Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2014

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2014
2014 AFF Championship - Singapore/Vietnam
2014 Kejohanan Bola Sepak ASEAN
2014 東盟足球錦標賽
2014 ஏசியான் கால்ப கோப்பை
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàSingapore
Việt Nam
Thời gian22 tháng 11 – 20 tháng 12
Số đội8 (từ 1 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu8 (tại 5 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Thái Lan (lần thứ 4)
Á quân Malaysia
Thống kê giải đấu
Số trận đấu18
Số bàn thắng65 (3,61 bàn/trận)
Vua phá lướiMalaysia Mohd Safiq Rahim
(6 bàn)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Thái Lan Chanathip Songkrasin
Đội đoạt giải
phong cách
 Việt Nam
2012
2016

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2014, tên gọi chính thức là AFF Suzuki Cup 2016 vì lý do tài trợ, là lần thứ 10 của giải vô địch bóng đá Đông Nam Á do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) tổ chức. Đây là lần thứ tư liên tiếp hãng Suzuki trở thành nhà tài trợ chính cho giải đấu bóng đá lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Vòng chung kết của giải đấu được tổ chức từ ngày 22 tháng 11 đến ngày 20 tháng 12 năm 2014, với Việt NamSingapore là đồng chủ nhà của vòng bảng.[1]

Thái Lan giành chức vô địch lần thứ 4 trong lịch sử sau khi vượt qua Malaysia với tổng tỷ số 4–3 trong hai lượt trận chung kết, qua đó cân bằng thành tích 4 lần vô địch của Singapore. Singapore cũng trở thành đội đương kim vô địch thứ ba của giải bị loại ngay từ vòng bảng sau lần đầu của họ vào năm 2000 và Thái Lan vào năm 2004.

Lựa chọn chủ nhà[sửa | sửa mã nguồn]

SingaporeViệt Nam đã được thông báo là đồng chủ nhà tại cuộc họp của hội đồng AFF vào ngày 3 tháng 4 năm 2013. Đây đều là lần thứ tư mà cả Việt Nam và Singapore đăng cai giải đấu này, các lần trước đó với Việt Nam là vào các năm 1998, 20042010, còn Singapore là các năm 1996, 20022007. PhilippinesIndonesia ban đầu cũng được xem xét trở thành đồng chủ nhà của giải lần này.

Địa điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Singapore Kallang, Singapore Việt Nam Hà Nội, Việt Nam
Sân vận động Quốc gia Sân vận động Jalan Besar Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình Sân vận động Hàng Đẫy
Sức chứa: 55.000 Sức chứa: 8.000 Sức chứa: 40.192 Sức chứa: 22.500
Sân vận động Quốc gia Sân vận động Jalan Besar Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình Sân vận động Hàng Đẫy
Vị trí các sân vận động của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2014.
Xanh dương: Chung kết; Xanh lá: Bán kết và vòng bảng; Vàng: Vòng bảng.
Thái Lan Băng Cốc, Thái Lan Malaysia Shah Alam, Malaysia Malaysia Kuala Lumpur, Malaysia Philippines Manila, Philippines
Sân vận động Rajamangala Sân vận động Shah Alam[2] Sân vận động Quốc gia Bukit Jalil[3] Sân vận động tưởng niệm Rizal[4]
Sức chứa: 49.722 Sức chứa: 80.372 Sức chứa: 110.000 Sức chứa: 12.873
Sân vận động Rajamangala Sân vận động Shah Alam Sân vận động Quốc gia Bukit Jalil Sân vận động tưởng niệm Rizal

Vòng loại[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng loại cho giải đấu lần này ban đầu được dự định không tiến hành,[5] nhưng sau đó vẫn quyết định được tổ chức tại cuộc họp hội đồng AFF ở Naypyidaw, Myanmar vào tháng 12 năm 2013. Dựa trên xếp hạng từ giải đấu lần trước, hai đội chủ nhà Singapore (đồng thời là đương kim vô địch) và Việt Nam, cùng với Malaysia, Philippines, Indonesia và Thái Lan được vào thẳng vòng chung kết. Năm đội tuyển còn lại có xếp hạng thấp nhất sẽ phải tham dự vòng loại tại Lào từ ngày 12 đến ngày 20 tháng 10 năm 2014 để cạnh tranh cho hai suất tham dự cuối cùng.[6]

Vào tháng 8 năm 2013, Liên đoàn bóng đá Úc trở thành một thành viên đầy đủ của AFF,[7] do đó họ có đủ điều kiện để tham gia giải đấu này. Tuy nhiên, Úc đã không tham dự giải đấu.

Các đội tuyển vượt qua vòng loại[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là 8 đội tuyển vượt qua vòng loại cho giải đấu.

Quốc gia Thành tích tốt
nhất lần trước
 Singapore Vô địch (1998, 2004, 2007, 2012)
 Thái Lan Vô địch (1996, 2000, 2002)
 Việt Nam Vô địch (2008)
 Malaysia Vô địch (2010)
 Indonesia Á quân (2000, 2002, 2004, 2010)
 Philippines Bán kết (2010, 2012)
 Myanmar Hạng tư (2004)
 Lào Vòng bảng (1996 đến 2012)

Bốc thăm[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ bốc thăm cho giải đấu được tổ chức vào ngày 5 tháng 8 năm 2014 tại Hà Nội, Việt Nam.[8]

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
 Việt Nam (H)
 Singapore (H), (C)
 Malaysia
 Philippines
 Thái Lan
 Indonesia
 Myanmar (Q)
 Lào (Q)
  • Chú thích: (H): Đồng chủ nhà, (C): Đương kim vô địch, (Q): Vượt qua vòng loại.

Đội hình[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng bảng[sửa | sửa mã nguồn]

Hai đội đứng đầu mỗi bảng lọt vào vòng bán kết.

Các tiêu chí[sửa | sửa mã nguồn]

Thứ hạng ở từng bảng được quyết định như sau:[9]

  1. Điểm số đạt được cao hơn trong các trận vòng bảng;
  2. Hiệu số bàn thắng cao hơn trong các trận vòng bảng;
  3. Ghi nhiều bàn thắng hơn trong các trận vòng bảng.

Trường hợp 3 tiêu chí trên bằng nhau, thứ hạng sẽ được quyết định như sau:

  1. Kết quả đối đầu trực tiếp giữa các đội liên quan;
  2. Sút luân lưu nếu các đội liên quan vẫn còn thi đấu trên sân;
  3. Bốc thăm.

Bảng A[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tất cả các trận đấu được tổ chức tại Việt Nam.
  • Thời gian được liệt kê là UTC+7.
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Việt Nam 3 2 1 0 8 3 +5 7 Vòng đấu loại trực tiếp
2  Philippines 3 2 0 1 9 4 +5 6
3  Indonesia 3 1 1 1 7 7 0 4
4  Lào 3 0 0 3 2 12 −10 0
Nguồn: AFF
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí xếp hạng
Philippines 4–1 Lào
Rota  40'
P. Younghusband  45+1'
Reichelt  77'88'
Chi tiết Sayavutthi  21'
Việt Nam 2–2 Indonesia
Quế Ngọc Hải  11'
Lê Công Vinh  68'
Chi tiết Zulham  33'
Samsul  84'

Philippines 4–0 Indonesia
P. Younghusband  16' (ph.đ.)
Ott  52'
Steuble  68'
Gier  79'
Chi tiết
Lào 0–3 Việt Nam
Chi tiết Vũ Minh Tuấn  27'
Lê Công Vinh  84'
Nguyễn Huy Hùng  88'
Trọng tài: Ali Sabah Al-Qaysi (Iraq)

Indonesia 5–1 Lào
Evan  8'
Ramdhani  20'50'
Zulham  82'
Souksavanh  89' (l.n.)
Chi tiết Sayavutthi  29' (ph.đ.)
Trọng tài: Ali Sabah Al-Qaysi (Iraq)
Việt Nam 3–1 Philippines
Ngô Hoàng Thịnh  9'
Vũ Minh Tuấn  50'
Phạm Thành Lương  58'
Chi tiết Mulders  59'

Bảng B[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tất cả các trận đấu được tổ chức tại Singapore.
  • Thời gian được liệt kê là UTC+8.
  • Do vấn đề về mặt sân thi đấu tại sân vận động quốc gia,[10] Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á đã quyết định bổ sung một địa điểm thi đấu cho bảng B.[11]
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Thái Lan 3 3 0 0 7 3 +4 9 Vòng đấu loại trực tiếp
2  Malaysia 3 1 1 1 5 4 +1 4
3  Singapore 3 1 0 2 6 7 −1 3
4  Myanmar 3 0 1 2 2 6 −4 1
Nguồn: [cần dẫn nguồn]
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí xếp hạng
Malaysia 0–0 Myanmar
Chi tiết
Trọng tài: Çarymurat Kurbanow (Turkmenistan)
Singapore 1–2 Thái Lan
Khairul  19' Chi tiết Mongkol  8'
Charyl  89' (ph.đ.)
Trọng tài: Alireza Faghani (Iran)

Malaysia 2–3 Thái Lan
Amri  28'
Safiq  60'
Chi tiết Adisak  43'90'
Charyl  72'
Myanmar 2–4 Singapore
Kyaw Zayar Win  55'
Kyaw Ko Ko  61' (ph.đ.)
Chi tiết Shaiful  15'
Hariss  35'42'
Khin Maung Lwin  75' (l.n.)
Trọng tài: Ilgiz Tantashev (Uzbekistan)

Thái Lan 2–0 Myanmar
Tanaboon  12'
Prakit  84'
Chi tiết
Singapore 1–3 Malaysia
Khairul  83' Chi tiết Safee  61'
Safiq  90' (ph.đ.)
Putra  90'
Trọng tài: Ahmed Al-Kaf (Oman)
Ghi chú
  1. ^
    Trận đấu bị tạm hoãn một giờ do mưa lớn.
  2. ^
    Trận đấu bị tạm hoãn do mưa lớn.

Vòng đấu loại trực tiếp[sửa | sửa mã nguồn]

Sơ đồ[sửa | sửa mã nguồn]

  Bán kết Chung kết
                         
A2   Philippines 0 0 0  
B1   Thái Lan 0 3 3  
    B1   Thái Lan 2 2 4
  B2   Malaysia 0 3 3
B2   Malaysia 1 4 5
A1   Việt Nam 2 2 4  

Bán kết[sửa | sửa mã nguồn]

Lượt đi[sửa | sửa mã nguồn]

Philippines 0–0 Thái Lan
Chi tiết
Malaysia 1–2 Việt Nam
Safiq  14' (ph.đ.) Chi tiết Võ Huy Toàn  32'
Nguyễn Văn Quyết  60'

Lượt về[sửa | sửa mã nguồn]

Thái Lan 3–0 Philippines
Chanathip  6'
Kroekrit  57'86'
Chi tiết

Thái Lan thắng với tổng tỷ số 3–0.

Việt Nam 2–4 Malaysia
Lê Công Vinh  22' (ph.đ.)79'
Chi tiết Safiq  4' (ph.đ.)
Norshahrul  16'
Đinh Tiến Thành  29' (l.n.)
Shukor  43'

Malaysia thắng với tổng tỷ số 5–4.

Chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

Lượt đi[sửa | sửa mã nguồn]

Thái Lan 2–0 Malaysia
Charyl  72' (ph.đ.)
Kroekrit  86'
Chi tiết

Lượt về[sửa | sửa mã nguồn]

Malaysia 3–2 Thái Lan
Safiq  7' (ph.đ.)58'
Putra  45+2'
Chi tiết Charyl  82'
Chanathip  88'

Thái Lan thắng với tổng tỷ số 4–3.

Thống kê[sửa | sửa mã nguồn]

Vô địch[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển Thái Lan ăn mừng chức vô địch AFF Suzuki Cup 2014 tại sân vận động Bukit Jalil, Kuala Lampur, Malaysia.
 Nhà vô địch giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2014 

Thái Lan
Lần thứ 4

Các giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ xuất sắc nhất Vua phá lưới Đội đoạt giải phong cách
Thái Lan Chanathip Songkrasin Malaysia Mohd Safiq Rahim  Việt Nam

Kỷ luật[sửa | sửa mã nguồn]

Một cầu thủ tự động bị treo giò trong trận đấu tiếp theo nếu nhận thẻ đỏ trực tiếp hoặc nhận đủ hai thẻ vàng trong hai trận đấu khác nhau.

Các quyết định kỷ luật sau đây đã được thực hiện trong suốt giải đấu (cầu thủ nhận thẻ đỏ trong trận chung kết không được liệt kê ở đây).

Cầu thủ Vi phạm Đình chỉ
Indonesia Rizky Pora Thẻ đỏ trong trận đấu bảng A gặp Philippines Bảng A gặp Lào
Indonesia Supardi Nasir Thẻ đỏ trong trận đấu bảng A gặp Lào
Việt Nam Vũ Minh Tuấn Thẻ vàng trong trận đấu bảng A gặp Indonesia
Thẻ vàng trong trận đấu bảng A gặp Philippines
Bán kết lượt đi gặp Malaysia
Malaysia Mohd Amri Yahyah Thẻ vàng trong trận đấu bảng B gặp Myanmar
Thẻ vàng trong trận đấu bảng B gặp Singapore
Bán kết lượt đi gặp Việt Nam
Malaysia Shukor Adan Thẻ vàng trong trận đấu bảng B gặp Thái Lan
Thẻ vàng trong trận đấu bảng B gặp Singapore
Bán kết lượt đi gặp Việt Nam
Malaysia Gary Steven Robbat Thẻ vàng Thẻ vàng-đỏ (thẻ đỏ gián tiếp) trong trận đấu bảng B gặp Myanmar Bảng B gặp Thái Lan
Singapore Baihakki Khaizan Thẻ vàng trong trận đấu bảng B gặp Thái Lan
Thẻ vàng trong trận đấu bảng B gặp Myanmar
Bảng B gặp Malaysia
Thái Lan Adisak Kraisorn Thẻ đỏ trong trận bán kết lượt đi gặp Philippines Bán kết lượt về gặp Philippines

Đội hình tiêu biểu của giải đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Đội hình tiêu biểu của giải đấu, do ban tổ chức bình chọn, là đội hình gồm những cầu thủ thi đấu ấn tượng nhất tại các vị trí được chọn lựa trong giải đấu.

Cầu thủ ghi bàn[sửa | sửa mã nguồn]

Đã có 65 bàn thắng ghi được trong 18 trận đấu, trung bình 3.61 bàn thắng mỗi trận đấu.

6 bàn thắng

4 bàn thắng

3 bàn thắng

2 bàn thắng

1 bàn thắng

1 bàn phản lưới nhà

Bảng xếp hạng giải đấu[sửa | sửa mã nguồn]

# Đội Trận Thắng Hòa Thua BT BB HS
Chung kết
1  Thái Lan 7 5 1 1 14 6 +8
2  Malaysia 7 3 1 3 13 12 +1
Bị loại ở bán kết
3  Việt Nam 5 3 1 1 12 8 +4
4  Philippines 5 2 1 2 9 7 +2
Bị loại ở vòng bảng
5  Indonesia 3 1 1 1 7 7 0
6  Singapore 3 1 0 2 6 7 –1
7  Myanmar 3 0 1 2 2 6 –4
8  Lào 3 0 0 3 2 12 –10

Sự cố và tranh cãi[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trong trận đấu vòng bảng giữa Singapore và Malaysia tại sân vận động Quốc gia Singapore, một số cổ động viên Singapore giận dữ đã ném chai nước và cuộn giấy vệ sinh vào sân và cửa hầm ở cuối trận đấu để phản đối trọng tài Ahmed Al-Kaf khi cho Malaysia được hưởng quả phạt đền.
  • Trong trận đấu bán kết lượt đi giữa Malaysia và Việt Nam tại sân vận động Shah Alam, một số cổ động viên Malaysia quá khích tràn qua khán đài nơi có các cổ động viên Việt Nam để hành hung, trong đó có các cổ động viên nữ. Kết quả là một số cổ động viên người VIệt bị chảy máu đầu.[12] Sự việc diễn ra quá nhanh khiến cảnh sát Hoàng gia Malaysia không kịp phản ứng. Tiền vệ Phạm Thành Lương đã bất chấp nguy hiểm ném cuộn băng gạc lên khán đài để giúp cổ động viên Việt Nam cầm máu.[13] Sau trận đấu, hacker đã tấn công và làm sập trang thông tin điện tử của Hiệp hội bóng đá Malaysia (FAM) cũng như Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF).[14] Sau đó, Bộ trưởng thể thao Malaysia Khairy Jamaluddin chính thức gửi lời xin lỗi đến cổ động viên Việt Nam vì đã để xảy ra bạo loạn.[15][16][17]
  • Sau thất bại bất ngờ 2–4 của đội tuyển Việt Nam trước Malaysia trong trận lượt về ở sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng đã bày tỏ sự nghi ngờ với giới truyền thông về khả năng xảy ra bán độ và đề nghị công an điều tra về việc này. Tuy nhiên, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm vào ngày 26 tháng 12 đã tuyên bố đình chỉ cuộc điều tra vì không thấy có dấu hiệu vi phạm nào cả.[18]

Phát sóng[sửa | sửa mã nguồn]

      Nước chủ nhà

Các nước trong khu vực Đông Nam Á sở hữu bản quyền phát sóng
của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2014
Quốc gia Mạng phát sóng Đài truyền hình TK
 Brunei RTB RTB1
 Campuchia TVK TVK
 Indonesia MNC Media RCTI, MNC TV, Global TV
 Lào LNTV LNTV1
 Malaysia Media Prima, Astro TV3, Astro Arena
 Myanmar MRTV MRTV
 Philippines ABS-CBN Corporation ABS-CBN Sports+Action
 Singapore MediaCorp Okto: Sports on Okto
 Thái Lan BBTV TV, TrueVisions CH7, 7HD, True Sport HD
 Đông Timor RTTL TTL
 Việt Nam VTV VTV2, VTV6 [19]
Các đài truyền hình ngoài khu vực Đông Nam Á
Châu Á Fox International Channels Fox Sports Asia

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Truyền thông Đông Nam Á tin Việt Nam tổ chức thành công AFF Cup 2014
  2. ^ “Malaysia switch semifinal venue from Bukit Jalil to Shah Alam Stadium”. ESPN FC. ngày 2 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2014.
  3. ^ “AFF Cup Final in Bukit Jalil”. New Straits Times. ngày 13 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2014.
  4. ^ “Azkals yield 3-1 result to Vietnam, enter Suzuki Cup semis as 2nd seed”. GMA News. ngày 28 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2014.
  5. ^ “Singapore and Vietnam to host 2014 AFF Suzuki Cup”. Yahoo! News. ngày 3 tháng 4 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2013.
  6. ^ “AFF to Organize ASEAN All-Stars Charity Match”. aseanfootball.org. ngày 21 tháng 12 năm 2013.
  7. ^ “Australia officially in AFF”. ASEAN Football Federation. ngày 27 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2014.
  8. ^ “AFF inspects Vietnam's preparations for Suzuki Cup 2014”. Vietnamnet. ngày 20 tháng 11 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2013.
  9. ^ “Tournament Rules”. AFFSuzukiCup.com. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2013.
  10. ^ “Pitch was far from satisfactory”. Channel News Asia. ngày 10 tháng 11 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2014.
  11. ^ a b “National Stadium and Jalan Besar Stadium to share”. Channel News Asia. ngày 30 tháng 10 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2014.
  12. ^ “Khán giả Malaysia tấn công CĐV Việt Nam!”. vnMedia.vn. ngày 7 tháng 12 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2014.
  13. ^ Quang Tuyen (ngày 8 tháng 12 năm 2014). “Malaysia eats humble pie after soccer hooligans attack Vietnam fans”. Thanh Nien News. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2014.
  14. ^ Julia Chan (ngày 8 tháng 12 năm 2014). “FAM website hacked, Vietnamese attackers suspected”. The Malay Mail. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2014.
  15. ^ Rashvinjeet S. Bedi (ngày 8 tháng 12 năm 2014). “Malaysian football fans apologise over violence caused by hooligans”. The Star/Asia News Network. AsiaOne. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2014.
  16. ^ “Khairy condemns unruly Malaysians, offers apology to Vietnamese fans”. The Malaysian Insider. ngày 8 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2014.
  17. ^ “Malaysia apologises to Vietnam over fan violence”. Agence France-Presse. Daily Mail. ngày 8 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2014.
  18. ^ “Công an VN dừng điều tra 'bán độ'. BBC. ngày 26 tháng 12 năm 2014.
  19. ^ “VTV win AFF Cup broadcast rights”. vietnamnet.vn. ngày 31 tháng 10 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2014. (tiếng Anh)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]