nào về việc "ưu in nguồn uy tín", "nguồn Hồ Đinh cắm râu CBU vào cằm BLU"... mà tôi liệt kê ở trên.
Đó không phải là tranh luận mà là cù nhầy. Tmct 13:10, ngày 23 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

đoạn mà Yonai nhất định đưa vào[sửa mã nguồn]

Tuy nhiên theo các tài liệu khác thì mười giờ sáng ngày 16 tháng 4/1975, Không Quân VNCH gọi về Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 báo cáo về rừng người, chiến xa, đại pháo Cộng sản đang tập trung trong xã Dầu Giây để chuẩn bị tiến về Saigon. Mười một giờ cùng ngày, 2 chiếc vận tải cơ C-130 được lệnh mang 2 quả bom khổng lồ, xuất phát từ phi đạo 39 tại phi trường Tân Sơn Nhất, thả xuống vùng tập trung quân của quân Cộng sản. Sau khi bom nổ, đại quân của họ đã rối loạn trong 3 ngày liền[10]và họ tuyên bố rằng Mỹ đã vi phạm Hiệp định Paris và cho B-52 trở lại chiến trường Việt Nam. Việc thả 2 trái bom cũng đã được phía Cộng sản xác nhận[11].Còn hãng tin AP trong bản tin ngày 23-4 thì thông báo rằng quân Cộng sản chết và bị thương cả ngàn người sau khi thả bom.[12]. Ngoài ra không thấy có tài liệu nào nói về việc thả bom CBU cả.

Đoạn mới này còn tệ hại hơn nữa, còn dám khẳng định câu xanh rờn mà tôi đánh đậm ở trên, bất kể bao nhiêu tài liệu của Mỹ và Việt mà tôi đã dẫn, kể cả en:CBU. Thật không thể chấp nhận được. Tmct 13:16, ngày 23 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đề nghị các thành viên khác tham gia ý kiến, tôi không muốn là người duy nhất nói chuyện bằng lý với một người nhất định loanh quanh không thực sự tranh luận, liên tục hồi sửa để đưa đoạn đang tranh cãi vào bài. Tạm thời, để tránh chiến tranh hồi sửa, tôi đã tạm đánh dấu đoạn "râu CBU cắm cằm BLU" nói trên bằng thẻ "accuracy" để cảnh báo độc giả. Tmct 13:26, ngày 23 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Việc viết bài về các đề tài nhạy cảm luôn cần các nguồn dẫn chứng có uy tín cao, do vậy đề nghị Yonai đưa các nguồn dẫn có uy tín cao hơn là của Hồ Đinh - một nguồn mà độ tin cậy rất thấp do sự mâu thuẫn của các số liệu mà người này đưa ra. Ngoài ra, tài liệu khác là tài liệu nào? (cần chú thích rõ tại đó). Vương Ngân Hà 14:05, ngày 23 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Yonai có thể xem lại các nguồn dẫn (chú thích); tài liệu tham khảo và nội dung của bài viết trước khi mà Yonai viết thêm vào không? Nguồn chọn lọc, nội dung khá trung lập khi mà sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và không né tránh sự thật. Yonai có thể đọc thêm một số bài viết của Hồ Đinh về chiến tranh và hậu chiến mà xem, lời văn của HĐ đầy hận thù, ân oán...thậm chí bôi nhọ nhau để đạt một mục đích riêng của HĐ thì phải. Ví dụ, HĐ viết: "Mỹ và Bắc Việt đã lén lút đi đêm với nhau tại Paris, để tìm cách đổi chác trên thân xác của VNCH. Nhưng kẻ cắp gặp bà già..." có đoạn ông ta dùng đến cả cụm từ "cục phân người" để chỉ những người cộng sản?![4] Vậy với cách nhìn nhận như thế, với cách viết về lịch sử như thế liệu ông ta viết có trung lập hay không? Tôi nghĩ rằng, những gì Yonai viết thêm, cho dù đó là sự thật cũng không lấy đó làm nguồn dẫn vì lời văn rất phản cảm. Và nếu đó là sự thật, tôi nghĩ không chỉ HĐ biết, cho nên hoặc dùng nguồn dẫn khác, hoặc bỏ đoạn đó khỏi bài.Lưu Ly 15:02, ngày 23 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xin bổ sung thêm để mọi người dễ theo dõi là: ngay sau khi xóa đoạn trên, tôi đã thay bằng đoạn sau để nói cho rõ cái gì là CBU, cái gì là BLU, cùng một đống chú thích.
Tại Xuân Lộc, Không lực Việt Nam Cộng hòa đã sử dụng bom chùm CBU-55 750-pound và bom BLU-82 "Daisy Cutter" 15000-pound. Với vai trò nỗ lực cuối cùng nhằm ngăn chặn bước tiến quân của đối phương, ngày 21 tháng 4[6], với sự trợ giúp của kỹ thuật viên DAO (Mỹ), một máy bay C-130 của KLVNCH đã thả một quả "bom cháy" CBU-55, loại vũ khí phi hạt nhân tàn bạo nhất trong kho vũ khí của Mỹ [7], xuống khu vực ngã ba Dầu Dây. Nó đã đốt ôxy trong một vùng rộng 2 mẫu Anh và giết chết hơn 250 người lính QĐNDVN.[8]. Đài Hà Nội đã phản đối trong hai ngày liền, cáo buộc Mỹ vi phạm hiệp định ngừng bắn và quay trở lại miền Nam. Đây là lần đầu tiên và cuối cùng loại vũ khí này được sử dụng trong chiến tranh[9].
Tmct 15:19, ngày 23 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đối với một đề tài nhạy cảm thì tính khoa học và nguồn dẫn chứng đáng tin cậy là quan trọng nhất, chứ không phải là luận điểm hay xu thế chính trị nào. Đó mới là bản chất của tính "trung lập". Do đó, theo nhiều thành viên ở trên, nguồn dẫn như vậy chưa đủ tin cậy, nó sặc mùi đả kích cực đoan, các nguồn dẫn mà tác giả đưa ra ở cuối bài cũng rất chung chung. Yonai cần tìm thông tin từ nguồn dẫn chứng đáng tin cậy khác trước khi lùi lại sửa đổi của Tmct. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 01:49, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nguồn của Hàn hế Dũng trong cuốn "Đằng sau cuộc chiến" của NXB Công An NHân Dân trang 309-310 chắc chưa đủ? Trong đó ko có nói gì về những thứ mà tcmt đã nói. Nếu có thật thì hẳn là họ đã lu loa lên để tuyên truyền rồi.Yonai 09:18, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời
(Các bạn nếu muốn xem có thể qua Nhà sách Phan Đăng Lưu chỗ Ngã tư Phú Nhuận TpHCM, lầu 2 mà xem, bên đó còn mấy cuốn đó)

Hồi ký của Võ Nguyên Giáp (xem trích đoạn ở trên), của Hoàng Cầm, Từ điển bách khoa Quân sự Việt Nam 1996 có nói đến CBU, Bảo tàng tội ác chiến tranh trong Sài Gòn có bày cả CBU và BLU (đến mà xem) Yonai còn muốn gì nữa? Kiểu thảo luận chạy quanh như trên mới thực sự là lu loa. Tmct 09:23, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nguồn thông tin từ cuốn sách của NXB Công An Nhân Dân, nếu phù hợp với nội dung bài, có thể dùng làm dẫn chứng được. Casablanca1911 09:27, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi chưa hề bảo nó không có uy tín, tôi chỉ bảo rằng cái thông tin mà nó làm nguồn chỉ là một mẩu ("có thừa nhận vụ ném bom") không phải cho cả đoạn. Nếu muốn dùng nguồn ngày để dẫn cho "sự tồn tại của vụ ném bom" thì ok. Có điều, cần chỉ rõ vụ này là vụ nào, CBU hay BLU, để đặt cho đúng chỗ, bên cạnh vô số nguồn khác của Việtnam và Mỹ (đã có trong bài). Tmct 09:32, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đề nghị mọi người để ý cho rõ: trong suốt quá trình "thảo luận", Yonai không hề động đến các lý do quan trọng nhất mà vì nó tôi đòi xóa đoạn trên, mà Yonai chỉ bám vào một mẩu thông tin ít thông tin nhất ("sự thừa nhận vụ ném bom") của nguồn VN để tạo cảm giác đang tranh luận cho cả đoạn. Tmct 09:47, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tranh cãi mãi, sao không hòa giải với nhau, nhẹ tiếng 1 chút. Tôi sẽ cố sửa cho 2 bên vui vậy, nên giữ hòa khí, đừng cãi nữa nhéPanzerschreck 03:46, ngày 25 tháng 8 năm 2007 (UTC) "vũ khí phi hạt nhân tàn bạo nhất trong kho vũ khí của Mỹ", cái này không chắc lắm(hóa học còn ác hơn) với lại không có tiêu chuẩn nào mà mang tính cảm xúc, nhận định cá nhân, theo tôi nên cắt raPanzerschreck 03:51, ngày 25 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Sửa vậy cũng tạm ổn, tôi không có ý kiến nữaYonai 04:33, ngày 25 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xin lỗi, vẫn chưa có nguồn uy tín cho các thông tin "16-4", "rối loạn 3 ngày", không nói rõ bom ném xuống là bom gì, không thể bỏ tiêu bản "accuracy". Những phần Panzer...xóa đi hoặc đề nghị xóa đi đều có dẫn chứng, không thể xóa. Tôi đã hồi lại. Tmct 13:16, ngày 25 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Wikipedia gìơ xạo quá hết tin nổi . Trong thành phần tham chiến : có Mỹ ( cờ Mỹ ) thằng viết bài chắc dốt đặt nên mới nói có mỹ tham chiến . Mỹ đã rút hết theo hiệp định Paris 1973 và kg can thiệp vào nội bộ miền nam vn nửa nhé . Tham chiến có cả quân Bắc Việt nhưng kg có nói nhé chỉ nói chính phủ cộng hòa miền nam vn thôi ( cờ nửa xanh nửa đỉ sao vàng ) Vohoaingoc (thảo luận) 04:41, ngày 19 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Từ 1973 không có mỹ tham chiến nha Vohoaingoc (thảo luận) 04:43, ngày 19 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Vohoaingoc: Với những bài viết về Chiến tranh Việt Nam thì tôi nghĩ bạn không nên tin gì vào Wikipedia cả, vì các biên tập viên của chính Wikipedia chắc cũng không thể tin nổi. --minhhuy (thảo luận) 04:49, ngày 19 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Lại một câu xanh rờn bất chấp các nguồn dẫn chứng[sửa mã nguồn]

Trong phiên bản mới, Panzer/Yonai lại viết thêm câu sau mà không hề có dẫn chứng:

Còn phía Việt Nam Cộpng Hòa thì bác bỏ thông tin họ sử dụng CBU-55

Xin mời xem dẫn chứng có sẵn trong bài: nguồn tướng Lâm Quang Thi Và đầy trên mạng biệt động quân, Trần Quang Khôi, lại cả Hồ Đinh!!!!

VNCH nào bác bỏ thông tin về CBU-55? Wiki không phải sọt rác để bạ gì viết đó như vậy! Tmct 13:31, ngày 25 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hạn xóa bỏ hẳn[sửa mã nguồn]

Việc mọi người tham gia giải thích về chất lượng nguồn dẫn chứng bấy lâu đã là quá đủ.

Đến ngày 1-9, tôi sẽ xóa hẳn khỏi bài các thông tin không có nguồn dẫn chứng uy tín được liệt kê ở trên. Các hành động cố tình phục hồi các thông tin trên mà không đưa được nguồn có uy tín kèm theo sẽ bị coi là phá hoại và bài sẽ bị khóa nếu tiếp tục bị phá hoại.

Riêng mẩu thông tin của Hàn Thế Dũng sẽ được tạm cho là có nguồn uy tín, nếu ai đó chép hẳn cả phần nói về vụ ném bom trong cuốn đó vào đây để mọi người có thể đọc xem nó nói về quả bom nào và có mâu thuẫn gì hay không. Tmct 15:00, ngày 25 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chờ đủ lâu rồi. Tôi xóa. Tmct 17:58, ngày 5 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

When the situation in the area was temporarily stablised, the South Vietnamese air force began resupplying the ground forces. On April 12, 93 tons of artillery ammunition was flown in by CH-47 Chinook helicopters, and another 100 tons arrived the following day. While resupplying efforts were underway, flights of A-1 Skyraiders were called in to provide close-air-support as South Vietnamese C-130s blasted North Vietnamese formations using Daisy Cutter bombs. Trên en.wiki

Vậy là Daisy Cutter, không thấy có CBU nào cả

en.wiki không phải nguồn dẫn chứng. Còn nếu bạn đọc được tiếng Anh thì xin mời đọc en:CBU-55 xem họ tả vụ CBU tại Xuân Lộc như thế nào. Tmct 10:02, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chú thích nguồn[sửa mã nguồn]

Yonai thêm câu sau vào giữa đoạn nói về quả bom CBU-55:

Tuy nhiên LHQ không có quy định nào không cho sử dụng loại bom này trong chiến tranh và Liên Xô cũng từng sử dụng những loại bom tương tự để sát hại hàng loạt dân thường Afghanistan trong chiến tranh Xô viết tại Afghanistan<ref>Báo Thanh niên-Số ngày 16-9-2007</ref>

Tôi tạm để ra đây vì nguồn dẫn chứng như trên không kiểm chứng được. Không biết bài nào ai viết. Tôi tìm không thấy bài nào trong số báo ngày 16-9 nói về quả CBU-55. Đề nghị Yonai cung cấp rõ nguồn chú thích và trích dẫn chính xác đoạn nói về CBU-55 trong bài báo được dẫn. Tmct 18:37, ngày 17 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Không biết có phải Yonai định dùng bài này (http://www1.thanhnien.com.vn/Thegioi/Tulieu/2007/9/16/208925.tno Ngày 15-9 “Bom cha” - vũ khí hủy diệt mới của Nga)? Bài này có nói đến LHQ, Liên Xô, Afgan... nhưng không nhắc đến CBU-55. Cũng không nói rõ loại bom đã dùng trong chiến tranh Việt Nam mà bài nói đến là loại bom nào, thậm chí không nhắc đến cả Xuân Lộc. Bài này không có liên quan gì để dùng làm nguồn cho thông tin về CBU-55. Tmct 18:44, ngày 17 tháng 9 năm 2007 (UTC) Thế là sao nhỉ? Bài 30-4-1975 thì nói quân VNCH cầm cờ búa liềm để hàng,còn ở đây lại ghi là tịch thu của quân GP.Cần làm rõ chi tiết này125.235.52.20 (thảo luận) 09:16, ngày 27 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Lực lượng tham chiến[sửa mã nguồn]

Về phía QĐNDVN, trong bài ghi là 1 trung đoàn tăng thiết giáp, nhưng thực tế chỉ có 1 tiểu đoàn thiếu (tiểu đoàn 21, đoàn 26) với 12 xe T54 tham gia tấn công. Nguồn: "Một số trận đánh của bộ đội tăng thiết giáp Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc", NXB QĐND, 1998 Truong Son (thảo luận) 04:56, ngày 21 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đề nghị xóa bài vì người viết không đứng trên lập trường trung lập mà bài viết nghiên về ca ngợi Cộng sản bắc Việt[sửa mã nguồn]

Cuộc chiến của hai phe Cộng sản Bắc Việt(nhận sự trợ giúp của Liên Xô và Trung Quốc) và Việt nam Cộng hòa (nhận sự trợ giúp của Mỹ và đồng minh). Từ "Quân Đội Nhân Dân' chỉ xuất hiện sau ngày Cộng sản bắc Việt chiếm được niềm Nam. Nên tôi thay "Quân đội nhân dân" thành "Cộng sản bắc Việt" để bài viết mang tính khách quan cho người đọc 71.98.41.96 (thảo luận) 18:23, ngày 8 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tên "Quân đội Nhân dân Việt Nam" đã có từ năm 1950 rồi. Còn gọi là mang tính khách quan thì những sửa đổi của thành viên IP tôi nghĩ không khách quan tí nào khi sử dụng những từ Bộ chính trị Cộng sản Bắc Việt, quân đội Cộng sản Bắc Việt, Bắc Việt chiếm miền Nam (trong khi đúng phải là Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam, thống nhất đất nước). Chúng ta đã không sử dụng cụm từ Chính quyền Nguỵ-Sài Gòn mà sử dụng Việt Nam Cộng Hoà thì tôi thấy không có lí do gì mà phải sửa tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành Cộng sản Bắc Việt cả.--Prof MK (thảo luận) 00:16, ngày 9 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ 1 nơi đã thật sự khách quan thì họ không thể có những kiểu sửa đổi buồn cười quá trớn như VNDCCH - CS Bắc Việt cả! Và tôi cũng thấy tức cười khi IP hoàn toàn phiến diện mà IP bảo người ta ko trung lập! WP mà trung lập theo kiểu của IP tôi nghĩ chắc trang web này ai cũng phải pótay.com với nó!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 01:11, ngày 9 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Không thể vì nội dung bạn yêu cầu mang tính cực đoan, miệt thị và chỉ phù hợp đối với một bộ phận thiểu số ở hải ngoại hơn là khách quan so với số đông. – Mikhail Antonov (thảo luận) 07:55, ngày 17 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Chú thích[sửa mã nguồn]

  1. ^ Trận chiến Xuân Lộc-Hồ Đinh
  2. ^ Đằng sau cuộc chiến-Hàn Thế Dũng. NXB Công an Nhân dân, tr 309-310
  3. ^ Cuộc chiến thần tốc-Lê Anh Tr 124

Chiến dịch[sửa mã nguồn]

Tài liệu của Việt Nam nhắc đến cuộc chiến ở Xuân Lộc là một chiến dịch. Vậy tôi sẽ đổi tên bài thành Chiến dịch Xuân Lộc nếu mọi người không có ý kiến gì. Ngân Sơn 15:55, ngày 14 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Phiên bản tiếng Anh ?[sửa mã nguồn]

Một trận đánh lớn ác liệt như vậy mà ko có bản wiki tiếng Anh ? Mờ ám quá.

Tài khoản 180.150.112.220 vừa cố tình phá bài viết ở phần Kết quả[sửa mã nguồn]

Chưa rõ đây là ai, nhưng vừa rồi tài khoản này vừa sửa đổi với nội dung khiếm nhã, không phù hợp với 1 trang Wikipedia. Nội dung bị sửa đổi như sau:

Thất bại Xuân Lộc của [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] đã không đánh sập "Cánh cửa thép" cuối cùng để tiến vào Sài Gòn. Xuân Lộc chính là yết hầu của Sài Gòn, chính Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ là Đại tướng [[Frederick C. Weyand]] đã trực tiếp lên Xuân Lộc thị sát và nhấn mạnh với các tướng VNCH: ''"Phải giữ cho được Xuân Lộc, mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn"''. Xuân Lộc thất thủ làm rung chuyển bộ máy chính phủ [[Việt Nam Cộng hòa]]. Ngay tối ngày Xuân Lộc thất thủ, tổng thống [[Việt Nam Cộng hòa]] Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức và hai ngày sau đó thì bí mật lên máy bay chạy khỏi Sài Gòn. (Dù là thất bại nhưng phía cộng sản bắc Việt đội lốt dưới chiêu bài quân giải phóng vẫn luôn tuyê truyền láo khoét như mọi khi là họ chiến thắng!) --> Đoạn bị thêm. – Mikhail Antonov (thảo luận) 07:47, ngày 17 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời