Bước tới nội dung

Thảo luận Thể loại:Quan lại nhà Nguyễn

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi 222.253.18.148 trong đề tài Untitled

Untitled[sửa mã nguồn]

Chương trinh đã ghi thiếu một nhân vật lịch sử rát nổi tiếng đời nhà Trần đó là:THƯỢNG TƯỚNG QUẬN CÔNG TRẦN VĂN NĂNG mong chương trinh xem xet lai --222.253.18.148 01:03, ngày 24 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời


== Thực ra THƯỢNG TƯỚNG QUẬN CÔNG TRẦN VĂN NĂNG là một tướng đời vua Minh MẠNG nhà NGUYỄN mà không phải thời nhà Trần.Tôi xin mạn phép giới thiệu tiểu sử của tướng Trần Văn Năng như sau: [ Ông Trần Văn Năng sinh năm 1763 tại làng Vĩnh Điểm Phủ Diên Khánh- huyện Vĩnh Xương (nay là tỉnh Khánh Hòa) ông mất năm 1835. Xuất thân từ một gia đình con nhà võ, tuổi trẻ của tướng quân trải dài theo các cuộc chinh chiến chống giặc ngoại xâm và đã lập nên nhiều chiến công hiển hách. Dưới tài chỉ huy kiệt xuất và mưu trí vô song của ngài, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng vang dội trong cuộc thủy chiến khốc liệt, đẩy lùi quân Xiêm xâm lược thời kỳ nửa đầu thế kỷ XIX (1834). Ông được phong là: “Tiền Quân Đô Thống Phủ Chướng Phử Sự Lương Tài Hầu Tân Thành Quân Công”. Năm 1835, Thượng Tướng Tân Thành Quận Công Trần Văn Năng lâm bệnh nặng... trên đường xuôi thuyền về kinh để dưỡng bệnh, thuyền vừa đến Bến Siêu, khu Cù Lao Tây trên cửa sông Vàm Nao (sông Tiền) nay thuộc huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp thì trút hơi thở cuối cùng. Nhân dân thương tiếc tài năng, đức độ của thượng tướng đã lập nên miếu thờ với bài vị là: “Trần Ngọc Thượng tướng Quận công” tại nơi người mất... Một truyền thuyết về sự linh ứng của ngài được nhân dân nơi đây biết đến và lưu lại như sau: Trước sự xâm thực của nước lũ cùng với qui luật của dòng sông “bên lở bên bồi” mà bờ sông, nơi đền thờ của Thượng Tướng cứ sụt lở dần, lở dần... Cho đến một ngày, nước cuốn phăng đất đá sát ngôi đền thờ, nhân dân lo lắng tế lễ cầu xin để được di dời ngôi đền đến một nơi khác an toàn hơn... Nhưng xin không được, mà hiện tượng nước lũ mênh mông chảy xiết như muốn cuốn trôi cả ngôi Đền. Thì lạ thay, sau đó không lâu vùng đất bị trôi mất lại được bồi đắp dần, đắp dần... đất đá đùn lên ngày càng cao, vươn rộng ra như có hàng trăm, hàng ngàn chiến binh gánh đất đá bồi lấp khoảng trống bị nước vừa cuốn trôi... Từ đó Dinh ông trở nên bề thế, vững chắc, hiên ngang và dần dồn nước ra xa, xa mãi đến ngày hôm nay. Năm tháng qua đi, từ thế hệ này sang thế hệ khác, lòng người dân trung kiên vẫn nhớ công lao vị anh hùng dân tộc, nên đã tu tạo, từ ngôi thờ nhỏ nay trở thành Dinh ông Đốc Vàng to lớn tọa lạc trên vùng đất Thanh Bình. Để xứng đáng với lòng tôn kính đối với Thượng Tướng Trần Văn Năng, Dinh ông được Đảng và nhà nước xếp hạng là: “Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia” (theo Quyết định số 02/2004/BVHTT ngày 19-1-2004 của Bộ Văn hóa Thông tin). Đồng thời Ủy ban Nhân dân huyện Thanh Bình đề nghị và đã được Nhà nước phê duyệt kế hoạch xây dựng, tu tạo lại khu Dinh Ông Đốc Vàng, gần liền với việc xây dựng khu du lịch Cồn Tô Châu. Tới đây, khu đền thờ Dinh Ông Đốc Vàng và khu du lịch Cồn Tô Châu sẽ là nơi danh lam thắng cảnh gắn liền với lịch sử oanh liệt của vị tướng lĩnh Trần Văn Năng tạo thành khu vui chơi, học tập, giải trí cho các thế hệ trẻ của miền Nam và huyện Thanh Bình nói riêng, cả nước nói chung == [[Văn bản liên kết]]