Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đèn LED”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 66: Dòng 66:
Hiện tượng "sụt giảm hiệu suất" (''efficiency droop'') là hiện tượng hiệu suất chiếu sáng của đèn LED giảm khi cường độ dòng điện tăng trên hàng chục miliampe (mA). Thay vì tăng mức dòng điện, độ sáng của đèn thường được tăng lên bằng cách kết hợp nhiều bóng đèn LED trong một bộ đèn. Giải quyết vấn đề giảm hiệu suất giúp giảm số lượng đèn LED trong các bộ đèn LED gia dụng, điều này sẽ giảm đáng kể chi phí.
Hiện tượng "sụt giảm hiệu suất" (''efficiency droop'') là hiện tượng hiệu suất chiếu sáng của đèn LED giảm khi cường độ dòng điện tăng trên hàng chục miliampe (mA). Thay vì tăng mức dòng điện, độ sáng của đèn thường được tăng lên bằng cách kết hợp nhiều bóng đèn LED trong một bộ đèn. Giải quyết vấn đề giảm hiệu suất giúp giảm số lượng đèn LED trong các bộ đèn LED gia dụng, điều này sẽ giảm đáng kể chi phí.


Ngoài việc kém hiệu quả hơn, đèn LED hoạt động ở cường độ dòng điện cao hơn tạo ra nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của đèn LED. Do cường độ dòng điện cao làm tăng nhiệt độ, đèn LED độ sáng cao có tiêu chuẩn công nghiệp hoạt động ở cường độ 350 mA, giúp cân bằng giữa công suất ánh sáng, hiệu quả và tuổi thọ.
Ngoài việc kém hiệu quả hơn, đèn LED hoạt động ở cường độ dòng điện cao hơn tạo ra nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của đèn LED. Do cường độ dòng điện cao làm tăng nhiệt độ, đèn LED độ sáng cao có tiêu chuẩn công nghiệp hoạt động ở cường độ 350&nbsp;mA, giúp cân bằng giữa công suất ánh sáng, hiệu quả và tuổi thọ.<ref>[http://www.energy-daily.com/reports/The_LED_Dark_Secret_999.html The LED's dark secret]. EnergyDaily. Retrieved on 16 March 2012.</ref><ref>{{cite journal |last1= Efremov |first1= A. A. |last2= Bochkareva |first2= N. I. |last3= Gorbunov |first3= R. I. |last4= Lavrinovich |first4= D. A. |last5= Rebane |first5= Y. T. |last6= Tarkhin |first6= D. V. |last7= Shreter |first7= Y. G. |doi= 10.1134/S1063782606050162 |title= Effect of the joule heating on the quantum efficiency and choice of thermal conditions for high-power blue InGaN/GaN LEDs |journal= Semiconductors |volume= 40 |issue= 5 |page= 605 |year= 2006 |bibcode= 2006Semic..40..605E |s2cid= 96989485 }}</ref><ref name="sciencedaily1">[https://www.sciencedaily.com/releases/2009/01/090113123718.htm Smart Lighting: New LED Drops The 'Droop']. Sciencedaily.com (13 January 2009). Retrieved on 4 February 2018</ref><ref name=stevenson>Stevenson, Richard (August 2009) [https://www.spectrum.ieee.org/semiconductors/optoelectronics/the-leds-dark-secret The LED's Dark Secret: Solid-state lighting won't supplant the lightbulb until it can overcome the mysterious malady known as droop] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20180205001156/https://www.spectrum.ieee.org/semiconductors/optoelectronics/the-leds-dark-secret |date=5 February 2018 }}. IEEE Spectrum</ref>


Ban đầu, người ta nghi ngờ rằng nhiệt độ tăng cao sẽ gây ra hiện tượng giảm hiệu suất của đèn LED. Các nhà khoa học đã chứng minh điều ngược lại – rằng mặc dù nhiệt độ cao có thể làm giảm tuổi thọ của đèn LED, nhưng lại cải thiện hiệu suất của đèn LED. Cơ chế gây ra sự sụt giảm hiệu suất được xác định vào năm 2007 là sự tái tổ hợp Auger (tái hợp hạt mang), được thực hiện với phản ứng hỗn hợp. Một nghiên cứu năm 2013 đã xác định một cách dứt khoát sự tái tổ hợp Auger là nguyên nhân khiến hiệu quả giảm xuống.
Ban đầu, người ta nghi ngờ rằng nhiệt độ tăng cao sẽ gây ra hiện tượng giảm hiệu suất của đèn LED. Các nhà khoa học đã chứng minh điều ngược lại – rằng mặc dù nhiệt độ cao có thể làm giảm tuổi thọ của đèn LED, nhưng lại cải thiện hiệu suất của đèn LED. Cơ chế gây ra sự sụt giảm hiệu suất được xác định vào năm 2007 là sự tái tổ hợp Auger (tái hợp hạt mang), được thực hiện với phản ứng hỗn hợp. Một nghiên cứu năm 2013 đã xác định một cách dứt khoát sự tái tổ hợp Auger là nguyên nhân khiến hiệu quả giảm xuống.

Phiên bản lúc 01:58, ngày 23 tháng 11 năm 2020

Một bóng đèn LED 230V, đui đèn cỡ trung bình (E27), công suất 10 Watt, 806 Lumen
Một bóng đèn LED dây tóc có điện áp 230V với đui đèn E27. Sợi dây tóc bóng đèn trong hình có màu vàng.
Những kiểu bóng đèn LED phổ biến trên thị trường (năm 2010) có thể dùng thay thế những loại bóng đèn đui vặn. Bao gồm: đèn pha chiếu sáng (bên trái), đèn đọc sách (giữa), đèn dùng trong nhà (giữa–phải, bên dưới), và đèn trang trí độ sáng thấp (phải).
Một môđun đèn LED chip gắn trên bảng mạch (COB) 80W trong đèn điện công nghiệp, được dán nhiệt vào tấm tản nhiệt.

Đèn LED[1], hay còn  gọi bóng đèn LED[2] (tiếng Anh: LED lamp), là đèn điện được sử dụng trong các thiết bị chiếu sáng, tạo ra ánh sáng bằng cách sử dụng một hoặc nhiều diode phát quang (LED). Đèn LED có tuổi thọ cao hơn nhiều lần so với đèn sợi đốt tương đương và hiệu quả hơn hầu hết các loại đèn huỳnh quang[3][4][5]; một số nhà sản xuất đèn điện (như công ty Cree và những công ty khác) tuyên bố chip LED có hiệu suất chiếu sáng (luminous efficacy) lên đến 303 Lumen trên Watt (lm/W).[6] Tuy nhiên, bóng đèn LED sử dụng một mạch điều khiển LED điện tử khi nối trực tiếp từ đường dây điện chính và tổn thất gây ra do mạch điều khiển này khiến hiệu suất của đèn LED thấp hơn hiệu suất của chip LED có trong đèn. Đèn LED thương mại hiệu quả nhất hiện nay có hiệu suất 200 lm/W.[7][8][9]

Thị trường đèn LED dự kiến sẽ tăng gần gấp 4 lần trong thập kỷ tới, từ 67,6 tỷ đô la vào năm 2019 lên 262,8 tỷ đô la vào năm 2030, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 12,9%.[10] Tính đến 2016, nhiều loại bóng đèn LED tiêu thụ chỉ khoảng 10–25% năng lượng tiêu thụ bởi một bóng đèn sợi đốt,[11][12] lại bền hơn đến 25 lần so với đèn sợi đốt.[12]

Tương tự như đèn sợi đốt (và khác với đèn huỳnh quang), đèn LED đạt đến độ sáng tối đa ngay lập tức mà không có độ trễ khởi động. Việc bật và tắt thường xuyên không làm giảm tuổi thọ như với đèn huỳnh quang.[13] Công suất ánh sáng (light output) giảm dần theo tuổi thọ hoạt động của đèn LED.

Một số bóng đèn LED được dùng thay thế trực tiếp cho đèn sợi đốt hoặc đèn huỳnh quang khi các loại đèn này bị hư hỏng. Trên vỏ hộp sản phẩm bóng đèn LED có thể hiển thị công suất ánh sáng tính bằng Lumen (lm), công suất tiêu thụ tính bằng Watt (W), nhiệt độ màu tính bằng Kelvin (K), hoặc mô tả màu như "trắng ấm", "trắng mát" hoặc "ánh sáng ban ngày", phạm vi nhiệt độ hoạt động, và đôi khi thể hiện cả công suất tương đương với đèn sợi đốt cung cấp cùng công suất tính bằng lumen.

Đặc tính phát xạ có hướng của bóng đèn LED ảnh hưởng đến thiết kế của đèn. Một bóng đèn LED có thể cung cấp lượng ánh sáng bằng với một bóng sợi đốt vốn tiêu thụ điện năng hơn gấp nhiều lần; tuy nhiên, với hầu hết hệ thống chiếu sáng thông dụng, người ta sử dụng nhiều đèn LED kết hợp với nhau. Điều này giúp tạo ra một bóng đèn với chi phí rẻ hơn với những đặc tính được cải thiện tốt hơn, như khả năng phân bố ánh sáng, tản nhiệt và chỉ số hoàn màu.

Đèn LED sử dụng dòng điện một chiều (DC), trong khi mạch điện chính là dòng điện xoay chiều (AC) và thường có điện áp cao hơn nhiều so với mức mà đèn LED có thể chịu được. Do vây, bên trong đèn LED có thể chứa mạch điện để chuyển đổi nguồn điện xoay chiều thành dòng điện một chiều ở mức điện áp phù hợp. Các mạch này chứa bộ chỉnh lưu, tụ điện và có thể có các bộ phận điện tử hiệu dụng khác, như thiết bị điều khiển tăng–giảm độ sáng của đèn. Trong bóng đèn LED dây tóc, mạch điều khiển được đơn giản hóa vì nhiều mối nối LED được mắc nối tiếp có tổng điện áp hoạt động xấp xỉ bằng điện áp nguồn điện xoay chiều. Đèn LED yêu cầu một hệ thống cung cấp điện (mạch điều khiển) để điều khiển và tương tác với mạng điện chính. Nói chung, dạng sóng dòng điện chứa một lượng độ nhiễu nhất định, tùy thuộc vào công nghệ của bóng đèn LED.[14]

Lịch sử

Trước khi đèn LED được phát minh, ba loại đèn sau được sử dụng cho những nhu cầu chiếu sáng thông dụng (ánh sáng trắng):

  • Đèn sợi đốt, tạo ra ánh sáng nhờ vào dây tóc được đốt nóng bởi dòng điện và phát sáng. Loại đèn này có hiệu quả rất thấp, với hiệu suất phát sáng khoảng 10–22 lumen/Watt (lm/W) và cũng có tuổi thọ ngắn (khoảng 1.000 giờ).[15][16][17] Chúng đang bị loại bỏ dần khỏi các ứng dụng chiếu sáng thông dụng. Đèn sợi đốt tạo ra bức xạ vật đen liên tục tương tự như ánh sáng mặt trời, do đó tạo ra chỉ số hoàn màu (CRI) cao.
  • Đèn huỳnh quang, tạo ra ánh sáng tử ngoại bằng sự phóng điện phát sáng giữa hai điện cực trong ống áp suất thấp chứa hơi thủy ngânargon, được chuyển thành ánh sáng khả kiến nhờ lớp phủ phosphor huỳnh quang bên trong ống.[18] Loại đèn này hiệu quả hơn đèn sợi đốt, có hiệu suất phát sáng khoảng 40–100 lm/W và có tuổi thọ cao hơn với khoảng từ 6.000–20.000 giờ[15][17] và được sử dụng rộng rãi cho chiếu sáng dân dụng và văn phòng. Đèn huỳnh quang tiêu thụ chỉ bằng khoảng 1/5 đến 1/3 năng lượng tiêu thụ bởi đèn dây tóc có cùng độ sáng tương đương, đồng thời bền hơn gấp 20 lần.[19] Tuy nhiên, hàm lượng thủy ngân trong đèn huỳnh quang gây nguy hiểm đến môi trường và sau khi sử dụng, đèn huỳnh quang phải được xử lý như chất thải nguy hại.
  • Đèn halogen kim loại (metal-halide lamp), tạo ra ánh sáng bằng hồ quang giữa hai điện cực trong không gian chứa argon, thủy ngân và các kim loại khác, iốt hoặc brom. Đây là loại đèn điện trắng hiệu quả nhất trước khi có đèn LED, với hiệu suất phát sáng khoảng 80–115 lm/W và có tuổi thọ bóng đèn khoảng 6.000–10.000 giờ.[15] Tuy nhiên, vì đèn halogen kim loại cần khoảng thời gian khởi động 5–7 phút trước khi bật, nên loại đèn này không được sử dụng để chiếu sáng khu dân cư mà được dùng để chiếu sáng khu vực công nghiệp và thương mại, dùng làm đèn an ninh ngoài trời và đèn đường. Giống như đèn huỳnh quang, đèn halogen kim loại cũng chứa thủy ngân, là chất nguy hiểm.

Dưới góc độ là những thiết bị chuyển đổi năng lượng điện, tất cả các loại đèn trên không hiệu quả, do biến đổi năng lượng vào thành nhiệt năng, thay vì chuyển thành ánh sáng. Vào năm 1997, hệ thống điện chiếu sáng toàn cầu tiêu thụ 2.016 nghìn tỷ Watt-giờ (W-h) năng lượng (tương đương công suất của 1.000 nhà máy phát điện lớn).[20] Ở các nước công nghiệp phát triển, việc chiếu sáng chiếm khoảng 12% trong tổng năng lượng điện tiêu thụ. Sự khan hiếm của các nguồn năng lượng ngày càng tăng và chi phí môi trường để sản xuất năng lượng, đặc biệt là sự phát hiện ra hiện tượng ấm lên toàn cầu do carbon dioxide thải ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch —là nguồn năng lượng lớn nhất để sản xuất điện— đã tạo động lực để phát triển thêm những loại đèn điện tiết kiệm điện hơn.

Loại bóng đèn LED công suất thấp đầu tiên được phát triển vào đầu thập niên 1960, và chỉ tạo ra ánh sáng ở bước sóng màu đỏ, tần số thấp của quang phổ. Năm 1968, các loại đèn LED thương mại đầu tiên được ra mắt: Màn hình LED của công ty Hewlett-Packard,[21] được phát triển bởi Howard C. Borden, Gerald P. Pighini, và kỹ sư người Ai Cập Mohamed M. Atalla,[22] và đèn LED chỉ thị của Công ty Monsanto.[21] Tuy nhiên, đèn LED ban đầu không hiệu quả và chỉ có thể hiển thị màu đỏ đậm, khiến chúng không phù hợp cho việc chiếu sáng thông thường; do vậy, chúng chỉ được dùng ở màn hình hiển thị số và đèn báo chỉ thị.[21]

Đèn LED độ sáng cao màu xanh lam đầu tiên được Nakamura Shuji thuộc công ty Nichia Corporation giới thiệu vào năm 1994.[23] Nhờ việc đèn LED xanh lam và đèn LED hiệu suất cao được phát minh, đã dẫn đến sự phát triển của 'đèn LED trắng' (white LED) đầu tiên, sử dụng lớp phủ phosphor để chuyển đổi một phần ánh sáng xanh lam phát ra thành ánh sáng có tần số đỏ và xanh lục, tạo ra ánh sáng có màu trắng.[24] Akasaki Isamu, Amano Hiroshi, và Nakamura Shuji sau đó đã được trao giải Nobel Vật lý năm 2014 cho việc phát minh ra đèn LED xanh lam.[25]

Công nghệ

Đèn LED, thường được chế tạo bởi các dãy môđun LED gắn trên bề mặt (môđun SMD), thay thế đèn sợi đốt có công suất từ 5 đến 200 watt.

Một sự khác biệt đáng kể của đèn LED so với các nguồn sáng khác ánh sáng phát ra có hướng, tức là, ánh sáng từ đèn LED phát ra dưới dạng chùm tia hẹp hơn.

Đèn LED ánh sáng trắng

Một bóng đèn LED dùng trong nhiếp ảnh

Hệ thống chiếu sáng thông dụng yêu cầu ánh sáng trắng, mô phỏng bức xạ vật thể đen ở nhiệt độ xác định, từ "trắng ấm" (như bóng đèn sợi đốt) có nhiệt độ màu 2700K, đến "ánh sáng ban ngày" khoảng 6000K. Các đèn LED đầu tiên phát ra ánh sáng trong dải bước sóng rất hẹp, có màu đặc trưng cho dải tần năng lượng của vật liệu bán dẫn được sử dụng để làm đèn LED. Có hai phương pháp chính để sản xuất đèn LED phát ra ánh sáng trắng: kết hợp ánh sáng từ nhiều bóng đèn LED với nhiều màu sắc khác nhau hoặc sử dụng lớp phủ phosphor để biến đổi ánh sáng thành các màu khác nhau. Ánh sáng từ đèn LED không giống như một vật đen thực, do vậy tạo ra màu sắc khác với bóng đèn sợi đốt. Tính chất hoàn màu được xác định bởi chỉ số hoàn màu (CRI). Tính đến năm 2019, đa số các bóng đèn LED có chỉ số hoàn màu là 80, còn đối với các bóng đèn LED đắt tiền hơn có CRI đến 95 (100 là giá trị lý tưởng tối đa).

Phương pháp thứ nhất để tạo ra đèn LED ánh sáng trắng là việc kết hợp ánh sáng từ nhiều bóng đèn LED với nhiều màu sắc khác nhau. Đèn LED ba màu, hay còn gọi đèn LED RGB (Red–Green–Blue), sử dụng nhiều chip LED phát ra các bước sóng màu đỏ, xanh lục và xanh lam. Ba màu này kết hợp với nhau tạo ra ánh sáng trắng. Chỉ số hoàn màu (CRI) của loại đèn LED này kém, thường là 25–65, do dải bước sóng phát ra hẹp.[26] Có thể tăng giá trị CRI cao hơn bằng cách sử dụng nhiều hơn ba màu cơ bản này để bao phủ một dải bước sóng lớn hơn.

Phương pháp cơ bản thứ hai là việc sử dụng chip LED kết hợp với lớp phủ phosphor để tạo ra các màu bổ sung từ một đèn LED duy nhất. Một số ánh sáng từ đèn LED bị hấp thụ bởi các phân tử của phosphor có khả năng huỳnh quang, phát ra ánh sáng có màu khác thông qua sự dịch chuyển Stokes. Phương pháp phổ biến nhất là kết hợp đèn LED màu xanh lam với lớp photpho màu vàng, tạo ra dải bước sóng màu xanh lam hẹp và dải bước sóng "màu vàng" rộng có thể bao phủ quang phổ từ màu xanh lá cây đến màu đỏ. Giá trị CRI có thể dao động từ dưới 70 đến hơn 90, mặc dù nhiều loại đèn LED thương mại thuộc loại này có chỉ số hoàn màu khoảng 82.[26] Loại đèn này được nghiên cứu để liên tục tăng hiệu suất, với sản phẩm ở quy mô sản xuất đạt 150 lm/W vào năm 2017, do vậy loại này đã vượt qua hiệu suất của đèn LED ba màu.

Phosphor được dùng trong đèn LED ánh sáng trắng có thể tạo ra nhiệt độ màu tương ứng trong khoảng 2.200 K (tương đương với đèn sợi đốt mờ) đến 7.000 K hoặc hơn.[27]

Đèn LED đổi màu

Hệ thống chiếu sáng có thể tùy chỉnh màu sắc sử dụng những dãy đèn LED nhiều màu có thể được điều khiển riêng, hoặc sử dụng các dãy đèn LED riêng biệt của từng màu hoặc đèn LED nhiều chip với các màu được kết hợp và điều khiển ở cấp độ chip.[28] Ví dụ, các đèn LED trắng có nhiệt độ màu khác nhau có thể được kết hợp để tạo thành một bóng đèn LED có thể giảm nhiệt độ màu của nó khi giảm độ sáng.[29]

Bộ điều khiển LED

Chip LED hoạt động với nguồn điện một chiều có điện áp ổn định. Do vậy, đèn LED cần có một mạch điện thích hợp gọi là bộ điều khiển LED, hay còn gọi là 'bộ chuyển nguồn LED' (LED driver), có nhiệm vụ chuyển đổi dòng điện xoay chiều từ mạng điện chính thành dòng điện một chiều có điện áp không đổi.

Bộ điều khiển LED là bộ phận quan trọng của bóng đèn LED hoặc bộ đèn điện LED. Một bộ điều khiển LED tốt có thể đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho hệ thống đèn LED, đồng thời cung cấp các tính năng bổ sung như điều khiển và thay đổi độ sáng cho đèn. Nếu bộ điều khiển LED được thiết kế hoặc sử dụng không phù hợp, có thể làm giảm tuổi thọ của đèn LED (thậm chí có thể gây hỏng bóng đèn LED gần như tức thì) hoặc khiến đèn LED nhấp nháy và có những hiện tượng lạ khác. Bộ điều khiển LED có thể được đặt bên trong bóng đèn hoặc bộ đèn, được gọi là loại tích hợp (integral), hoặc ở bên ngoài đèn, được gọi là loại độc lập (hoặc loại điều khiển từ xa). Tùy thuộc vào ứng dụng khác nhau sẽ cần sử dụng những loại bộ điều khiển LED khác nhau. Ví dụ, bộ điều khiển LED ngoài trời cho đèn đường, bộ điều khiển LED cục bộ sử dụng trong nhà cho đèn chiếu sáng và bộ điều khiển LED tuyến tính trong nhà cho đèn bảng (đèn hộp), v.v.

Nhiều nghiên cứu đã phân tích các chỉ số chất lượng điện tương ứng với công suất chiếu sáng, với các giá trị điện áp và dạng sóng khác nhau. Việc kiểm tra giới hạn sóng hài (harmonic limit check) được thực hiện tương ứng với thiết bị chiếu sáng loại C, các yêu cầu của tiêu chuẩn IEC 61000-3-2 được đánh giá cho các cách thiết lập bộ điều khiển LED khác nhau.

Kiểm soát nhiệt độ

So với các hệ thống chiếu sáng khác, đèn LED phải được giữ mát bởi vì nhiệt độ cao có thể giảm tuổi thọ và công suất ánh sáng. Đèn LED khi hoạt động thường "mát" (ít tỏa nhiệt) hơn so với các loại đèn thế hệ trước vì không có hồ quang điện hoặc dây tóc vonfram, nhưng chúng vẫn có thể gây bỏng. Do vậy, người ta cần quan tâm đến việc kiểm soát nhiệt độ của đèn LED công suất cao, nhằm giữ cho nhiệt độ ở những mối nối điện của thiết bị LED gần với nhiệt độ môi trường xung quanh, vì nhiệt độ tăng sẽ làm tăng cường độ dòng điện, gây nóng hơn, dẫn đến càng tăng cường độ hơn... cứ tiếp tục cho đến khi đèn LED bị hư hỏng.

Với cùng công suất chiếu sáng, đèn LED thường tiêu thụ ít điện năng hơn, nhưng chúng cũng đồng thời tạo ra một lượng nhiệt tập trung ở một khuôn bán dẫn rất nhỏ, do vậy chúng vẫn cần được làm mát. Bóng đèn LED thường có cấu tạo gồm các bộ phận tản nhiệt như tấm tản nhiệt và cánh tản nhiệt làm bằng nhôm hoặc nhựa với các hạt than chì. Đối với những loại đèn LED công suất rất cao dùng trong công nghiệp thường được trang bị thêm quạt làm mát.

Trong một số trường hợp, người ta đặt đèn LED và tất cả các mạch điện trong bóng thủy tinh giống như bóng đèn sợi đốt thông thường, nhưng có nạp khí heli để dẫn nhiệt và do vậy giúp làm mát đèn LED. Một số trường hợp khác, người ta đặt đèn LED trên bảng mạch có mặt sau bằng nhôm. Mặt bảng mạch nhôm này được kết nối truyền nhiệt với đế nhôm của đèn bằng cách sử dụng keo tản nhiệt, và phần đế được nhúng trong một lớp vỏ nhựa melamine.

Sụt giảm hiệu suất

Hiện tượng "sụt giảm hiệu suất" (efficiency droop) là hiện tượng hiệu suất chiếu sáng của đèn LED giảm khi cường độ dòng điện tăng trên hàng chục miliampe (mA). Thay vì tăng mức dòng điện, độ sáng của đèn thường được tăng lên bằng cách kết hợp nhiều bóng đèn LED trong một bộ đèn. Giải quyết vấn đề giảm hiệu suất giúp giảm số lượng đèn LED trong các bộ đèn LED gia dụng, điều này sẽ giảm đáng kể chi phí.

Ngoài việc kém hiệu quả hơn, đèn LED hoạt động ở cường độ dòng điện cao hơn tạo ra nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của đèn LED. Do cường độ dòng điện cao làm tăng nhiệt độ, đèn LED độ sáng cao có tiêu chuẩn công nghiệp hoạt động ở cường độ 350 mA, giúp cân bằng giữa công suất ánh sáng, hiệu quả và tuổi thọ.[30][31][32][33]

Ban đầu, người ta nghi ngờ rằng nhiệt độ tăng cao sẽ gây ra hiện tượng giảm hiệu suất của đèn LED. Các nhà khoa học đã chứng minh điều ngược lại – rằng mặc dù nhiệt độ cao có thể làm giảm tuổi thọ của đèn LED, nhưng lại cải thiện hiệu suất của đèn LED. Cơ chế gây ra sự sụt giảm hiệu suất được xác định vào năm 2007 là sự tái tổ hợp Auger (tái hợp hạt mang), được thực hiện với phản ứng hỗn hợp. Một nghiên cứu năm 2013 đã xác định một cách dứt khoát sự tái tổ hợp Auger là nguyên nhân khiến hiệu quả giảm xuống.

Tham khảo

  1. ^ Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (VSQI) (2017). Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11844:2017 về Đèn LED - Hiệu suất năng lượng. tr. 1.
  2. ^ Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (VSQI) (2017). Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11843:2017 (CIE S 025:2015) về Bóng đèn LED, đèn điện LED và mô đun LED - Phương pháp thử. tr. 9.
  3. ^ “How Energy-Efficient Light Bulbs Compare with Traditional Incandescents”. Energy.gov. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2018.
  4. ^ “CFLs vs. LEDs: The Better Bulbs”. greenamerica.org. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2016.
  5. ^ “Lightbulb Efficiency Comparison Chart”. greatercea.org. 24 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2018.
  6. ^ “LEDs Will Get Even More Efficient: Cree Passes 300 Lumens Per Watt”. Forbes.com. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2016.
  7. ^ “Dubai Lamp | Philips Lighting”. Philips.ae. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2019.
  8. ^ “Lighting world first: Philips breaks 200 lumens per watt barrier” (PDF). Philips.com. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2019.
  9. ^ “Philips and Dubai unveil world's most efficient LED bulb”. newatlas.com. 6 tháng 10 năm 2016.
  10. ^ GlobeNewswire Research (16 tháng 11 năm 2020). “Worldwide LED Lighting Industry to 2030 - Analysis and Growth Forecast”. GlobeNewswire News Room. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2020.
  11. ^ Bergesen, Joseph D.; Tähkämö, Leena; Gibon, Thomas; Suh, Sangwon (2016). “Potential Long-Term Global Environmental Implications of Efficient Light-Source Technologies”. Journal of Industrial Ecology. 20 (2): 263. doi:10.1111/jiec.12342.
  12. ^ a b “LED Lighting”. Energy.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2020.
  13. ^ Damir, B (2012). “Longevity of light bulbs and how to make them last longer”. RobAid. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2015.
  14. ^ Ciugudeanu, Calin; Buzdugan, Mircea; Beu, Dorin; Campianu, Angel; Galatanu, Catalin Daniel (12 tháng 12 năm 2019). “Sustainable Lighting-Retrofit Versus Dedicated Luminaires-Light Versus Power Quality”. Sustainability (bằng tiếng Anh). 11 (24): 7125. doi:10.3390/su11247125. ISSN 2071-1050.
  15. ^ a b c Purpura, P.P. (2017). “External Threats and Countermeasures”. Effective Physical Security 5e. Boston: Elsevier. tr. 219–248. doi:10.1016/b978-0-12-804462-9.00009-9. ISBN 978-0-12-804462-9.
  16. ^ Morgan Pattison, Paul; Hansen, Monica; Tsao, Jeffrey Y. (2018). “LED lighting efficacy: Status and directions”. Comptes Rendus Physique. Elsevier BV. 19 (3): 136. doi:10.1016/j.crhy.2017.10.013. ISSN 1631-0705.
  17. ^ a b Purpura, P.P.; Fennelly, L.J.; Honey, G.; Broder, J.F. (2014). “Security Lighting for Schools”. The Handbook for School Safety and Security. Elsevier. tr. 159–170. doi:10.1016/b978-0-12-800568-2.00019-0. ISBN 978-0-12-800568-2.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết)
  18. ^ “Fluorescent lamp”. Encyclopedia Britannica. 12 tháng 5 năm 2015. Trích: Fluorescent lamp, electric discharge lamp, cooler and more efficient than incandescent lamps, that produces light by the fluorescence of a phosphor coating. A fluorescent lamp consists of a glass tube filled with a mixture of argon and mercury vapour.
  19. ^ Purpura và đồng nghiệp, tr. 159 Trích: Fluorescent lamps use one-fifth to one-third as much electricity as incandescent with a comparable lumen rating and last up to 20 times longer.
  20. ^ Mills, Evan (tháng 6 năm 2002). “The $230-billion Global Lighting Energy Bill” (PDF). Proceedings of the 5th International Conference on Energy-Efficient Lighting: 2. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2020. line feed character trong |journal= tại ký tự số 68 (trợ giúp)
  21. ^ a b c Andrews, David L. (2015). Photonics, Volume 3: Photonics Technology and Instrumentation. John Wiley & Sons. tr. 2. ISBN 9781118225547.
  22. ^ Borden, Howard C.; Pighini, Gerald P. (tháng 2 năm 1969). “Solid-State Displays” (PDF). Hewlett-Packard Journal: 2–12.
  23. ^ Nakamura, S.; Mukai, T.; Senoh, M. (1994). “Candela-Class High-Brightness InGaN/AlGaN Double-Heterostructure Blue-Light-Emitting-Diodes”. Appl. Phys. Lett. 64 (13): 1687. Bibcode:1994ApPhL..64.1687N. doi:10.1063/1.111832.
  24. ^ “2006 Millennium Technology Prize Awarded to UCSB's Shuji Nakamura”. The UCSB Current. 15 tháng 6 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2020.
  25. ^ “The Nobel Prize in Physics 2014 – Press release”. nobelprize.org. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2014.
  26. ^ a b Narendran, Nadarajah; Deng, Lei (2002). Ferguson, Ian T; Narendran, Nadarajah; Denbaars, Steven P; Park, Yoon-Soo (biên tập). “Color rendering properties of LED light sources”. Proceedings of the SPIE. Solid State Lighting II. 4776: 61. doi:10.1117/12.452574.
  27. ^ “Warm white LED light”. Philips.co.uk. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2018.
  28. ^ “Two-minute explainer: Tunable-white LEDs”. Luxreview. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2016.
  29. ^ “Warm Glow Effect”. Philips Lighting. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2018. Video mô tả tháo rời bóng đèn LED giảm độ sáng
  30. ^ The LED's dark secret. EnergyDaily. Retrieved on 16 March 2012.
  31. ^ Efremov, A. A.; Bochkareva, N. I.; Gorbunov, R. I.; Lavrinovich, D. A.; Rebane, Y. T.; Tarkhin, D. V.; Shreter, Y. G. (2006). “Effect of the joule heating on the quantum efficiency and choice of thermal conditions for high-power blue InGaN/GaN LEDs”. Semiconductors. 40 (5): 605. Bibcode:2006Semic..40..605E. doi:10.1134/S1063782606050162. S2CID 96989485.
  32. ^ Smart Lighting: New LED Drops The 'Droop'. Sciencedaily.com (13 January 2009). Retrieved on 4 February 2018
  33. ^ Stevenson, Richard (August 2009) The LED's Dark Secret: Solid-state lighting won't supplant the lightbulb until it can overcome the mysterious malady known as droop Lưu trữ 5 tháng 2 2018 tại Wayback Machine. IEEE Spectrum