Tosana niwae

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tosana niwae
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Serranidae
Phân họ (subfamilia)Anthiadinae
Chi (genus)Tosana
Loài (species)T. niwae
Danh pháp hai phần
Tosana niwae
Smith & Pope, 1906
Danh pháp đồng nghĩa

Tosana niwae là một loài cá biển thuộc chi Tosana trong họ Cá mú. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1906.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh niwae được đặt theo tên của Hiwashi Niwa, giám đốc Trạm Thí nghiệm Ngư nghiệp tại Tosa, Kōchi, Nhật Bản (cũng là nơi mẫu định danh được thu thập[1]).[2]

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

T. niwae được phân bố từ tỉnh Kagoshima (phía nam Nhật Bản) trải dài xuống Biển Đông (bao gồm bờ nam Trung Quốc và ngoài khơi Nha Trang, Việt Nam).[3]

Khi so sánh mẫu định danh của Anthias albofasciatus (được thu thập ở Hồng Kông) với mẫu định danh của T. niwae, cũng như với các mẫu T. niwae khác từ Biển Đông thì chúng đều chỉ cùng một loài. Do đó, A. albofasciatus được xem là một danh pháp đồng nghĩa của T. niwae.[4]

Ngoài ra, T. niwae còn được ghi nhận ngoài khơi Úc, từ Darwin (Lãnh thổ Bắc Úc) đến Newcastle, New South Wales dưới danh pháp P. albofasciatus.[5] Ghi nhận của T. niwae tại Bahrain (trên vịnh Ba Tư)[6] theo Eagderi và các cộng sự (2019) thì đây là một sai sót trong việc nhận dạng loài.[7]

T. niwae sống trên nền đáy cát và bùn ở vùng nước sâu, được thu thập ở độ sâu khoảng 60 đến 113 m.[3]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở T. niwae là 16 cm.[8]

Thân màu hồng với các tia vây mảnh vươn dài ở hai thùy đuôi và vây bụng. Cá cái và cá con có một dải vàng băng ngang mắt đến nửa trên cuống đuôi. Vây lưng và hai thùy đuôi có viền vàng. Cá đực có thêm một dải vàng khác từ môi trên băng ngang dưới mắt đến rìa sau nắp mang. Hai bên thân cá đực có đốm đỏ.[3][5]

Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 14; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 7; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số tia vây ở vây ngực: 15–17.[3]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Tosana niwae. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2022.
  2. ^ Christopher Scharpf (2023). “Order Perciformes: Suborder Serranoidei (part 4)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  3. ^ a b c d Gill, Anthony C.; Pogonoski, John J.; Johnson, Jeffrey W.; Tea, Yi-Kai (2021). “Three new species of Australian anthiadine fishes, with comments on the monophyly of Pseudanthias Bleeker (Teleostei: Serranidae)” (PDF). Zootaxa. 4996 (1): 49–82. doi:10.11646/zootaxa.4996.1.2. ISSN 1175-5334. PMID 34810545.
  4. ^ Gill, Anthony C.; Anderson, William D. Jr; Williams, Jeffrey T. (2019). “Anthias albofasciatus Fowler and Bean, 1930, a junior synonym of Tosana niwae Smith and Pope, 1906 (Teleostei: Serranidae: Anthiadinae)”. Zootaxa. 4614 (3): 566. doi:10.11646/zootaxa.4614.3.8. ISSN 1175-5334. PMID 31716372.
  5. ^ a b Bray, D. J. (2022). “Threadtail Anthias, Tosana niwae Smith & Pope 1906”. Fishes of Australia. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2022.
  6. ^ John E. Randall (1995). Coastal Fishes of Oman. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 125. ISBN 978-0824818081.
  7. ^ Eagderi, S.; Fricke, R.; Esmaeili, H. R.; Jalili, P. (2019). “Annotated checklist of the fishes of the Persian Gulf: Diversity and conservation status” (PDF). Iranian Journal of Ichthyology. 6 (Sup. 1): 105.
  8. ^ Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Tosana niwae trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.