Thảo luận Thành viên:Ti2008/Lưu 5

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Trungda trong đề tài Grand Vizier

Lưu Trữ[sửa mã nguồn]

The Magnificent[sửa mã nguồn]

Các tự điển Anh Việt (như http://www.vndic.org/ chẳng hạn) thường dịch "Magnificent" là "tráng lệ, nguy nga, lộng lẫy, v.v..." nhưng tôi nhớ là chưa được thấy dịch là Uy Vũ. Tôi cũng chưa được đọc tài liệu tả về cái uy của Ismail Pasha, hoặc tài vũ dũng của ông ta (những điều tôi biết được về ông ta cũng khá sơ sài thôi). Chỉ thấy nói ông ta sống xa hoa lộng lẫy, và đi xâm lăng Ethiopia nhưng mấy lần bị đánh bại, nên tôi thiển nghĩ chữ Lộng Lẫy hợp với ông ta hơn là chữ Uy Vũ. MohamedSaheed (thảo luận) 20:22, ngày 2 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đồng ý với lý luận Uy vũ của bác Ti về ý bóng bẩy có thể áp dụng khi dịch. Tuy nhiên, nếu có thể đem lại cho người đọc cái nhìn chính xác hơn thì càng tốt hơn. Great tiếng Anh chỉ có nghĩa là vĩ đại, là tuyệt, nhưng trong đó không mang nghĩa vua chúa. Đem dùng cho một ông vua có lãnh thổ lớn, dịch Đại đế rất hợp. Nhưng đem dùng cho một ông vua có lãnh thổ nhỏ, chẳng hạn như Alfred the Great, đáng quý mến, đáng gọi là The Great vì bảo vệ lãnh thổ, văn hóa, lo cho dân thì tôi thấy Alfred Vĩ đại phù hợp hơn là Alfred Đại đế. Đối với đầu chế Pompey cũng thế, Pompey Vĩ đại ít gợi tranh cãi hơn là Pompey Đại đế.MohamedSaheed (thảo luận) 14:45, ngày 8 tháng 8 năm 2009 (UTC).Trả lời
Mình không đồng ý, tham khảo http://tratu.vn/ mình thấy từ Magnificent thuộc mỹ từ ca tụng, nếu nói về cảnh/đồ vật mới dùng từ lộng lẫy; từ này giống nghĩa cao quý hơn.

Parthia và Nhà Arsacid[sửa mã nguồn]

Tôi đã khởi sự viết góp sức cho bài Nhà Arsacid, nhưng chưa bắt đầu với Parthia... MohamedSaheed (thảo luận) 20:41, ngày 2 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Các vua Ba Tư[sửa mã nguồn]

Hoan nghênh bác Ti đã dày công dựng lên tiêu bản Vua Ba Tư. Tôi không biết có nên đem vào các triều đại "hạng nhì" như trong sách của Stokvis đã liệt kê hay không, vì có thể làm tiêu bản tăng lên gấp mấy lần thì người đọc thấy ngán quá, sẽ rút lui:). Có lẽ các triều đại "hạng nhì" nên đưa vào vài tiêu bản phụ khác. Hiện tôi thấy Media không có thiếu sót, các nhà khác thì cần thời gian nhiều hơn, xin hẹn hôm khác. MohamedSaheed (thảo luận) 20:41, ngày 2 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đã thêm các vua của nhà Ghaznavid. Nhà Arsacid thì có nhiều thuyết khác nhau, tôi đang tìm hiểu kỹ hơn để tránh một số mâu thuẫn.MohamedSaheed (thảo luận) 15:11, ngày 16 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Màu[sửa mã nguồn]

Cái màu vàng tươi chói mắt quá, bạn đừng dùng màu đó. Người trước (tiền nhiệm) nên cho đen (của thế giới bên kia:D) còn người sau kế nhiệm nên cho màu xanh da trời (của thế hệ trẻ đi sau:D).--Trungda (thảo luận) 12:02, ngày 6 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đã nhìn trong loạt bài hoàng đế và thấy hợp lý. Cái màu bạn dùng cho các ông tiền nhiệm, tôi nghĩ nên dùng làm màu miếu hiệu các ông được truy tôn sau khi chết mà đương thời không làm đế, kiểu như Tào Tháo, Tư Mã Ý, Lê Tân, Trần Thừa, các chúa Nguyễn...--Trungda (thảo luận) 15:57, ngày 6 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đại[sửa mã nguồn]

Điều kiện cần: Nếu những người này là... vua.--Trungda (thảo luận) 02:54, ngày 11 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chứ ký[sửa mã nguồn]

Sửa lại chữ ký đo bạn ơi. Có cái tên, liên kết để người ta biết đó là ai và thảo luận cùng chứ.--123.17.191.90 (thảo luận) 10:41, ngày 12 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Màu đỏ giờ nom gớm quá. Thay màu green đi. Mà phải có dấu cách, chứ ai lại để chữ ký liền tù tì với các thứ khác thế.--203.160.1.56 (thảo luận) 02:48, ngày 23 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re: Đế Chí[sửa mã nguồn]

Thông tin về ông này ít thật, nhưng sử liệu không ghi gì hơn. Loại nhân vật này như một số vua Tam đại Hạ - Thương - Chu, chỉ xác định được thân thế, quan hệ với ông trước, ông sau rồi thông tin cạn không biết thêm gì nữa và không có triển vọng phát triển được. Từng đời Hùng Vương nếu cố viết cũng sẽ trong tình trạng như vậy; hoặc nhân vật hoàng gia như Nguyễn Phúc Luân cũng thế.--Trungda (thảo luận) 18:08, ngày 12 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đại đế[sửa mã nguồn]

Herod "the Great" được ban cho danh hiệu này hình như vì ông ta hơn được các ông Herod khác trong triều đại gia đình ông ta. Tra tự điển thấy great cũng được dịch là "lớn", tôi cũng muốn đề nghị gọi ông ta là "Herod Lớn".

Tôi đã đọc qua trang thảo luận Alfred Đại đế. Có lẽ cho nhiều trường hợp, (Alfred, Herod, v.v...) điều cần hơn là tìm và trình bày trong bài lý do tại sao nhân vật này lại được chữ Đại đế - tự phong hay do ai truy phong, dâng tặng - khi cái lý lẽ thông thường để được gọi là The Great không mấy hiển nhiên.MohamedSaheed (thảo luận) 15:00, ngày 16 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ala ad-Din Muhammad chắc sớm muộn cũng được người Âu Mỹ gọi là The Great. Hình như đã có người Iran hay người thích Iran gọi như vậy rồi.MohamedSaheed (thảo luận) 15:58, ngày 16 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Trường hợp Pompey rút bớt chữ Đại đế cũng là điều hợp lý.MohamedSaheed (thảo luận) 15:58, ngày 16 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Cám ơn Ti đã giới thiệu bài en:List of people known as The Great. Có những người không thấy để chữ The Great cũng được có mặt như vua Chandragupta II, trong khi đó giỏi hơn ông ấy là Samudragupta thì lại chưa thấy. Dường như những tiêu chuẩn chọn lựa của bài này không được rõ ràng lắm. Triều đại Rama của Thái Lan gần như có mặt đầy đủ. Có lẽ bài này phải được tăng thêm nhiều để giữ được công bình.MohamedSaheed (thảo luận) 16:54, ngày 16 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi mới thêm Samudragupta và vua Quang Trung vào bài en:List of people known as The Great.MohamedSaheed (thảo luận) 20:06, ngày 16 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Bài en:List of people known as The Great có lẽ đang mất giá trị vì thấy người ta đưa vào những nhân vật như một nhà analyst. Để vài tháng sau xem lại coi có khá hơn không? MohamedSaheed (thảo luận) 21:30, ngày 29 tháng 8 năm 2009 (UTC).Trả lời

Làm wen[sửa mã nguồn]

Ti ơi, mình rất muốn được nàm quen với em,:D, 123.22.62.7 (thảo luận) 14:10, ngày 25 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thì muốn được làm wen với Ti, được không em, 123.22.62.7 (thảo luận) 14:31, ngày 25 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Triều đại[sửa mã nguồn]

Như tôi hiểu thì đó là cách phiên theo bản tiếng Anh. Tôi không thông thuộc về các triều đại này nên chưa rõ bạn theo căn cứ nào để dự định đổi sang tên mới?--Trungda (thảo luận) 08:36, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Các dạng hiện đang dùng là tính từ theo kiểu Anh mà trong tiếng Việt thì không có sự thay đổi cách viết khi chuyển từ danh từ sang tính từ cho nên đúng ra phải dùng tính từ ở dạng tên giữ nguyên của những người lập ra (hay được coi là sáng lập ra) triều đại đó. Meotrangden (thảo luận) 12:09, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi đang muốn đề nghị với bác một số thay đổi về tên triều đại và tên nhân vật lịch sử theo cách gọi của ngôn ngữ địa phương. Wiki VN đã khởi sự theo đường lối này với các tên Alexandros Đại đế, Pyotr Đại đế, Napoléon, v.v... Tôi đã có dịp tham khảo ý kiến môt người Ba Tư rành sử Iran và một người Ả Rập về cách đọc theo tiếng của họ một vài tên triều đại. Nếu có dịp sẽ bàn ở mỗi trang liên quan. MohamedSaheed (thảo luận) 21:23, ngày 29 tháng 8 năm 2009 (UTC).Trả lời
Mới xem lại bài Lịch sử Iran thì thấy bác cũng đã sửa đổi theo chiều hướng này. Tôi rất vui. Tuy nhiên tôi có vài ý kiến: 1) Babylonia là tên xứ, xứ này có thủ đô là thành phố Babylon. Nếu tìm được một chữ khác không phải là Babylon để thay cho Babylonia thì tốt hơn nữa.

2) Achaemenes là tiếng Hy Lạp. Nên thay luôn bằng Akhamanish hay Hakhamanish theo tiếng Ba Tư. 3) Seleucus là tiếng La Tinh. Nên thay bằng Seleukos là tiếng Hy Lạp. MohamedSaheed (thảo luận) 22:11, ngày 29 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hy Lạp hay La tinh[sửa mã nguồn]

Câu trả lời của tôi là phụ thuộc vào tên gọi nào là quen thuộc hơn, do đó bạn nên cân nhắc kỹ cho từng trường hợp. Meotrangden (thảo luận) 00:03, ngày 29 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi không nói là sử dụng tên tiếng Anh mà là tên nào quen thuộc hơn trong các ngôn ngữ kia. Bạn có muốn viết tên mình theo kiểu tiếng Anh không? Meotrangden (thảo luận) 04:14, ngày 29 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Sassanid và Safavid là tính từ kiểu của ngôn ngữ nào, có phải của tiếng Việt hay của ngôn ngữ gốc không. Bên tiếng Anh đặt tiêu đề theo kiểu Anh Ptolemy nhưng ở câu đầu tiên vẫn phải viết Claudius Ptolemaeus (Greek: Κλαύδιος Πτολεμαίος Klaúdios Ptolemaîos; 90 – 168), known in English as Ptolemy. Meotrangden (thảo luận) 08:10, ngày 29 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tiếp vĩ ngữ id gốc là của tiếng Hy Lạp, có nghĩa là con của hay con cháu của (xem Iliad hoặc Odyssey). Nhưng nó lại có nghĩa rộng hơn là bao gồm luôn người cha, người tổ vào chung với các con cháu thành ra tên triều đại. Nếu cách dùng nhà Sassan bị nhiều người coi là không thích hợp thì tôi đề nghị gọi Sassan Thị như chúng ta đã thấy Phục Hi Thị, Thần Nông Thị, hoặc nhà Sasanian theo tiếng Ba Tư.MohamedSaheed (thảo luận) 22:25, ngày 29 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Suleiman the Magnificent nhà Ottoman[sửa mã nguồn]

Tôi hơi nghiêng tí cho cụm từ Suleiman Huy hoàng. Tuy nhiên, vẫn đồng ý với ý kiến của bác về các ngoại hiệu đã nêu.MohamedSaheed (thảo luận) 21:46, ngày 29 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hugronaphor[sửa mã nguồn]

Nhìn bằng một góc cạnh khác, Hugronaphor cũng có hoàn cảnh như Giản Định Đế hay Trùng Quang Đế, đã khôi phục được một phần giang sơn cho dân tộc, nhưng cuối cùng thất bại. Nếu ông hoàn toàn là người Ai Cập, thì ông khác Trần Cảo hay Hồng Tú Toàn ở chỗ dân tộc ông, sau ông, không như Việt Nam và Trung Quốc, không còn một triều đại hay một chính phủ nào để "hương khói" cho ông. Lại có thuyết cho rằng ông là vua Nubia lên giành Ai Cập với nhà Ptolemaios, nếu vậy thì ông càng "vững ngôi" vua hơn nữa:). MohamedSaheed (thảo luận) 21:46, ngày 29 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mehmed II, Ptolemaic và vài chuyện linh tinh khác...[sửa mã nguồn]

Ti thấy có cái nguồn nào hay hay thì nhét tiếp vào bài về bác Mehmed, chứ mà để toàn nguồn của Thập Đại Tùng Thư thì ko ổn lắm. À mà sao trong mấy bài viết tự nhiên thấy xuất hiện Hoàng đế Ptolemaic và Đế quốc Ptolemaic vậy ? Thú thật, mình chưa từng biết quốc gia của dòng họ Ptolemy biến thành một đế quốc bao giờ. Nhiều tài liệu ở VN chỉ gọi đó là vương quốc Ptolemy, còn các vua thì gọi là Quốc vương hoặc quá lắm là gọi là Pharaông. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 04:17, ngày 30 tháng 8 năm 2009 (UTC) p/s: Ti đổi chữ ký hồi nào vậy ?Trả lời

Tôi đã tra lại và thấy cái vấn đề nó nằm ở đây: các nguồn tiếng Việt mà tôi biết, và ngay cả Thập đại Tùng thư (bạn chịu khó xem phần cuối của chương nói về Alexandros Đại đế) đề hô biến các loại Seleucid, Antigonid và Ptolemaic thành "vương quốc" hết, và theo cách viết của người Việt mình thì họ chả phải thêm các hậu tố "ic" hay "id" gì mà cứ viết thẳng "vương quốc Ptôlemy", "vương quốc Xêlêcút", hay "vương quốc Antigôn". Tóm lại là cả ba thế lực lớn nhất của Hy Lạp thời đều bị giáng chức thành Vương quốc cả. Trừ một số rất ít trường hợp hạn hữu người ta gọi Seleucid là đế quốc, thì mình chưa bao giờ thấy ba nước này được gọi là đế quốc, và việc tên gọi "hoàng đế Ptolemy" thì tôi càng chưa thấy bao giờ. Có một cái thú vị ở đây: trong sách Lịch sử thế giới cận đại của giáo sư Lương Ninh có đề cập đến một "đế quốc Ai Cập" thời Tân vương quốc và "đế quốc Ba Tư" thời Achemenid, nhưng các loại vua của hai nước ấy thì chưa bao giờ họi là Hoàng đế cả. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 04:47, ngày 30 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thư Dự án Mạn họa[sửa mã nguồn]

Thư mời tham gia dự án Mạn họa:
Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng Dự án Mạn họa của Wikipedia với một hệ thống hướng dẫn cụ thể và tổng quát đối với các loạt bài thuộc lĩnh vực Manga, Manhwa, Manhua,... Để tham gia cộng tác, bạn có thể sửa đổi chủ đề mình yêu thích, hoặc đến trang dự án đăng ký làm thành viên mới, hoặc góp ý đề xuất trực tiếp tại trang thảo luận.

--minhhuy*=trò chuyện-đóng góp 04:32, ngày 30 tháng 8 năm 2009 (UTC) Trả lời

Xin lỗi, giống như Thành viên:Ledinhthang, tôi lên đây là chỉ để viết lịch sử... thôi, chứ ko hề biết những cái dự án nào cả.--Hakhamanish (Thảo luận) 04:34, ngày 30 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Công nhận mình có thể yên tâm giao lại cái dự án này cho các bạn khác được gòi Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 04:39, ngày 30 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đổi tên trang[sửa mã nguồn]

Yêu cầu bạn Ti2008 không nên đổi tên lung tung những trang tôi lập ra.bạn phải hỏi ý kiến tôi đã chứ,phải biết tôn trọng người khác,đừng cho mình quyền làm gì thì làm.--ledinhthang (thảo luận) 03:12, ngày 31 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi thấy rằng để tên là c hay hơn là k,chúng ta nên dùng tên tiếng anh vì đây là ngôn ngữ thông dụng dễ hiểu,chứ nếu theo tên của các ngôn ngữ khác thì quá khó hiểu.Một phần vì tên này đẫ thông dụng trong các sách một phần.Và bạn nên biết rằng đừng tự cho mình là giỏi giang trong lĩnh vực lịch sử,và tôi cũng nói thẳng rằng đâu phải bất cứ những người viết hay sửa nhiều đã giỏi hơn những người chưa viết hoặc viết ít hơn đâu,tôi đã nghiên cứu về lịch sử nhiều hơn bất cứ gì bạn có thể nghĩ rằng tôi biết.--ledinhthang (thảo luận) 11:47, ngày 31 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi không ngạo mạn,tôi chỉ coi thường những kẻ cứ cho mình quyền làm gì thì làm thôi,bản thân tôi là con người không thích tranh cãi với người khác trừ khi người đó gây ra sự bực mình không thể chấp nhận được cho mình.tôi chỉ biết tiếng anh thôi đấy,nếu bạn biết các ngôn ngữ khác thì bạn cứ dịch.VÌ theo tôi nghĩ,tiếng anh là ngôn ngữ thông dụng thôi.--ledinhthang (thảo luận) 12:26, ngày 31 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mehmed II[sửa mã nguồn]

Tôi đã bổ sung phần Tài liệu tham khảo và Xem thêm. Đồng thời tôi cũng đã trưng dụng hết những gì mà tôi có thể lấy được trong Thập đại tùng thư. Xin để lại bài này cho bạn, hy vọng bạn có thể biến nó thành bài chọn lọc ^_^. Thú thật là cuốn Thập đại tùng thư của tôi bị in hỏng trang nên 90% số thông tin về các cuộc chinh phạt của Mehmed đều bị mất sạch. Thành thật xin lỗi nhé. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:31, ngày 31 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Còn về bài của Akbar thì tôi lại xin khất bạn thêm một thời gian, một là vì tôi khá bận trong tương lai gần đây, hai là "máy" của tôi đã hơi bị nóng sau một thời gian "xử lý" Mehmed II cùng với chỉnh trang các bài về Không quân Nhân dân Việt NamHải quân Nhân dân Việt Nam, cuối cùng, quan trọng nhất là tôi còn phải có trách nhiệm với Dự án do mình lập ra nữa. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:31, ngày 31 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nghĩ lại cũng thấy thú vị, chắc là Mehmed hả dạ lắm nếu biết Suleyman đã hoàn tất những gì mà ông chưa thực hiện được. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:33, ngày 31 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thấy ông nào cũng được viết nhiều như nhau, hơn kém nhau có mấy trang viết à ^^. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:41, ngày 31 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ặc, ghi "bọn BQV coi chừng các bác ấy giận mà ghép tội "công kích cá nhân" lúc đó thì oải lắm... Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:35, ngày 31 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

OK lah, mình hiểu rồi ^_^ Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:43, ngày 31 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Không ngờ thày Kayani lại nổi tiếng đến như vậy, cứ tưởng thày chỉ nổi đình nổi đám trong "khu vực" của Trungda và Kuang thơi chứ ? Nhưng tôi nghĩ chắc không phải Kayani đâu, vì lĩnh vực quan tâm của anh ledinhthang khác hoàn toàn so với lĩnh vực quan tâm của Kayani, và tôi cũng không thấy "phong cách" của Kayani trong các sửa đổi của anh ledinhthang. Còn china thì dân Việt Nam ít nhiều ai cũng có cái "ghét" trong đó. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:00, ngày 31 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Great và Magnificent[sửa mã nguồn]

Không biết hai quả này ở tiếng Anh có nghĩa khác nhau chỗ nào không, chứ mà Alexander the Great cũng là Đại đế và Suleyman the Magnificent cũng là Đại đế thì thấy hơi lăn tăn. Nếu cùng là Đại đế hết thì sao bên tiếng Anh dùng đến 2 từ cho mắc công nhỉ ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:41, ngày 31 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Gửi bạn Ti2008[sửa mã nguồn]

Bạn Ti2008 thân mến,tôi đã đọc những lời chân thành của bạn.Tôi cũng đồng ý thôi. Bạn biết đấy,tôi đã đọc rất nhiều sách lịch sử của việt nam nhưng tôi rất bức xúc với những sách của việt nam dịch và nguồn tư liệu rất hạn chế này.Còn tên Seleucos thì tôi thấy cả trong sách người Do thái với thế giới và tiền bạc mà tôi đã đọc qua.Bản thân tôi cũng chưa tin tưởng lắm vào sách việt nam vì có qua nhiều lỗi.Tôi cũng đã suy nghĩ và thấy rằng,chúng ta không nên tranh cãi quá nhiều mà nên dành nhiều thời gian cho việc mở rộng bài viết của chúng ta trong lĩnh vực lịch sử.Tôi đang có dự án về các hoàng đế La mã,mong bạn tận tình giúp đỡ tôi.Thân.--ledinhthang (thảo luận) 00:12, ngày 1 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Không rõ tình hình chung thế nào, nhưng 1 vài cuốn sách dịch như là Thập đại Tùng thư thì mắc khá nhiều lỗi chính tả. Ở đây thấy lạ 1 điều, sách nói về tiểu sử của Lomonosov, Galilê cũng có mấy hơi kỳ, như dùng các từ "ăn cơm", "bữa cơm", "dùng cơm" hoặc thậm chí gán cho Lomonosov ăn... bánh bao (!!) Mình ko tin là nước Nga thời ông Xốp và bán đảo Ý thời ông Ga lại có cơm và bánh bao. Không biết đây là lỗi của tác giả hay dịch giả ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 01:48, ngày 1 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhắc đến quả này mới nhớ, trong sách Lịch sử thế giới Cổ đại của ông Lương Ninh thì năm trị vì, năm mất của vài vị Pharaoh (ví dụ Ramses Đại đế hay Ankhênatôn) hơi kỳ, chênh lệch dến nửa thế kỷ so với các tài liệu Tây phương. Không rõ lý do tại sao mà hai nguồn ấy có sự khác biệt lớn như thế, ko biết có phải do sai số trong việc khảo cổ chăng ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 02:03, ngày 1 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trước đó mình đã đọc thảo luận của bạn với Saheed, nên mình hiểu ý bạn rồi. Mình cũng không định đổi hết thành tên gốc đâu, Ti2002 yên tâm, nhưng sau này thì mình sẽ cẩn thận hơn. May là việc đổi tên của mình ko gây sự bất đồng với bạn D: Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:13, ngày 1 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Không vấn đề gì. Nhưng mà còn cái Seleukid thì mình hơi lăn tăn. Vì theo mình thì do thói quen ở VN trong phần nhiều các trường hợp (về các trường hợp thuộc "phần ít" thì mình không biết), thì cái tên "đế chế Seleukos" có vẻ hợp hơn là "đế chế Seleukid". Ví dụ như ở VN mình gọi là "đế quốc Roma" chứ không gọi là "đế quốc Roman", mặc dù tiếng Anh ghi là "Roman Empire". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:47, ngày 1 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Về phần Kayani thì đúng quả là vô đối, "hữu xạ tự nhiên hương" ^_^ Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:47, ngày 1 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Eumenes xứ Cardia[sửa mã nguồn]

Mình gửi cái này cho Saheed, Ti và ledinhthang nữa, nhờ mọi người kiểm tra dùm. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:38, ngày 1 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tên bài[sửa mã nguồn]

Rất đồng ý với các ý kiến của Ti về: Darius I, Xerxes I, Alexandros, v.v... Chính mình cũng muốn nói ý đó, nhưng nhiều ý quá mà thời gian được ngồi máy không bao nhiêu.MohamedSaheed (thảo luận) 18:41, ngày 1 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhà Safaviyan[sửa mã nguồn]

Người bạn Ba Tư của tôi bảo là tiếng Ba Tư đọc là Safaviyan. Safaviya (hay Safawiyyah) là tên dòng tu Sufi tổ tiên của nhà này. Nhà này nói tiếng Azerbaijan lúc khởi nghiệp, dường như tiếng Azerbaijan gọi là Safaviyar, nhưng cần kiểm lại.MohamedSaheed (thảo luận) 18:41, ngày 1 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Campaspe và Dan Inosanto[sửa mã nguồn]

Thì mình có nói gì đâu. ^^ Sợ là mình ko biết gì để viết thổi D: Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:30, ngày 2 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mình rất sẵn lòng thôi.Dạo này cũng hơi bận chút nên khi nào rỗi mình sẽ đóng ghóp--ledinhthang (thảo luận) 06:07, ngày 3 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bài này hơi khó tin,tôi cũng chưa thấy sách lịch sử nào đề cập đến bà này cả trong tác phẩm của Plutach?.Cần thời gian để kiểm chứng xem đã Ti2008 à.--ledinhthang (thảo luận) 06:23, ngày 3 tháng 9 năm 2009 (UTC) uh,thế cũng được thôi,để tôi đi tìm mấy tác phẩm của Pliny xem có đúng là có nói về cô này không.?Trả lời

Hì,người tài giỏi đâu phải cái gì cũng giỏi cả đâu,Alexandros đánh bại được đế chế Ba tư nhưng cũng thất bại trong tình yêu đấy thôi.Tôi cũng vừa đọc qua Pliny.công nhận là khá khó khăn đây,chưa tìm được trang dẫn đến tác phẩm của ông.Tác phẩm của ông cũng nhiều phần lắm.--ledinhthang (thảo luận) 07:01, ngày 3 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Triết học khắc kỉ[sửa mã nguồn]

Bạn xem http://en.wikipedia.org/wiki/Stoicism. Tiếc là nó chưa có bài ở VN. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:21, ngày 2 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ptolemy I[sửa mã nguồn]

Ti2008 ơi,tôi tìm được trang này nói về Ptolemy nè,nhiều cái hay phết,nếu bạn chưa xem qua thì nên biết,giúp bổ sung cho bài Ptolemy,http://www.livius.org/ps-pz/ptolemies/ptolemy_i_soter.htm. --ledinhthang (thảo luận) 07:10, ngày 3 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi cũng có một quyển sách có các bài viết của Plutach,trong đó cũng có một bài về Pyrros,bài đó nhiều thông tin hơn.Tôi muốn đưa lên,bạn thấy thế nào.Vì đây là bài viết của Plutach.--ledinhthang (thảo luận) 10:28, ngày 3 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đợi tôi vài hôm được chứ,hiện tôi đang cho một người bạn mượn rồi.Tôi sẽ cố gắng nhanh nhất có thể.--ledinhthang (thảo luận) 10:47, ngày 3 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trang cãi[sửa mã nguồn]

Thì có xích mích gì đâu! Tôi chỉ có góp ý chút với bạnTitia Livia D:, vậy thôi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:43, ngày 3 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Triều Tiên Thế Tông[sửa mã nguồn]

Nhường sao mà nhường, tôi còn đang xử lý phiên âm Hán Việt cho bài nữa:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:20, ngày 10 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

xin lỗi không kịp xem qua phần "mưu đồ" mà bạn yêu cầu, nhưng thấy cách dịch của bạn rất tốt rồi. Cảm ơn Ti đã chăm chút cho Vương Thế tử Lý Tạo. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:04, ngày 11 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời
Chừng nào có rồi tính, ka ka. Nếu phải chọn lựa thì tôi không muốn đổi hướng đến Triều Tiên Thái Tông và muốn đưa vào blacklist vì gọi Đại đế là sai bản chất, nhưng nghĩ lại thấy mình hơi nặng tay, vì cái tên Sejong Đại đế không gây tội tình gì trên wiki. Tôi nghĩ cứ tạm để như thế, đừng làm gì cả. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:12, ngày 11 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chưa đến nỗi thông dụng đến mức chấp nhận, cái gì đúng ta cứ làm, cái gì sai bản chất thì không nên chấp nhận nó. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:23, ngày 11 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi có chỉnh sửa về những phần mà Ti dịch ở bài Triều Tiên Thế Tông [1]. Nhìn chung là Ti dịch còn hơi "máy" và đọc thấy hơi gượng, một số đoạn có văn phong "Tây" quá, chưa thật hợp lắm. Tôi nghĩ Ti nên cố dịch thoát ý hơn, đừng dịch sát quá kẻo thành ra dịch máy. Và Ti nên chú ý đọc toàn bài văn trước khi dịch và chịu khó dùng wikipedia tra thêm ý nghĩa, nội dung của các thuật ngữ "khó" trong bài văn, vì hiểu rõ ý nghĩa của nó sẽ giúp tìm được từ phù hợp để thay thế. Cái này nhiều khi hơi mất thì giờ nhưng đó là cách tôi hay làm, thấy khá hiệu quả. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:35, ngày 11 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi thấy bài Triều Tiên Thế Tông đoạn Chosŏn'gŭl có 2 ý lặp lại nên tôi bỏ 1 ý, ai đó lại đưa trở lại vào bài. Bạn xem lại thử Vietbook (thảo luận) 02:51, ngày 21 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bổ sung bài cho chủ đề đế quốc Ottoman[sửa mã nguồn]

Mời Ti2008 bổ sung cho bài Chiến dịch Gallipoli này nhé. Đây là một chiến thắng hiếm hoi và vĩ đại của đế quốc Ottoman trong WWI.--Prof MK (thảo luận) 13:36, ngày 11 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi cũng hi vọng sau khi hoàn thành một số bài bên Chiến tranh TBD sẽ cùng anh chỉnh sửa, viết mới các bài về đế quốc Ottoman trong WWI.--Prof MK (thảo luận) 13:42, ngày 11 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời
Xóa để đổi tên phải ko bạn. Eternal Dragon (thảo luận) 14:09, ngày 11 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời


Mas[sửa mã nguồn]

Kệ anh ta đi bạn ơi, đã xác định với nhau là "lơ" đi rồi mà. Thích tự sướng thì cứ để cho tự sướng:D Eternal Dragon (thảo luận) 16:40, ngày 29 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chuyển sang Messi, CR đi thôi bạn ơi!Stop với massi đi.--Lê Văn Vũ (thảo luận) 19:25, ngày 29 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re[sửa mã nguồn]

Đây là chuyện ko đánh tranh cãi, đề nghị về chịu khó đọc sách sẽ thấy đúng!.... Hoan nghênh Ti2008 đưa tên sách, số trang... vào mục chú thích để những người như tôi khỏi thắc mắc. Cám ơn. Lưu Ly (thảo luận) 01:35, ngày 30 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sa hoàng[sửa mã nguồn]

Nói chung mình dốt tiếng Nga, nhưng mình tin tưởng rằng chữ Czar này đúng là xuất phát từ chữ Xêda mà ra, đơn giản là vì ảnh hưởng của Bidantium và Chính giáo ở các dân tộc Xlavơ rất mạnh (ngoại trừ cái anh chàng Ba Lan lại chạy theo Công giáo La mã). Ti tin hay không thì tùy, nhưng các quốc gia Hồi giáo vẫn gọi hoàng đế Bidantium là Xêda đấy. Có khi nào chữ Sharia cũa Minh Tâm cũng xuất phát từ chữ Xêda này ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:16, ngày 30 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Còn ở VN mình thì Sa hoàng hay Nga hoàng đểu dùng để ám chỉ các vị Vua của Nga từ thời Ivan Lôi đế trở đi, bất kể việc vị đó là Tsar hay là Imperator. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:16, ngày 30 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Dù sao đi nữa thì một điều khá chắc chắn là là ban đầu cái tước vị Tsar, Czar,... (tùy ngôn ngữ) được xem là ngang hàng với Hoàng đế, về sau tùy quốc gia mà nó bị "đối xử" theo các kiểu khác nhau. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:20, ngày 30 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hôm nay bận rất nhiều việc cả công lẫn tư, Ti thông cảm:

1- Tsar như Shah.
2- Sa hoàng = Nga hoàng. --Двина-C75MT 13:44, ngày 30 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Nhật Hoàng[sửa mã nguồn]

Chỉ cần niên đại không chệch thì ko ai bẻ được. Chỉ sợ phải thời kỳ mà vài năm có vài ông thay nhau thì khó xác định; chứ thời kỳ ổn định mỗi ông vài chục năm thì ko ai có thể đặt fact.--Trungda (thảo luận) 09:51, ngày 30 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thêm luôn, ko phải chần chừ nữa. Ông này thì ai cũng biết.--Trungda (thảo luận) 10:03, ngày 30 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vizier[sửa mã nguồn]

Từ Vizier đã mang nghĩa Tể tướng - quan đầu triều. Grand Vizier có thể là bậc cao hơn nữa - Thái tể hoặc Thái sư. Còn Chưởng ấn thì nghe quả là hơi lạ. Tóm lại về nghĩa đen, chức vụ này là "dưới 1 người trên vạn người", có khác chăng là cách gọi; nếu chỉ dịch nôm na là Tể tướng cũng chấp nhận được.--Trungda (thảo luận) 16:13, ngày 30 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Troll[sửa mã nguồn]

Đặc điểm của troll là cố ý gây rắc rối cho người khác, làm ảnh hưởng đến việc người khác làm việc tại Wikipedia. Còn tư tưởng thì mỗi người đều có quyền giữ tư tưởng và quan điểm riêng của mình, bất kể cực đoan đến đâu, miễn là không làm ảnh hưởng đến chất lượng bài viết.

Vậy nên nếu bạn thấy ai có tư tưởng mà bạn phản đối thì kệ họ, chỉ nên để ý bài viết thôi. Và nếu ai đó kì quặc nhưng không làm ảnh hưởng công việc của bạn thì bạn nên kệ họ. Và nếu ai đó cố tình không để cho bạn yên ổn làm việc, thì bạn cũng nên cố gắng lờ họ đi ("don't feed the troll" mà). Ctmt (thảo luận) 19:13, ngày 30 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Grand Vizier[sửa mã nguồn]

Cái này cần trao đổi lại với Ti một chút. Chức vụ "Thái tể" chỉ xuất hiện trong giai đoạn cực thịnh của chế độ phong kiến và là một biện pháp chống lại sự "tản quyền". Khi "triều đình" đề bật nhiều "tể tướng" phụ trách một số ngành, lĩnh vực (như các "phó thủ tướng" của Việt Nam hiện nay). Khi đã có nhiều người có tài năng và đức độ có thể là đựoc "Tể tuớng" nhưng ngôi vị lại chỉ có một thì người đứng đầu quốc gia phải lựa chọn. Và do đó, chức vụ "Thái tể" ra đời. Nó đuợc hiểu như"Tể tướng của các tể tướng", cũng như prime minister hay chancellor đuợc áp dụng ở Anh. (Ở Hoa Kỳ hiện nay, người ta dùng Secretary để chỉ Bộ trưởng, không dùng minister) Việc đặt ra chức vụ này chứng tỏ người đứng đầu quốc gia (vua, hoàng đế) đdã mất hết thực quyền. --Двина-C75MT 11:58, ngày 1 tháng 12 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Mình không rành lịch sử các Sultan nên không rõ vị nào nắm nhiều quyền nhất. Tuy nhiên, theo quy luật "tản quyền" khi quản lý một quốc gia quá rộng lớn thì việc ban phát thêm quyền hạn và đương nhiên là phẩm cấp chức vụ của bộ máy quan lại là điều tất yếu. Chỉ có điều việc đó diễn ra "khi nào" và "ở đâu" phù hợp với tính hợp lý của việc "tản quyền" đó mà thôi. --Двина-C75MT 12:36, ngày 1 tháng 12 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Đó chính là sự "tản quyền" đấy. Do đó, đứng đầu các tể tướng là "tể tướng thứ nhất" (tương tự "bộ trưởng thứ nhất"). Nhưng cả phương Tây và phương Đông đều hiểu từ "prime" là "thượng hạng", "bề trên", nên dịch là "thái tể có sự hợp lý của nó. --Двина-C75MT 12:41, ngày 1 tháng 12 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Đơn giản vì chức vụ "tể tuớng" khá phổ biến và do đó "quen thuộc". Còn chức vụ "thái tể" chỉ xuất hiện trong các điều kiện mà tôi đã nêu trên: quốc gia quá rộng lớn, có nhiều vùng lãnh thổ, thậm chí là vương quốc riêng, đứng đầu vương quốc là vua, dưới ông ta là tể tướng. Vì vậy, chức vụ thái tể của cái quốc gia có và tể tướng thì phải cao hơn tể tướng nhưng khó có thể là thái sư (thày cao nhất), thái úy (thống lĩnh quan đội), thái phó (tổng quản nội trị và ngoại giao). Do dó, phải thận trọng khi "dịch" tên chức vụ này. Thái tể chỉ được phong trong trường hợp đặc biệt, không phải triều đại nào, đời vua nào cũng áp dụng chức vụ này. Phương Tây không mạnh về "văn hóa chức vụ" nên dịch lẫn lộn cũng là chuyện bình thường. --Двина-C75MT 12:58, ngày 1 tháng 12 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Tôi không rành lắm về quan chế. Trường hợp ra đời "thái tể" này hơi băn khoăn chút. Nhà Mạc dường như không thấy nói đến ngôi chức tể tướng nhưng vẫn có thái tể Lê Bá Ly (ông này sắp có bài) thời Mạc Tuyên Tông; tuy nhiên người nắm quyền phụ chính to nhất lại là hoàng thân Mạc Kính Điển. Dường như trường hợp này không theo quy tắc như bác Tâm nêu, nhất là bối cảnh lịch sử khi đó, nhà Mạc là một trong những triều đại sở hữu lãnh thổ nhỏ nhất trong LS VN, chỉ còn vùng Bắc Bộ mà vùng này còn bị cắt Tuyên Quang về tay họ Vũ. Đây có thể là trường hợp "lạm phát" chức vụ (thăng chức để lôi kéo, giữ người trong thời loạn)...--Trungda (thảo luận) 02:44, ngày 2 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Báo động đỏ[sửa mã nguồn]

Minh rua (thảo luận · đóng góp) --minhhuy*=talk-butions 13:35, ngày 1 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lần này sao hiền quá, lên nói có mỗi một câu rồi ngủm luôn --minhhuy*=talk-butions 14:46, ngày 1 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời
Chắc đợi tới khuya hoặc sáng mai thôi Llevanloc (thảo luận) 16:09, ngày 1 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời
Stop thôi, mục đích bọn này chỉ là trọc tức chúng ta thôi.Hôm nay không bài mới nhá, kô mục mới nhá.Không nhắm tới người dùng không thường xuyên,ng dùng kô thường xuyên chỉ vào wiki qua google thôi, còn các thành viên wiki thì chúng ta kô sợ họ hiểu nhầm về wiki chúng ta.Anh hôm nay có việc riêng nên kô online được.Ai có thể thì trực chiến nhá--Lê Văn Vũ (thảo luận) 16:10, ngày 1 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời