Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hội chứng hoa tulip”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dịch sơ khai
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 07:56, ngày 18 tháng 10 năm 2009

Một loại cây hoa tulip có tên "Phó vương" được trình bày trong cuốn sách Hà Lan năm 1637. Củ hoa này tùy cỡ có giá từ 3.000 đến 4.200 đồng florin. Lúc đó người thủ công lành nghề chỉ kiếm được 300 florin một năm.[1]

Bong bóng hoa tulip (được gọi tulpenmanie, tulpomanie, tulpenwoede, tulpengekte, hay bollengekte trong tiếng Hà Lan) là một giai đoạn trong Thời Hoàng kim Hà Lan; trong giai đoạn này, các giá hợp đồng củ hoa tulip tới mức độ cao bất thường khi mới bắt đầu được nhập cảng rồi đột ngột sụp đổ.[2] Lúc khi bong bóng này đạt tới đỉnh cao nhất vào tháng 2 năm 1637, các hợp đồng tulip được bán với giá cao gấp 10 lần số tiền thu nhập hàng năm của một người thủ công lành nghề. Giá cả cao đến nỗi những người trồng hoa đòi chính phủ cấm thị trường buôn bán này.[3] Nhìn chung, vụ này được coi là bong bóng đầu cơ đầu tiên trong lịch sử.[4] Ngày nay, thuật ngữ "bong bóng hoa tulip" là một cách nói ẩn dụ đến những bong bóng kinh tế lớn, khi các giá tài sản đi trệch khỏi giá trị thực chất.[5]

Sự kiện này được phổ biến hóa năm 1841 trong sách Extraordinary Popular Delusions and the Madness of Crowds (Các Ảo tưởng Phổ biến Bất thường và Chứng điên của Quần chúng) của nhà báo Anh Charles Mackay. Theo Mackay, có lúc một miếng đất 12 mẫu Anh (5 ha) được đưa ra để mua một củ Semper Augustus đơn độc.[6] Mackay cho rằng nhiều nhà đầu tư tương tự phá sản vì giá cả sụp đổ, và thương mại Hà Lan bị hoảng sợ. Mặc dù sách của Mackay là một tác phẩm kinh điển được in lại rộng rãi ngày nay, nhưng cách miêu tả và giải thích bong bóng bị tranh luận. Nhiều nhà chuyên môn hiện đại cho rằng bong bóng không phải to lớn như Mackay miêu tả, và một số người kết luận rằng các thay đổi giá cả không phải là bong bóng.[7][8]

Các nhà nghiên cứu về bong bóng tulip gặp khó khăn vì nguồn tin và dữ liệu từ thập niên 1630 rất hạn chế – phần nhiều là tuyên truyền chống việc đầu cơ tích trữ.[9][3] Một số nhà kinh tế hiện đại đã đề nghị những cách giải thích các thay đổi giá cả dựa trên lý trí thay vì mốt đầu tư, nhưng những cách giải thích này chưa được chấp nhận rộng rãi. Thí dụ các loại cây hoa khác, như là hoa dạ hương, cũng có giá cao khi bắt đầu được nhập rồi bị phá giá đột ngột. Giá cả cao cũng có thể do những người mong chờ nghị viện ra đạo luật cho phép trả ít tiền để làm cho hợp đồng mất hiệu lực, như vậy giảm rủi ro của người mua.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Nusteling, Hubert (1985). Welvaart en Werkgelegenheid in Amsterdam 1540–1860 (bằng tiếng Hà Lan). Amsterdam: De Bataafsche Leeuw. tr. 114, 252, 254, 258. ISBN 9067070823. Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)
  2. ^ Dash, Mike (1999). Tulipomania: The Story of the World's Most Coveted Flower and the Extraordinary Passions It Aroused (bằng tiếng Anh). Luân Đôn: Gollancz. ISBN 0-575-06723-3.
  3. ^ a b “A pamphlet about the Dutch tulipomania”. Wageningen Digital Library (bằng tiếng Anh). Wageningen: Đại học và Trung tâm Nghiên cứu Wageningen. 14 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2008.
  4. ^ Shiller, Robert J. (2005). Irrational Exuberance (bằng tiếng Anh) (ấn bản 2). Princeton, New Jersey: Nhà xuất bản Đại học Princeton. tr. 85. ISBN 0-691-12335-7. Có đoạn thảo luận thêm về bong bóng đầu tiên ở các trang 247–248.
  5. ^ French, Doug (2006). “The Dutch monetary environment during tulipomania” (PDF). Tạp chí Hàng quý về Kinh tế học Áo (bằng tiếng Anh). 9 (1): 3. doi:10.1007/s12113-006-1000-6. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2008. Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)
  6. ^ Mackay, Charles (1841). “The Tulipomania”. Memoirs of Extraordinary Popular Delusions and the Madness of Crowds (bằng tiếng Anh). Luân Đôn: Richard Bentley. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2008. Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)
  7. ^ Thompson, Earl (2007). “The tulipmania: Fact or artifact?” (PDF). Public Choice (bằng tiếng Anh). 130 (1–2): 99. doi:10.1007/s11127-006-9074-4. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2008. Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)
  8. ^ Kindleberger, Charles P. (2005). Manias, Panics, and Crashes: A History of Financial Crises (bằng tiếng Anh) (ấn bản 5). Hoboken, New Jersey: John Wiley & Sons. tr. 115. ISBN 0-471-46714-6. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)
  9. ^ Kuper, Simon (12 tháng 5 năm 2007). “Petal Power”. Thời báo Tài chính (bằng tiếng Anh). Luân Đôn: Pearson PLC. ISSN 0307-1766. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2008. Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp) Phê bình Goldgar, Anne (2007). Tulipmania: Money, Honor, and Knowledge in the Dutch Golden Age (bằng tiếng Anh). Chicago, Illinois: Nhà xuất bản Đại học Chicago. ISBN 978-0-226-30125-9. Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)

External links