Thảo luận Thành viên:VNTBL

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 8 ngày trước bởi Plantaest trong đề tài Bỏ cấm

Xin chào VNTBL! Chào mừng bạn đến với Wikipedia tiếng Việt!

Hãy luôn nhớ rằng, sau khi viết thảo luận xong thì đừng quên bước quan trọng đó là ký tên ở phía sau thảo luận. Phương thức ký tên được sử dụng trong Wikipedia không phải là viết tên trực tiếp, nhưng xin hãy ký tên bằng cách sử dụng 4 dấu ngã (--~~~~) hoặc bằng cách nhấp vào nút chữ ký () trong cửa sổ chỉnh sửa của phiên bản trình soạn thảo mã nguồn thông thường.

Welcome! If you are not good at Vietnamese or do not speak it, click here.

P.T.Đ (thảo luận) 06:18, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời

Liên kết[sửa mã nguồn]

@VNTBL Chào bạn, bạn lưu ý không xóa các liên kết đỏ trong bài viết như bạn đã làm tại bài Công an thành phố Hà Nội. Tuy các liên kết này không dẫn đến một bài nào cả nhưng cứ để đó vì các thành viên sẽ biết đây là bài chưa được tạo và họ có thể tạo bài. Mong bạn rút kinh nghiệm. Một ngày tốt lành!!. PHONGDANG No risk, no life. No malice, no fear 08:13, ngày 12 tháng 6 năm 2023 (UTC)Trả lời

cảm ơn bạn đã nhắc nhở, mình sẽ lưu ý vấn đề này VNTBL (thảo luận) 04:18, ngày 13 tháng 6 năm 2023 (UTC)Trả lời

Bỏ cấm[sửa mã nguồn]

Yêu cầu bỏ cấm của thành viên này đã được xem xét bởi một bảo quản viên, và đã bị từ chối. Các bảo quản viên khác cũng có thể xem xét việc cấm này, nhưng không nên đảo ngược quyết định này mà không có lý do thật chính đáng (xem quy định cấm thành viên). Đừng xóa yêu cầu bỏ cấm này trong khi bạn vẫn đang bị cấm.

VNTBL (nhật trình cấmcấm hiện hànhcấm toàn cụcđóng gópđóng góp bị xóanhật trình sai phạmnhật trình mở tài khoảnthay đổi thiết lập cấmbỏ cấmkiểm tra người dùng (nhật trình))


Lý do yêu cầu bỏ cấm:

Tôi xin cam đoan rằng bản thân chưa hề tham gia vào bất cứ hành động nào mang tính phá hoại cũng như PR trên Wikipedia. Tôi cũng chưa từng bị cấm trực tiếp lần nào, tôi mới chỉ biết về lệnh cấm này vào sáng ngày 22/5/2024. Qua tìm hiểu, tôi thấy rằng mình nằm trong danh sách yêu cầu kiểm định các tài khoản rối/phá hoại có IP thuộc FPT Telecom, có lẽ là do tôi thường xuyên sử dụng Wikipedia tại trường đại học của tôi (trường đại học FPT) nên vô tình trùng IP với các tài khoản phá hoại kia. Mong BQV xem xét lại trường hợp của tôi. Người cấm: Nguyentrongphu. Ký tên: VNTBL (thảo luận) 11:20, ngày 22 tháng 5 năm 2024 (UTC+7)

Lý do từ chối:


Nếu bạn muốn thực hiện thêm các yêu cầu bỏ cấm, hãy đọc hướng dẫn chống lại quyết định cấm trước, rồi hãy dùng bản mẫu {{bỏ cấm}} một lần nữa. Nếu bạn tạo quá nhiều yêu cầu bỏ cấm mang tính gây hại hoặc thiếu thuyết phục, bạn sẽ bị cấm sửa đổi ở trang này cho đến khi lệnh cấm của bạn hết hạn.

Trường hợp của bạn nhìn chung là khó. Lý do bạn nói có thể là đúng, nhưng không có cách nào hữu hiệu để chứng minh. Bạn có thể tạo tài khoản mới, và làm lại từ đầu. Tránh chỉnh sửa Wikipedia trên những mạng công cộng để không chung đụng IP với những bên phá hoại. Mong bạn thông cảm nếu như thật sự bạn không có hành động phá hoại. Dang (thảo luận) 22:13, ngày 24 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Em cũng mới đọc tin nhắn của bác bên bài CU. Chuyện trùng IP thì còn có thể vì trường em kiểu gì cũng dùng IP động rồi, nhưng bác DHN bảo là trùng cả thiết bị thì em thấy hơi vô lý. Trước giờ em chỉ sử dụng Wikipedia trên mỗi laptop & điện thoại cá nhân, em chưa hề đăng nhập ở máy tính công cộng bao giờ. Tài khoản của em lịch sử sửa đổi vẫn còn đó, có thể kiểm tra lại luôn, không hề liên quan đến bài PR nào. Em dùng Wikipedia cũng ngót nghét 3 hay 4 năm nay rồi, em không nghĩ có ngày em gặp rắc rối oái oăm như thế này. Tối hôm 21 em còn sửa đổi 1-2 bài trước khi biết mình bị cấm sáng hôm sau. Em cũng ok với việc làm lại từ đầu, nhưng em sợ mình sẽ rơi vào tình huống này một lần nữa. Nếu các BQV muốn xác minh, làm cách nào em cũng đồng ý hết, em chỉ mong minh oan được cho bản thân và tiếp tục đóng góp cho Wikipedia thôi.
VNTBL (thảo luận) 01:58, ngày 25 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Công cụ sẽ check thông tin User-Agent được gửi bởi trình duyệt. Do đó, nó chỉ cho biết một phần thông tin của thiết bị, không thể cho biết cấu hình sâu hơn của máy bạn (như không thể biết máy bạn hiệu gì, hãng nào); đây là giới hạn kỹ thuật của trình duyệt web để bảo mật thông tin cá nhân. Có thể bạn và người phá hoại dùng chung một trình duyệt và chung một phiên bản của trình duyệt, trên một hệ điều hành cũng trùng khớp. Điều này có thể khá phổ biến với trình duyệt Google Chrome và hệ điều hành Windows. Tôi nghĩ thay vì mất thời gian để xác minh, thì bạn tạo một tài khoản mới cho khỏe. Cách để tránh vụ tương tự là không sửa đổi Wikipedia ở mạng công cộng, hay mạng chia sẻ cho nhiều người dùng. Thân. Dang (thảo luận) 10:01, ngày 25 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Plantaest: mời BQV vô hiệu hóa bản mẫu sau khi đã xử lý yêu cầu. Phạm Ngọc Phương Linh ♥

(T • C • CA • L • B • UR)
12:36, ngày 26 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Trong lệnh cấm của em có ghi chú cấm mở tài khoản, liệu em có được làm lại từ đầu không các bác? – VNTBL (thảo luận) 01:26, ngày 27 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
@VNTBL: Không có vấn đề gì. Dang (thảo luận) 05:07, ngày 27 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bạn có thể làm lại từ đầu, nhưng bạn phải giấu thân phận. Ngoài ra, tôi khuyên bạn nên dùng mạng wifi tại nhà, tránh dùng mạng wifi công cộng vì nó kém bảo mật và rủi ro cao. – eunn (meta · phab) 02:05, ngày 27 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời