Thảo luận:Triệu Châu Tùng Thẩm

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Phật giáo
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Phật giáo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Phật giáo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Đề nghị các vị Thiền sư nên được ghi vào cat. Thiền tông, cũng nên có sub-cat. Thiền sư luôn. THX --Baodo 00:00, ngày 07 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

Tôi không thấy tên viết bằng Anh ngữ của mấy thầy thiền sư. Có một vài sách Anh ngữ về thiền họ ghi tên, một số nhận ra một số không. Sẽ rất hữu ích nếu Baodo hay bất cứ ai biết tên Anh ngữ mà bổ xung.

Thí dụ Triệu châu thì sách của Timothy Freke (ông này có thể chịu ảnh hưởng của Suzuki và Alan Watt) viết là Chao-chou (tôi đoán nhưng chắc chỉ có MỘT người sai)! Làng Đậu 14:29, ngày 07 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

Tên tiếng Anh của các Cao tăng, Thiền sư[sửa mã nguồn]

Ha ha ha, cái anh Làng Đậu này, cây muốn lặng mà gió chẳng muốn dừng... Câu hỏi nguyên tắc được đề ra: Thế nào là cách đọc tiếng Anh (Đức, Pháp...) cho các vị Thiền sư Trung Quốc, Nhật, Việt, Hàn? Nếu lấy người soạn/dịch Anh ngữ làm chuẩn để bàn thì như sau: Họ dùng ba cách ghi tiếng Anh tên người Hoa, Nhật

  1. Phiên âm theo Wade-Giles
  2. Phiên âm theo bính âm của Trung Hoa lục địa hiện nay
  3. Phiên âm theo cách đọc của người Nhật.

Ví dụ 趙州從諗

  1. Phiên âm Hán-Việt: Triệu Châu Tòng Thẩm
  2. Phiên âm theo Wade-Giles: Chao-chou Ts'ung-shen
  3. Phiên âm theo bính âm của Trung Hoa lục địa hiện nay: Zhàozhōu Cóngshěn (có dấu thanh!)
  4. Phiên âm theo cách đọc của người Nhật: Jōshū Jūshin

Chuẩn bính âm Bắc Kinh có lẽ thông dụng nhất và sẽ là chuẩn chung quốc tế, nhưng các nhà nghiên cứu Tây phương vẫn dùng loạn lên. Nếu người viết là nhà Nhật Bản học họ dùng tên Jōshū Jūshin, nhà Hán học dùng Zhàozhōu Cóngshěn. Và như thế, tên tiếng Anh cũng đổi theo. Vấn đề: Ghi cách nào?

Đang dùng: Bính âm và âm Nhật cho Thiền sư Trung Quốc, Nhật Bản. Không dùng âm này cho Thiền sư Việt Nam. Nhưng như vậy thì tôi đã có hết, ghi tiếng Anh chi nữa? Đề nghị ra sao? --Baodo 14:58, ngày 07 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

Bởì vì thí dụ kiếm tài liệu Anh ngữ về Triệu Châu nêú dùng chữ: "Chao-chou Ts'ung-shen" thì tìm ra rất nhiều trong Anh ngữ (dùng Google) nhưng nếu dùng kiểu Hoa lục Zhàozhōu Cóngshěn thì... không tìm được tài liệu nào hết. Và do đó, đứng trên cương vị của người đi tìm tài liệu Phật học Anh ngữ tôi mới đưa ý kiến. Nhiã là theo tôi nên đưa thêm tiêu chuẩn Wade-Giles vào để giúp cho nhiều người tìm ra "tông tích của ông Triệu Châu" không thôi chỉ có một mình Baodo tìm ra... may lắm tôi mới tìm ra và "nắm đuôi Baodo". Ha ha ha gió có muốn thổi bay Baodo đi đâu tui đi theo đó cho chắc ăn!

Gió đưa trăng, trăng tà đưa gió.<BR>
Trăng lặn rồi gió biết đưa ai ....

Làng Đậu 15:08, ngày 07 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

Theo ý tôi, luật không nên quá khắt khe. Nếu thấy cần (tùy theo trường hợp) vẫn có thể viết thêm Wade-Giles và chú thích trong ngoặc. Điều này có nghĩa là chúng ta phải có thêm lối viết tắt cho "Wade-Giles"!!! Do đó tôi nghĩ là không nên chú thích các tiếng khác nhiều quá. Một bài với nhiều mở và đóng ngoặc khó đọc lắm. Mekong Bluesman 15:13, ngày 07 tháng 9 năm 2 005 (UTC)
Cả một bài chỉ dẩn có 1 ngoặc đơn hơi dài tí nhưng nó bảo đảm tui, Anh, Baodo, .... bất kì ai muốn kiếm tài liệu thêm để ngắm thì vẩn ngắm được. Dĩ nhiên tôi đồn ý là chỉ thêm vào trường hợp nào thấy cần như là mấy cái danh từ quan trợng và qúa phổ biến với cách viết Giles còn những danh tự lạ hoắc thì cứ theo cáhc bình thường! thí dụ cụ thể là trường hợp này, nếu không có Chao-Chou thì có "thầy tui dùng google kiếm cùng hổng ra"! Làng Đậu 15:19, ngày 07 tháng 9 năm 2 005 (UTC)
OK, vậy cho tên dưới dạng Wade-Giles. Không cần chú giải riêng, (zh. zhàozhōu cóngshěn/chao-chou ts'ung-shen 趙州從諗). Phần trong ngoặc cho những người đi sâu, không muốn lướt qua cũng được. Tôi sẽ cho vào khoảng 30 vị Thiền sư Trung Hoa. Đến các vị Thiền sư Nhật thì chỉ dùng âm Nhật. Anh Làng Đậu này vẽ chuyện ra nhiều quá ;-) --Baodo 16:38, ngày 07 tháng 9 năm 2 005 (UTC)