Trận Kiên Long

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận Kiên Long
Một phần của Chiến tranh Việt Nam
Thời gian12–20 tháng 4 năm 1964
Địa điểm
Kết quả Việt Nam Cộng hòa giành chiến thắng; Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam rút quân thành công
Tham chiến
 Việt Nam Cộng hòa Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
Lực lượng
Không rõ Ba tiểu đoàn
Thương vong và tổn thất
55 người chết
175 người bị thương
17 người mất tích
QLVNCH tuyên bố: 175 người chết
1 người bị bắt

Trận Kiên Long là trận giao tranh đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam. Trận này được Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam khởi xướng nhằm xâm chiếm quận Kiên Long thuộc tỉnh Chương Thiện của Việt Nam Cộng hòa.

Diễn biến[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 12 tháng 4 năm 1964, ba tiểu đoàn Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiến chiếm Kiên Long, nhanh chóng tràn ngập toàn quận này. Khi chiếm được Kiên Long, họ liền xử tử viên quận trưởng và gia đình ông này. Quân lực Việt Nam Cộng hòa được tăng cường nhờ vào sự hỗ trợ của không quân Mỹ bèn đáp trả cuộc xâm lược này bằng vũ lực. Dù Quân Giải phóng hoạt động vào ban ngày nhưng họ vẫn có thể tự mình chống lại cả máy bay của liên quân Việt Nam Cộng hòa và Mỹ. Sau tám ngày giao tranh ác liệt với thương vong nặng nề cho cả hai bên, Quân Giải phóng đã rời bỏ toàn quận và rút lui khỏi Kiên Long một cách trật tự.[1]

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Cả Quân lực Việt Nam Cộng hòa và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đều chịu tổn thất nặng nề trong trận đánh tại Kiên Long. Trên toàn quốc, Quân lực Việt Nam Cộng hòa thương vong một nghìn người (200 người chết, 660 người bị thương và 140 người mất tích) từ ngày 12 tháng 4 đến ngày 20 tháng 4; một phần tư trong số này bị thiệt hại ở Kiên Long. Ngoài ra, trận này còn có ý nghĩa chiến lược quan trọng vì nó đánh dấu một trong những lần đầu tiên số lượng lớn binh lính Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam hoạt động đồng thời và công khai ngay giữa ban ngày ban mặt.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Fall, Bernard (1994). Street Without Joy. Stackpole Books. tr. 365. ISBN 9780811717007.