Bước tới nội dung

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2010

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2010
2010 AFF Championship - Indonesia/Vietnam
2010 Kejuaraan Sepak Bola Asia Tenggara
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàIndonesia
Việt Nam
Thời gian1 – 29 tháng 12
Số đội8
Địa điểm thi đấu4 (tại 4 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Malaysia (lần thứ 1)
Á quân Indonesia
Thống kê giải đấu
Số trận đấu18
Số bàn thắng51 (2,83 bàn/trận)
Vua phá lướiMalaysia Safee Sali
(5 bàn)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Indonesia Firman Utina
2008
2012

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2010, tên gọi chính thức là AFF Suzuki Cup 2010 vì lý do tài trợ, là lần thứ 8 của giải vô địch bóng đá Đông Nam Á do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) tổ chức. Đây là lần thứ hai hãng Suzuki trở thành nhà tài trợ chính cho giải đấu bóng đá lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Vòng chung kết diễn ra từ 1 tháng 12 đến 29 tháng 12 năm 2010, với Việt NamIndonesia là đồng chủ nhà của vòng bảng.

Đương kim vô địch Việt Nam bị Malaysia loại ở bán kết với tổng tỷ số 2–0. Malaysia sau đó đã giành chức vô địch AFF Cup lần đầu tiên trong lịch sử sau khi đánh bại Indonesia với tổng tỷ số sau hai lượt trận chung kết là 4–2.

Lựa chọn chủ nhà[sửa | sửa mã nguồn]

Quyền đăng cai vòng bảng được trao cho Indonesia và Việt Nam. Đây đều là lần thứ ba cả Việt Nam và Indonesia đăng cai giải đấu (hai lần trước đó với Việt Nam là vào các năm 19982004, còn Indonesia là vào các năm 20022008). Bảng A được tổ chức tại Indonesia, gồm 4 đội Indonesia, Thái Lan, MalaysiaLào. Bảng B được tổ chức tại Việt Nam, gồm 4 đội Việt Nam, Singapore, MyanmarPhilippines.

Địa điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Giải đấu được tổ chức tại 2 địa điểm chính; sân vận động Gelora Bung Karno tại Jakartasân vận động Quốc gia Mỹ Đình tại Hà Nội và hai sân phụ dùng để thay thế cho sân chính vào trận đấu đầu tiên của lượt trận cuối cùng tại vòng bảng. Theo dự định ban đầu, địa điểm thứ 2 cho bảng B là sân vận động Hàng Đẫy tại Hà Nội, sau đó được Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) chuyển đến sân vận động Thiên Trường vào ngày 22 tháng 11 năm 2010.[1] Tại bảng A, địa điểm thi đấu dự phòng ban đầu là sân vận động Si Jalak Harupat tại Bandung nhưng đến ngày 24 tháng 11 năm 2010 – 1 tuần trước lễ khai mạc, nó đã được chuyển sang sân vận động Gelora Sriwijaya.[2]

Malaysia Kuala Lumpur Indonesia Jakarta Indonesia Palembang
Sân vận động Quốc gia Bukit Jalil Sân vận động Gelora Bung Karno Sân vận động Gelora Sriwijaya
Sức chứa: 110.000 Sức chứa: 88.083 Sức chứa: 36.000
Việt Nam Hà Nội
Vị trí các sân vận động của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2010.
Vàng: Vòng bảng.
Đỏ: Chung kết.
Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình
Sức chứa: 40.192
Việt Nam Nam Định
Sân vận động Thiên Trường
Sức chứa: 30.000

Vòng loại[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng loại của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2010 đã được tổ chức từ ngày 16–24 tháng 10 năm 2010 tại Viêng Chăn, Lào để chọn ra hai đội tuyển đứng đầu giành quyền vào vòng chung kết. Dựa trên xếp hạng từ giải đấu lần trước, hai đội chủ nhà Việt Nam (đồng thời là đương kim vô địch) và Indonesia, cùng với Malaysia, Myanmar, Singapore và Thái Lan được vào thẳng vòng chung kết. Bốn đội tuyển gồm Lào, Campuchia, Đông Timor và Philippines có xếp hạng thấp nhất phải tham dự vòng loại (Brunei đã bị FIFA cấm thi đấu do những can thiệp chính trị từ chính quyền ở trong nước vào việc điều hành Liên đoàn bóng đá Brunei).[3][4]

Kết thúc vòng loại, Lào và Philippines là hai đội tuyển được vào vòng chung kết.

Bốc thăm[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ bốc thăm chia bảng diễn ra vào lúc 14:00 ngày 15 tháng 9 năm 2010 tại Hà Nội. Sự kiện khởi đầu mùa giải được tổ chức tại khách sạn Sheraton, Hà Nội.[5]

Phân loại 4 nhóm bốc thăm:

Nhóm 1 (hạt giống) Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
 Việt Nam (H), (C)
 Indonesia (H)
 Thái Lan
 Singapore
 Malaysia
 Myanmar
 Lào (Q)
 Philippines (Q)
  • Chú thích: (H): Đồng chủ nhà, (C): Đương kim vô địch, (Q): Vượt qua vòng loại.

Đội hình[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng bảng[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả thời gian được liệt kê là giờ địa phương (UTC+7).

Bảng A[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các trận đấu diễn ra tại Indonesia.

Đội Tr
T
H
B
BT
BB
HS
Đ
 Indonesia 3 3 0 0 13 2 +11 9
 Malaysia 3 1 1 1 6 6 0 4
 Thái Lan 3 0 2 1 3 4 −1 2
 Lào 3 0 1 2 3 13 −10 1
Thái Lan 2–2 Lào
Sarayoot  67'90' Chi tiết Inthammavong  53'
Sysomvang  81'
Indonesia 5–1 Malaysia
Asraruddin  22' (l.n.)
Gonzáles  33'
Ridwan  52'
Arif  76'
Irfan  90+4'
Chi tiết Norshahrul  18'

Thái Lan 0–0 Malaysia
Chi tiết
Lào 0–6 Indonesia
Chi tiết Firman  26' (ph.đ.)51'
Ridwan  33'
Irfan  63'
Arif  77'
Okto  82'

Malaysia 5–1 Lào
Amri  4'41'
Amirul  74'
Norshahrul  77'
Mahali  90+3'
Chi tiết Singto  8'
Indonesia 2–1 Thái Lan
Bambang  82' (ph.đ.)90+1' (ph.đ.) Chi tiết Suree  69'

Bảng B[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các trận đấu diễn ra tại Việt Nam.

Đội Tr
T
H
B
BT
BB
HS
Đ
 Việt Nam 3 2 0 1 8 3 +5 6
 Philippines 3 1 2 0 3 1 +2 5
 Singapore 3 1 1 1 3 3 0 4
 Myanmar 3 0 1 2 2 9 −7 1

Philippines 2–0 Việt Nam
C. Greatwich  38'
P. Younghusband  79'
Chi tiết

Việt Nam 1–0 Singapore
Nguyễn Vũ Phong  32' Chi tiết

Vòng đấu loại trực tiếp[sửa | sửa mã nguồn]

  Bán kết Chung kết
                         
A2   Malaysia 2 0 2  
B1   Việt Nam 0 0 0  
    A2   Malaysia 3 1 4
  A1   Indonesia 0 2 2
B2   Philippines 0 0 0
A1   Indonesia 1 1 2  

Bán kết[sửa | sửa mã nguồn]

Lượt đi[sửa | sửa mã nguồn]

Malaysia 2–0 Việt Nam
Mohd Safee  61'80' Chi tiết

Philippines 0–1 Indonesia
Chi tiết Gonzales  32'

Lượt về[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam 0–0 Malaysia
Chi tiết

Malaysia thắng với tổng tỉ số 2–0.


Indonesia 1–0 Philippines
González  43' Chi tiết

Indonesia thắng với tổng tỉ số 2–0.

Chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

Lượt đi[sửa | sửa mã nguồn]

Malaysia 3–0 Indonesia
Mohd Safee  61'73'
Mohd Ashaari  68'
Chi tiết

Lượt về[sửa | sửa mã nguồn]

Indonesia 2–1 Malaysia
Nasuha  72'
Ridwan  88'
Chi tiết Safee  54'
Khán giả: 90.000
Trọng tài: Peter Green (Úc)

Malaysia thắng với tổng tỉ số 4–2.

Thống kê[sửa | sửa mã nguồn]

Vô địch[sửa | sửa mã nguồn]

 Vô địch Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2010 

Malaysia
Lần thứ nhất

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Vua phá lưới Cầu thủ xuất sắc nhất Đội đoạt giải phong cách
Malaysia Safee Sali Indonesia Firman Utina  Philippines

Cầu thủ ghi bàn[sửa | sửa mã nguồn]

Đã có 51 bàn thắng ghi được trong 18 trận đấu, trung bình 2.83 bàn thắng mỗi trận đấu.

5 bàn thắng

3 bàn thắng

2 bàn thắng

1 bàn thắng

1 bàn phản lưới nhà

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Trận lượt đi bán kết 2 được tổ chức trên sân của đối thủ Indonesia thay vì sân nhà của Philippines do không có sân vận động nào đáp ứng được tiêu chuẩn thi đấu.[6]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “AFF Suzuki Cup 2010: SVĐ Thiên Trường được chọn là sân thi đấu thứ hai tại bảng B”. VFF.org.vn. Vietnam Football Federation. ngày 22 tháng 11 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2010.
  2. ^ “Jakabaring as secondary venue in Indonesia”. AseanFootball.org. ASEAN Football Federation. ngày 24 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2010.[liên kết hỏng]
  3. ^ “Brunei suspended for government interference”. The-AFC.com. Asian Football Confederation. ngày 30 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2010.
  4. ^ Anh Nguyễn. “Brunei có thể bị trục xuất khỏi FIFA”. Báo Tuổi trẻ. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2010.[liên kết hỏng]
  5. ^ Thông tấn xã Việt Nam. “Bốc thăm chia bảng AFF Suzuki Cup 2010: Đội tuyển Việt Nam dễ thở”. báo Thể thao văn hóa. Truy cập 16 tháng 9 năm 2010.
  6. ^ “Press statement from AFF - Confirmed venues for knock-out stages”. AFFSuzukiCup.com. ngày 9 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2010.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]