Valenciennea strigata

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Valenciennea strigata
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Gobiiformes
Họ (familia)Gobiidae
Chi (genus)Valenciennea
Loài (species)V. strigata
Danh pháp hai phần
Valenciennea strigata
(Broussonet, 1782)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Gobius strigatus Broussonet, 1782
  • Gobiomorus taiboa Lacepède, 1800
  • Valenciennea strigata arcusbranchiae Fowler, 1946

Valenciennea strigata là một loài cá biển thuộc chi Valenciennea trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1782.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh strigata trong tiếng Latinh có nghĩa là “có các dải màu”, hàm ý đề cập đến vệt sọc màu xanh lam viền đen từ khóe miệng kéo dài đến nắp mang của loài cá này.[2]

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

V. strigata có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Đông Phi trải dài về phía đông đến quần đảo MarquisesTuamotu, ngược lên phía bắc đến Nam Nhật Bản, phía nam đến Nam PhiÚc (gồm cả đảo Lord Howe).[1]

Việt Nam, V. strigata được ghi nhận ở cù lao Chàm,[3] đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi),[4] bờ biển Ninh Thuận,[5] cù lao Câu (Bình Thuận)[6] cùng quần đảo Hoàng SaTrường Sa.[7]

V. strigata sống phổ biến trên các rạn san hô ngoài khơi và trong đầm phá, trên nền đáy cứng (đá) lẫn mềm (cát), được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 25 m.[8]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài lớn nhất được ghi nhận ở V. strigata là 18 cm.[8] Cá có màu xám nhạt với phần đầu màu vàng đặc trưng. Sọc xanh lam từ khóe miệng băng qua dưới mắt đến nắp mang, sọc mảnh hơn màu trắng xanh ở gốc vây ngực. Gai vây lưng thứ hai đến thứ tư kéo dài thành sợi ở cá thể hơn dài 4,5 cm. Vây đuôi tròn, dài hơn đầu.

Số gai vây lưng: 7; Số tia vây lưng: 17–19; Số gai vây hậu môn: 1; Số tia vây hậu môn: 16–19; Số tia vây ngực: 20–23.[9]

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

Một đôi V. strigata đang bơi cùng nhau

Thức ăn của V. strigata là các loài thủy sinh không xương sống và cá nhỏ hơn, cũng như trứng các loài cá khác. Chúng ăn bằng cách lọc từng ngụm cát.[8]

V. strigata tăng trưởng đạt đỉnh điểm vào mùa xuân.[10] Chúng là loài đơn phối ngẫu. Các cặp ở gần nhau và gần hang của chúng. Cá cái kiếm ăn với tốc độ cao hơn cá đực, trong khi cá đực dành nhiều thời gian hơn để trông coi hang. Cá cái đẻ trứng với chu kỳ 13 ngày một lần, cá đực bảo vệ trứng trong hang trong vòng 2–3 ngày. Cả hai giới đều ưa thích bạn tình to lớn. Cá đực chọn cá cái lớn vì khả năng đẻ trứng tỉ lệ theo kích thước, ngược lại cá đực lớn hơn có khả năng bảo vệ cá cái tốt hơn. Ngoài ra, cá cái còn có một dải sắc tố sẫm màu hình lưỡi liềm trên bụng giống như đang mang thai, cũng có thể là dấu hiệu tăng cường sự tiếp tục kết đôi.[11]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

V. strigata là một thành phần trong ngành buôn bán cá cảnh.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Larson, H. (2019). Valenciennea strigata. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2019: e.T193085A2193044. doi:10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T193085A2193044.en. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2024.
  2. ^ Christopher Scharpf biên tập (2023). “Order Gobiiformes: Family Gobiidae (r-z)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  3. ^ Nguyễn Văn Long; Mai Xuân Đạt (2020). “Đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An” (PDF). Vietnam Journal of Marine Science and Technology. 20 (1): 105–120. doi:10.15625/1859-3097/13553. ISSN 1859-3097.
  4. ^ Nguyễn Văn Long (2016). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tuyển tập Nghiên Cứu Biển. 22: 111–125.
  5. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng (2020). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 20 (4A): 125–139. doi:10.15625/1859-3097/15656. ISSN 1859-3097.
  6. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng; Hoàng Xuân Bền (2021). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở Khu Bảo tồn biển Hòn Cau, tỉnh Bình Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 21 (4A): 153–172. ISSN 1859-3097.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  7. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  8. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Valenciennea strigata trên FishBase. Phiên bản tháng 2 năm 2024.
  9. ^ Hoese, Douglass F.; Larson, Helen K. (1994). Revision of the Indo-Pacific gobiid fish genus Valenciennea, with descriptions of seven new species (PDF). 23. Bernice Pauahi Bishop Museum. tr. 59–62. ISSN 0736-0460.
  10. ^ Reavis, Robert H. (1997). “The natural history of a monogamous coral-reef fish, Valenciennea strigata (Gobiidae): 1. Abundance, growth, survival and predation”. Environmental Biology of Fishes. 49 (2): 239–246. doi:10.1023/A:1007372725701. ISSN 1573-5133.
  11. ^ Reavis, Robert H. (1997). “The natural history of a monogamous coral-reef fish, Valenciennea strigata (Gobiidae): 2. Behavior, mate fidelity and reproductive success”. Environmental Biology of Fishes. 49 (2): 247–257. doi:10.1023/A:1007320708862. ISSN 1573-5133.