Usekh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vòng cổ usekh của công chúa Neferuptah.

Usekh, hoặc Wesekh, là một dạng cổ áo rộng hay vòng cổ đặc trưng của thời kỳ Ai Cập cổ đại. Từ các vị thần Ai Cập cho đến đàn ông và phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu đều đeo trang sức này lên người.

Hình dạng[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng cổ usekh, niên đại khoảng năm 1336–1295 TCN (Bảo tàng Brooklyn).

Usekh rất rộng, được đeo quanh cổ và phủ cả vai. Usekh được kết từ các hạt đá quý mang nhiều màu sắc, đặt gần nhau, hoặc được làm hoàn toàn bằng vàng (thường dùng cho các Pharaon và các bậc vương hậu). Hai đầu của usekh có thể được trang trí bởi hình đầu của loài chim ưng (hiện thân của thần RaHorus).

Ý nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Một bức phù điêu trong lăng mộ của hoàng tử Wepemnofret (con trai của Pharaon Khufu) tại Giza thể hiện mối liên hệ giữa usekh với thần lùn và vị thần sáng tạo Ptah. Bernd Scheel lập luận rằng, Ptah, người đôi khi được miêu tả là đeo treo trên mình vòng cổ usekh, bảo vệ người chết thông qua usekh, cùng với các thần lùn, vì công việc của họ là tạo ra các loại vòng cổ này[1].

Thần ShuTefnut, trong một lần khám phá vùng biển Nun đã bị lạc trong vùng nước hỗn loạn đó. Khi cả hai quay về, thần Atum nhớ thương 2 người con đã dang tay ôm chầm lấy họ. Do đó, việc gấp usekh mang ý nghĩa được ôm ấp, bảo vệ bởi cánh tay của các vị thần[2][3].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Scheel, Bernd (1999). "Ptah und die Zwerge"; trong Altenmüller, Hartwig; Germer, Renate (biên tập). Miscellanea Aegyptologica: Wolfgang Helck zum 75. Geburtstag. Hamburg: Archäologisches Institut der Universität Hamburg. tr.159–164
  2. ^ Alexandre Moret (1902), Le rituel du culte divin journalier en Égypte (Annales du Musée Guimet. Bibliothèque d'études 14), Paris: Leroux
  3. ^ Ernesto Schiaparelli, Il libro dei funerali degli antichi Egiziani, Band II