Thảo luận Thành viên:Kimminhmichael

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hoan nghênh[sửa mã nguồn]

Chào Kimminhmichael, và hoan nghênh bạn đã tham gia vào Wikipedia tiếng Việt! Rất cảm ơn những đóng góp của bạn! Dưới đây là một số liên kết có thể có ích cho bạn:

Welcome to the Vietnamese Wikipedia, and thank you for registering! If you do not speak Vietnamese, feel free to use our guestbook for non-Vietnamese speakers.

Bạn nên tham khảo, và xem qua một số bài đã có để biết cách tạo một mục từ hợp lệ. Dù viết bài mới hay đóng góp vào những bài đã có, rất mong bạn lưu ý về Thái độ trung lậpQuyền tác giả. Đừng chép nguyên văn bài bên ngoài khi viết bài mới cũng như không truyền hình ảnh thiếu nguồn gốc và bản quyền lên Wikipedia. Cũng xin vui lòng không đăng nội dung thông tin quảng cáo, những liên kết ngoài có tính chất mua bán, thương mại tại đây. Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã (~~~~). Trong quá trình sử dụng, nếu bạn cần thêm trợ giúp, mời vào bàn giúp đỡ.

Mời bạn tự giới thiệu về bản thân trên trang thành viên của mình tại Thành viên:Kimminhmichael. Trang này dành cho thông tin và tiện ích cá nhân trong quá trình làm việc với Wikipedia.

Đặc biệt: Để thử sửa đổi, định dạng... mời bạn vào Wikipedia:Chỗ thử, đừng thử vào bài có sẵn. Nếu không có sẵn bộ gõ tiếng Việt (Unikey hoặc Vietkey...) bạn dùng chức năng gõ tiếng Việt ở cột bên trái màn hình.

Mong bạn đóng góp nhiều vào dự án. Cảm ơn bạn! Tuanminh01 (thảo luận) 10:44, ngày 10 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Bổ sung bài viết[sửa mã nguồn]

Bạn có thể viết thêm, không nên xóa sạch thông tin những người khác đã viết trước đó. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 06:15, ngày 12 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn, mình xóa vì nguồn yếuKimminhmichael (thảo luận) 06:20, ngày 12 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Bạn cần bổ sung cái nhìn của bạn thêm vào bài, chẳng hạn "theo HCM thì là abc <ref báo Tiền phong>, theo Lê Duẩn thì là xyz<ref báo Dân trí>". Bài khi đó sẽ rõ ràng hơn. Để hiểu biết cách viết wikipedia với các bài chính trị-chiến tranh, bạn tham khảo các bài gây tranh cãi lớn như Hồ Chí Minh hay Chiến tranh Việt Nam nhé. Những bài trên cứ 1 ý Bắc VN lại 1 ý Nam VN, khi đó bài sẽ khách quan và công bằng. Tuanminh01 (thảo luận) 06:27, ngày 12 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Mình cảm ơn nhưng bài bạn lùi lại định nghĩa sai nên các nội dung sau đó đều sai nên mình mới phải xóa đi viết lại. Thông tin trong bài nên để trong bài con ông cháu cha thì hơnKimminhmichael (thảo luận) 06:45, ngày 12 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Bạn có thể viết thêm, không nên xóa sạch thông tin những người khác đã viết trước đó. Nếu bạn xóa công sức của người khác đã đóng góp, tôi sẽ phải lùi lại. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 06:56, ngày 12 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Bạn nên xem bài con ông cháu cha, tôi chuyển thông tin sang đó. Điều này cũng giống việc chuyển thông tin từ bài Sự kiện 30 tháng 04 năm 1975 và bài ngày thống nhấtKimminhmichael (thảo luận) 06:59, ngày 12 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Cần thảo luận trước khi có các thay đổi lớn như bạn đã làm và chờ cộng đồng có ý kiến đã. Wikipedia dựa trên đồng thuận của mọi người bạn nhé. Nếu bạn làm việc một mình, tôi sẽ khóa bạn lại để bạn dành thời gian đọc hiểu cách làm việc ở đây. Thân. Tuanminh01 (thảo luận) 07:01, ngày 12 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Có vẻ bạn đang xóa và chỉnh sửa Wikipedia theo ý kiến riêng của bạn? Tony0616

Lý luận bạn Kimminhmichael xóa bài vì nguồn yếu là không tin được, vì chính bạn đưa lên những bài từ nguồn loại này, như từ Spunik tiếng Việt toàn có mục đích tuyên truyền. DanGong (thảo luận) 19:30, ngày 12 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

May 2016[sửa mã nguồn]

Hoan nghênh tham gia Wikipedia. Có lẽ bạn không cố ý trong việc xóa nội dung bài viết ở Wikipedia. Khi xóa nội dung bạn vui lòng để lại lý do trong mục tóm lược sửa đổi và thảo luận về các sửa đổi nếu nó có thể gây tranh cãi tại trang thảo luận của bài viết. Nếu việc lùi sửa vừa rồi là do vô tình thì không sao cả, nội dung đó đã được lùi sửa, bạn có thể xem thêm trong phần lịch sử trang. Vui lòng tham khảo trang chào mừng để tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho bách khoa toàn thư mở này, và nếu bạn muốn thử nghiệm vui lòng viết vào chỗ thử. Cảm ơn bạn. Tuanminh01 (thảo luận) 06:57, ngày 12 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Cấm 48h[sửa mã nguồn]

Bạn đã bị cấm sửa đổi tạm thời vì Xóa nội dung trang. Khi thời hạn cấm đã hết, hoan nghênh bạn tiếp tục thực hiện sửa đổi có ích. Nếu bạn tin rằng lần cấm này là không công bằng, bạn có thể chống lại quyết định cấm bằng cách thêm đoạn {{bỏ cấm|lý do=Lý do của bạn ở đây ~~~~}}, nhưng trước tiên bạn nên đọc hướng dẫn chống lại việc cấm.

Tuanminh01 (thảo luận) 07:02, ngày 12 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Mời bạn tham khảo Wikipedia:Giải quyết mâu thuẫnWikipedia:Đồng thuận. Đây là hai quy định chính thức của wikipedia về quy trình sửa đổi và quy trình giải quyết các mâu thuẫn ở đây. Thay vì lùi sửa bạn hãy nêu ý kiến của mình ở trang thảo luận của bài viết đã, chờ 2-3 ngày xem có ý kiến gì không thì hãy sửa đổi lớn như bạn đã làm. Và bạn nên bổ sung ý kiến của mình vào bài cho bài viết phong phú hơn thay vì xóa sạch bài viết và viết lại theo ý bạn. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 07:07, ngày 12 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Chiến tranh Kosovo[sửa mã nguồn]

Đoạn bạn thêm vào đã bị xóa, vì không thấy có trong nguồn. Cần sự thảo luận của bạn. DanGong (thảo luận) 18:57, ngày 12 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Đây là lần cảnh báo cuối cùng đối với các sửa đổi phá hoại của bạn. Nếu bạn phá hoại Wikipedia một lần nữa, bạn sẽ bị cấm sửa đổi mà không cần báo trước.


Cảnh báo lần cuối về việc sao chép trên Internet chép vào Wikipedia.  A l p h a m a  Talk 16:15, ngày 14 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

 A l p h a m a  Talk 04:00, ngày 15 tháng 5 năm 2016 (UTC)Mình đã tóm lược lại, hay bạn thích mình ghi tất cả chỗ này raTrả lời

Một số suy nghĩ về tác động của cuộc khủng hoảng Nam tư đối với tình hình thế giới và quan hệ quốc tế: Cuộc tấn công của Mỹ và NATO vào Nam Tư còn đang tiếp diễn. Khi một cuộc chiến tranh bùng nổ, leo thang, có rất nhiều yếu tố bất ngờ, thậm chí ngoài logic thông thường có thể nảy sinh, do vậy ở thời điểm hiện nay, khó có thể đưa ra nhận xét toàn diện về tác động của cuộc chiến tranh đối với tình hình thế giới và quan hệ quốc tế. Với bài báo này, chúng tôi chỉ xin đưa ra một số suy nghĩ ban đầu về ảnh hưởng của cuộc chiến tranh đối với hai vấn đề : xu thế phát triển chung của thế giới; cục diện thế giới nhìn từ góc độ đánh giá thế và lực của Mỹ trong quan hệ với một số nước lớn khác. Cuộc chiến tranh ở Nam Tư đi ngược lại và làm phương hại nghiêm trọng đến xu thế phát triển hoà bình trên thế giới. Thứ nhất, với cuộc chiến tranh này, Mỹ và NATO đã thách thức các nước lớn khác bằng việc vượt qua những thoả thuận về cân bằng lực lượng đã hình thành từ chiến tranh thế giới thứ hai (quyền vê tô ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và vai trò của tổ chức này đối với việc giải quyết các cuộc xung đột trên thế giới), vượt qua thoả thuận về vai trò và phạm vi hoạt động của NATO ở châu Âu hình thành khi nước Đức tái thống nhất. Một khi các phương thức ổn định cân bằng lực lượng giữa các nước lớn không còn tác dụng nữa thì thế giới không thể không lo ngại về khả năng xuất hiện những đe doạ hành động quyết liệt hơn của nưóc lớn này hay nước lớn khác. Thứ hai, Mỹ và NATO đã tạo ra một tiền lệ nguy hiểm là dùng tổ chức quân sự này tuỳ ý can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền. Thực ra trước đây Mỹ cũng đã nhiều lần vi phạm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, xâm lược các nước khác. Song can thiệp như trong trường hợp Nam Tư lần này là một điển hình của chính sách dùng vũ lực và "cá lớn nuốt cá bé". Chính sách này khiến cho các nước trên thế giới mà nhất là các nước nhỏ lo ngại và có thể đẩy tới hai chiều hướng : các nước nhỏ tìm đến liên minh với các nước lớn và tạo ra các khối, các khu vực ảnh hưởng khác nhau (vừa qua Nam Tư cũng đã chính thức đề nghị gia nhập liên minh với Nga và Belorusia); và xu hướng "bài phương Tây" chủ yếu là bài Mỹ, thậm chí thông qua các tổ chức và bằng các hình thức cực đoan như khủng bố, có thể tăng lên. Thứ ba, cuộc chiến tranh ở Nam Tư và việc thử nghiệm vũ khí và các phương tiện, phương thức chiến tranh hiện đại, cùng với các kế hoạch quân sự mới của Mỹ (như kế hoạch nghiên cứu triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa chiến thuật mới -TMD )có khả năng khiến nhiều nước khác nghĩ đến việc tăng cường sức mạnh quân sự của mình. Từ đây có thể thấy chưa thể loại trừ hoàn toàn việc chạy đua vũ trang, mặc dầu phát triển kinh tế là ưu tiên hàng đầu của mọi dân tộc. Thực tế trên thế giới dường như phương châm vừa phát triển kinh tế mạnh vừa mua sắm vũ khí hiện đại vẫn còn chi phối chính sách của một số nước, và nhìn chung việc cân đối giữa mục tiêu phát triển kinh tế và các mục tiêu bảo vệ quốc phòng vẫn là xu hướng theo đuổi của hầu hết các nước. Cuộc chiến tranh ở Nam Tư hiện nay đang làm tổn hại đến xu hướng phát triển hoà bình trên thế giới, tuy nhiên cũng chưa thể nói được rằng xu thế này giờ đây đã bị đảo ngược. Có nhiều lý do để phản bác điều đó, ví dụ như mức độ phụ thuộc lẫn nhau rất lớn của nền kinh tế thế giới, như mức độ huỷ diệt của vũ khí hạt nhân...đặc biệt là sự tồn tại của nhiều nhân tố, lực lượng cản trở sự bá quyền của Mỹ mà chúng ta sẽ xem xét thêm trong phần phân tích tác động của cuộc chiến tranh tới cục diện thế giới sau đây. Cuộc chiến tranh Nam tư làm cho xu hướng đa cực hoá lại tăng lên để đối phó với vai trò siêu cường duy nhất của Mỹ. Thực tế sức mạnh của Mỹ đúng là hiện đang vượt trội lên so với các nước lớn khác về kinh tế cũng như về quân sự. Mỹ có khả năng thao túng trên khá nhiều vấn đề quốc tế, nhất là ở các khu vực chiến lược trọng yếu của Mỹ như châu Âu và Trung Cận Đông. Nam tư là một bằng chứng cho thấy, nếu nơi nào hội tụ những điều kiện tương tự, Mỹ cũng không ngại ngần can thiệp bằng quân sự. Việc NATO vừa mới chính thức thông qua chiến lược mới chuyển tính chất từ phòng thủ sang tấn công, mở rộng khu vực hoạt động ra ngoài phạm vi các nước thành viên và khẳng định tiếp tục mở rộng sang phía Đông càng củng cố thêm ưu thế của Mỹ trong việc nắm vai trò chủ đạo trong khu vực châu Âu. Tuy nhiên, cũng chính những điều kiện hội tụ khiến Mỹ và NATO đánh Nam Tư, diễn biến của cuộc chiến tranh cũng như các mối quan hệ xung quanh nó (giữa Mỹ và đồng minh của mình, giữa Mỹ và các nước lớn khác như Nga) lại làm bộc lộ những giới hạn về thế và lực của Mỹ, cho thấy không phải Mỹ muốn làm bất cứ điều gì cũng được và thế giới cũng không phải đơn cực như Mỹ muốn. Trước hết, về khả năng làm "sen đầm" thao túng tình hình thế giới ở mọi nơi của Mỹ, cái cớ để Mỹ can thiệp không thiếu gì : có thể là để "bảo vệ nhân quyền", chống thanh trừng sắc tộc như ở Nam Tư, Kosovo; có thể nhằm chống ma tuý như ở Pa-na-ma; là để bảo vệ Mỹ kiều như ở Hai-i-ti; hay chống xâm lược, độc tài như ở Irắc...Tuy nhiên dù có mạnh về kinh tế đến đâu Mỹ cũng không thể rải quân ra toàn cầu được, và sự hỗ trợ, chia sẻ trách nhiệm với đồng minh vẫn là điều Mỹ cần. Thực tế cho đến nay, những địa điểm Mỹ đơn độc can thiệp quân sự đều thuộc khu vực trọng yếu nhất trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. ở các nơi khác, Mỹ đều cần có sự ủng hộ của đồng minh hoặc cùng các nước khác hành động với sự uỷ quyền của Liên Hợp Quốc. ở Nam Tư đồng minh Tây Au dễ dàng đồng ý can thiệp cùng Mỹ vì đây là vùng sườn phía Nam của họ, thậm chí nằm lọt trong khu vực giữa bốn nước thành viên của NATO : Italia, Hy lạp, Thổ Nhĩ kỳ, Hung-ga-ri. Nhưng ngay trong khi can thiệp như vậy các nước Tây Âu đã lo xa mà tuyên bố với Mỹ rằng Nam Tư không phải là tiền lệ để NATO áp dụng trong mọi trường hợp, trên phạm vi toàn thế giới. Dưới sức ép của các nước Tây Âu, trong cuộc họp cấp cao NATO mới đây Mỹ đã phải nhượng bộ rằng mặc dù phạm vi hoạt động của tổ chức này được mở rộng, song không có nghĩa là bao phủ toàn thế giới mà chỉ giới hạn trong khu vực Châu Âu-Đại Tây Dương. Hơn thế nữa, các nước Tây Âu mà đứng đầu là Pháp cũng đã buộc được Mỹ thông qua tuyên bố coi trọng quyền lực và vai trò hàng đầu của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hoà bình thế giới. Cam kết trên tuy không có sức mạnh thực tế buộc Mỹ từ bỏ được các ý đồ can thiệp của mình, nhưng cũng là một lời cảnh báo rộng, nếu lặp lại những gì đã làm như ở Nam Tư Mỹ sẽ có thể vấp phải thái độ cứng rắn hơn của dư luận cộng đồng quốc tế, thậm chí của cả đồng minh. Và từ nay, việc can thiệp quân sự của NATO ở khu vực châu Âu cũng sẽ được xem xét trong từng trường hợp cụ thể, chứ không phải cứ tự động theo tiền lệ Nam Tư như Mỹ muốn. Cuộc chiến tranh ở Nam Tư cũng chỉ ra một điều rằng ngay ở châu Âu, với NATO hùng mạnh mà Mỹ và phương Tây cũng không dễ gì khuất phục được đối phương, thì ở các nơi khác trên thế giới, với những liên minh quân sự yếu hơn, can thiệp sẽ còn mạo hiểm hơn. Cuộc chiến tranh Nam Tư một mặt cho thấy vai trò bảo trợ của Mỹ còn hết sức quan trọng đối với các đồng minh Tây Âu trong các vấn đề an ninh ở lục địa này, và liên minh giữa hai bên về lâu dài sẽ còn là một nhân tố chính trong bàn cờ chính trị ở châu Âu và trên thế giới. Nhưng mặt khác, cuộc chiến tranh này cũng làm bộc lộ rõ những mâu thuẫn giữa hai bên và thúc đẩy thêm ý thức độc lập hơn của Tây Âu. Cuộc chiến tranh lúc ban đầu diễn ra có vẻ như trong sự nhất trí cao độ giữa Mỹ và Tây Âu, song càng vể sau càng có nhiều bất đồng nảy sinh. Ngoài Hy Lạp là nước thành viên NATO ngay từ đầu đã phản đối cuộc tấn công của tổ chức này vào Nam Tư, hiện nay Italia, đất nước trong cuộc chiến này đang là căn cứ chủ yếu xuất phát của lực lượng NATO cũng đã bày tỏ mong muốn các hành động quân sự nhanh chóng chấm dứt để đi vào giải quyết bằng đàm phán. Các nước Tây Âu, Mỹ cũng có những lập trường khác nhau trong nhiều vấn đề liên quan đến chiến tranh, như vấn đề tính chất đội quân sẽ vào Kosovo, người tị nạn, vấn đề vai trò Liên Hiệp Quốc và Nga....Dường như cuộc chiến càng kéo dài, lòng tin vào sức mạnh quân sự của Mỹ ở các nước đồng minh càng suy giảm, và việc coi giải pháp quân sự do một mình NATO tiến hành là giải pháp duy nhất đúng ngày càng bị xem xét lại.Đề nghị mà Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, mà đứng đằng sau là các nước Liên minh châu Âu, mới đây đưa ra để chấm dứt cuộc không kích ở Nam Tư đã coi trọng hơn vai trò của Nga và Liên Hiệp Quốc trong một giải pháp cho vấn đề Kosovo và đã thay điều kiện sự có mặt của quân đội NATO ở nơi này bằng sự có mặt của một "đội quân quốc tế". Những ý kiến này cũng được Tây Âu khẳng định lại ngay trong hội nghị cấp cao của NATO vừa qua và Mỹ cũng đã phải nhượng bộ. Cũng chính trong hội nghị này, Tây Âu cũng lợi dụng triệt để việc Mỹ cần sự ủng hộ của đồng minh trong cuộc chiến tranh Nam Tư và các vấn đề an ninh nói chung để đòi lại Mỹ phải công nhận vai trò của một tổ chức quân sự chỉ mang tính chất châu Âu, nằm trong NATO, nhưng có những quyền hạn hoạt động độc lập nhất định với NATO - một cố gắng của Tây Âu nhằm thoát dần ảnh hưởng của Mỹ về lâu dài. Đối với quan hệ Mỹ-Nga, cuộc chiến tranh Nam Tư là một cái mốc quan trọng đánh dấu một giai doạn phát triển mới, không còn thuận buồm xuôi gió giữa hai bên. Quyết định dùng NATO tấn công Nam Tư, Mỹ và đồng minh đã lợi dụng thời điểm Nga đang khó khăn về mọi mặt để "qua mặt Nga". Hành động bỏ qua Liên Hiệp Quốc vào lúc ban đầu cuộc chiến là sự thách thức trực tiếp đối với Nga. Tuy nhiên, nếu so sánh sự kiện này với việc Mỹ đã từng trung lập được thái độ của các nước lớn khác trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong cuộc chiến tranh vùng vịnh, thì đây lại là một bước thụt lùi về thế của Mỹ : Mỹ "phớt lờ" được Liên Hiệp Quốc chứ không thao túng được tổ chức này. Giai đoạn mà Mỹ ở một chừng mực nào đó khống chế được nước Nga phải chăng đã qua rồi. Trên thực tế ngay trong khi quyết định đánh Nam Tư, Mỹ đã lo phản ứng của Nga. Sự mềm dẻo của Mỹ với Nga trong vấn đề các khoản vay IMF của nước này cũng là nhằm xoa dịu phần nào thái độ của Nga. Hơn thế nữa, hiện nay khi mà cuộc không kích của NATO chưa thấy mang lại một kết quả nhanh chóng rõ rệt như Mỹ và đồng minh mong muốn, Mỹ và Tây Âu đang có xu hướng chấp nhận một vai trò nhất định của Nga trong giải pháp cho Nam Tư và Kosovo. Dù sao đi chăng nữa cuộc khủng hoảng Kosovo lần này cũng cho thấy rõ một điều rằng quan hệ Mỹ-Nga đã qua thời kỳ êm ả . Mặc dù cho đến giờ trên lời nói Nga phản đối rất mạnh mẽ cuộc tấn công của NATO, nhưng trong hành động vẫn rất kìm chế. Điều này cũng là hợp lý trong tình hình kinh tế xã hội Nga còn rât khó khăn, và cũng là một sự kìm chế có lợi cho hoà bình quốc tế. Tuy vậy, những phản ứng của Nga như việc đưa tàu quân sự vào quan sát ở vùng biển Adriatic, những tuyên bố mạnh mẽ của các nguyên thủ và chính khách nước này, sự xiết lại mối quan hệ giữa Nga và Belorusia, việc chú ý tăng cường quan hệ với Trung Quốc, Â'n độ cũng thể hiện rõ ràng quyết tâm củng cố lại vai trò và vị thế của Nga ở châu Âu và trên thế giới, không để Mỹ tha hồ chi phối tình hình quốc tế. Những phản ứng vừa qua của Nga tuy chưa đến mức gây đối đầu trực tiếp với Mỹ và Tây Âu, chưa thể gây ra chiến tranh lạnh mới, nhưng là một lời cảnh cáo mạnh mẽ đối với các ý đồ định tiến sâu hơn nữa vào vùng Nga cho là khu vực an ninh ảnh hưởng trực tiếp của Nga. Đây cũng chính là một trở ngại không dễ gì vượt qua đối với việc thực hiện vai trò "sen đầm" của NATO và Mỹ. Việc Mỹ và NATO tấn công Nam Tư cũng đã gây ra phản ứng gay gắt của Trung Quốc. Tuy Thủ tướng Chu Dung Cơ vẫn đi Mỹ, nhưng cuộc khủng hoảng này sẽ làm cho Trung Quốc trong lúc cải thiện quan hệ với Mỹ sẽ đề cao cảnh giác hơn thái độ của Mỹ đối với Trung Quốc xung quanh các vấn đề bất đồng giữa hai nước, nhất là vấn đề Đài Loan. Cho đến giờ, không ai đoán chắc được kết cục của cuộc "khủng hoảng Kosovo". Không loại trừ khả năng quân NATO đổ bộ vào Kosovo, mặc dù có nhiều biểu hiện cho thấy kế hoạch này gặp nhiều trở ngại to lớn , những điều mà chắc chắn Mỹ và Tây Âu phải cân nhắc. Tuy nhiên có thể thấy cái giá phải trả cho một cuộc can thiệp như vậy là rất lớn, đặc biệt là về chính trị, đó là chưa nói đến tổn thất về người và tiền của của Mỹ và NATO; Cái giá phải trả cho một nền độc lập thông qua "cưỡng chế" cũng là vô cùng đắt và kết quả cũng rất bấp bênh - đây là bài học thực tế rút ra từ sau hiệp đinh Đây-tơn (1995) ở Bôx-nia Héc-xê-gô-vi-na... Hơn nữa, người ta cũng đang chứng kiến một cuộc vận động ngoại giao ráo riết mà trong đó dường như các nưóc lớn đã có cố gắng hợp tác hơn để tìm giải pháp hoà bình. Đó là con đường mà mọi dân tộc đều mong muốn kể cả nhân dân Mỹ và NATO.[1]

Đừng nói trong nguồn không có nữaKimminhmichael (thảo luận) 02:24, ngày 15 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tôi cũng cảnh báo lại anh việc sao chép nội dung từ Internet là không thèm biên tập. Xin nói thêm vấn đề vi phạm bản quyền là do tôi khởi xướng xóa nhanh tại Wikipedia và tôi sẽ bảo vệ đến cùng hành vi sao chép, vi phạm đấy được cộng đồng thông qua để thay đổi 1 cái thói quen sao chép, ăn cắp của người khác.  A l p h a m a  Talk 03:31, ngày 15 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Xin nhắc lại tôi không care bạn viết cái gì theo lề nào nhưng bạn vi phạm bản quyền, dùng nguồn yếu là tôi có mặt.  A l p h a m a  Talk 03:44, ngày 15 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Vi phạm bản quyền lần 3[sửa mã nguồn]


 A l p h a m a  Talk 04:01, ngày 15 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Bạn cũng nên xem quy định trích dẫn của wikiKimminhmichael (thảo luận) 04:15, ngày 15 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Bạn bị cấm 1 tuần vì hành vi phá hoại bài viết. Liên tục copy y nguyên các nội dung từ trang web ngoài vào bài viết, VPBQ dù đã được cảnh báo nhiều lần[sửa mã nguồn]

Biểu tượng dừng với đồng hồ
Bạn đã bị cấm sửa đổi tạm thời vì lạm dụng quyền sửa đổi. Khi thời hạn cấm đã hết, hoan nghênh bạn tiếp tục thực hiện đóng góp có ích.
Nếu bạn tin rằng lệnh cấm này là không công bằng, bạn có thể xem qua hướng dẫn chống lại quyết định cấm, rồi sau đó thêm văn bản sau vào cuối trang thảo luận của mình: {{bỏ cấm|lý do=Ghi lí do của bạn vào chỗ này ~~~~}}.

Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 05:05, ngày 15 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời