Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ung thư đầu và cổ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tạo với bản dịch của trang “Head and neck cancer
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 05:19, ngày 29 tháng 4 năm 2019

Head and neck cancer
Cancer of the tongue with surrounding lichen planus
Khoa/NgànhOncology
Yếu tố nguy cơAlcohol, tobacco, betel quid, human papillomavirus, radiation exposure, certain workplace exposures, Epstein-Barr virus[1][2]
Dịch tễ5.5 million (affected during 2015)[3]

Ung thư đầu và cổ là một nhóm ung thư bắt nguồn từ miệng, mũi, họng, thanh quản, các xoang hoặc tuyến nước bọt.[1] Triệu chứng bao gồm sưng hoặc loét không lành, loét họng không hết, nuốt khó hoặc thay đổi giọng nói.[1] Ngoài ra cũng có thể xuất huyết bất thường, sưng mặt hoặc khó thở.[1]

Khoảng 75% ung thư đầu và cổ có nguyên nhân do rượu hoặc thuốc lá.[1][2] Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm ăn trầu, các loại papillomavirus người, phơi nhiễm phóng xạ, phơi nhiễm ở nơi làm việc và virus Epstein-Barr .[1] Loại ung thư đầu cổ phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy.[2] Chẩn đoán xác đinh bằng sinh thiết.[1]Mức độ lan rộng được chẩn đoán bằng chẩn đoán hình ảnhxét nghiệm máu.[1]

Không sử dụng thuốc lá và rượu có thể làm giảm nguy cơ ung thư đầu và cổ.[2] Việc tầm soát toàn bộ dân số có vẻ không hiệu quả nhưng khám họng có thể có giá trị ở nhóm đối tượng nguy cơ cao.[2] Ung thư đầu cổ có thể chữa được nếu chẩn đoán sớm nhưng tiên lượng xấu nếu chẩn đoán muộn.[2] Điều trị phối hợp phẫu thuật, xạ trị, hóa trịđiều trị đích.[1] Những người điều trị ung thư đầu cổ có nguy cơ ung thư thứ hai cao hơn.[1]

Năm 2015, ung thư đầu và cổ đã ảnh hưởng đến hơn 5.5 triệu người trên toàn thể giới (miệng 2.4 triệu, họng1.7 triệu và thanh quản1.4 triệu),[3] và nó gây hơn 379,000 ca tử vong (miệng 146,000, họng 127,400, thanh quản105,900).[4] Đây là loại ung thư phổ biến thứ bảy và gây tử vong nhiều thứ chín trong các loại ung thư.[2]Tại Hoa Kỳ, có khoảng 1% dân số mắc loại ung thư này, và nam gặp nhiều hơn nữ gấp hai lần.[1][5] Bệnh thường được chẩn đoán ở tuổi 55 đến 65.[5] Tỷ lệ số 5 năm trung bình ở các nước phát triển khoảng 42-64%.[5][6]

Tham khảo

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n “Head and Neck Cancers”. NCI. 29 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2017.
  2. ^ a b c d e f g h World Cancer Report 2014. World Health Organization. 2014. tr. Chapter 5.8. ISBN 978-9283204299.
  3. ^ a b GBD 2015 Disease and Injury Incidence and Prevalence, Collaborators. (8 tháng 10 năm 2016). “Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 310 diseases and injuries, 1990-2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015”. Lancet. 388 (10053): 1545–1602. doi:10.1016/S0140-6736(16)31678-6. PMC 5055577. PMID 27733282.
  4. ^ a b GBD 2015 Mortality and Causes of Death, Collaborators. (8 tháng 10 năm 2016). “Global, regional, and national life expectancy, all-cause mortality, and cause-specific mortality for 249 causes of death, 1980-2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015”. Lancet. 388 (10053): 1459–1544. doi:10.1016/s0140-6736(16)31012-1. PMC 5388903. PMID 27733281.
  5. ^ a b c “SEER Stat Fact Sheets: Oral Cavity and Pharynx Cancer”. SEER. tháng 4 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |dead-url= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  6. ^ Beyzadeoglu, Murat; Ozyigit, Gokhan; Selek, Ugur (2014). Radiation Therapy for Head and Neck Cancers: A Case-Based Review (bằng tiếng Anh). Springer. tr. 18. ISBN 9783319104133. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2017. Đã bỏ qua tham số không rõ |dead-url= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)

Liên kết ngoài