Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Liệt thần kinh mặt”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tạo với bản dịch của trang “Bell's palsy
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 08:52, ngày 17 tháng 12 năm 2022

Liệt thần kinh mặt
Khoa/NgànhThần kinh học Sửa đổi tại Wikidata
Dịch tễLỗi Lua trong Mô_đun:PrevalenceData tại dòng 28: attempt to perform arithmetic on field 'lowerBound' (a nil value).

Liệt thần kinh mặt (hay liệt Bell, liệt mặt ngoại biên, liệt thần kinh VII ngoại bên, trong đông y: khẩu nhãn oa tà) là một loại liệt mặt dẫn đến mất khả năng cử động tạm thời các cơ mặt ở bên bị tổn thương. [1] Trong hầu hết các trường hợp, yếu cơ chỉ là tạm thời và cải thiện đáng kể trong nhiều tuần. [2] Triệu chứng có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng, [1] gồm co giật cơ, nhược cơ hoặc mất hoàn toàn khả năng cử động một bên, một số trường hợp hiếm gặp là liệt cả hai bên mặt. [1] Các triệu chứng khác gồm sụp mí mắt, thay đổi vị giác và đau quanh tai. Thông thường các triệu chứng xuất hiện trong hơn 48 giờ. [1] Liệt mặt ngoại biên có thể làm cho bệnh nhân tăng độ nhạy cảm với âm thanh được gọi là tăng thính (hyperacusis). [3]

Nguyên nhân của liệt mặt ngoại biên vẫn chưa được biết [1] và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. [2] Các yếu tố nguy cơ gồm: đái tháo đường, nhiễm trùng đường hô hấp trênmang thai . [1] [4] Liệt mặt ngoại biên là kết quả của rối loạn chức năng thần kinh sọ VII (thần kinh mặt). [1] Nhiều người tin rằng nguyên nhân do nhiễm virus dẫn đến sưng tấy vùng mặt. [1] Chẩn đoán dựa trên triệu chứng biểu hiện trên nét mặt và loại trừ các nguyên nhân có thể có khác gây yếu cơ vùng mặt như:[1] u não, đột quỵ (tai biến mạch máu não), hội chứng Ramsay Hunt loại 2, bệnh nhược cơbệnh Lyme . [5]

Liệt mặt ngoại biên thường tự tiến triển tốt hơn, hầu hết trở về được chức năng bình thường hoặc gần như bình thường. [1] Corticosteroid được chứng minh giúp cải thiện quá trình lành bệnh, trong khi đó thuốc kháng virus có thể mang lại lợi ích mức độ nhỏ. [6] Cần bảo vệ mắt, tránh bị khô mắt bằng cách sử dụng thuốc nhỏ hoặc miếng bịt mắt . [1] Thường không khuyến khích phẫu thuật. [1] Các triệu chứng cải thiện thường bắt đầu từ ngày 14 ngày, phục hồi hoàn toàn trong vòng 6 tháng. [1] Một số ít bệnh nhân có thể không hồi phục hoàn toàn hoặc có các triệu chứng tái phát. [1]

Liệt mặt ngoại biên là nguyên nhân phổ biến nhất gây liệt dây thần kinh mặt một bên (70%),[5] [7] xảy ra ở 1 đến 4 trên 10 000 người mỗi năm. [5] Khoảng 1,5% dân số bị liệt mặt ngoại biên tại một số thời điểm nhất định trong cuộc sống của họ,[8] thường xảy ra trong độ tuổi từ 15 đến 60. [1] Nam giới và nữ giới bị ảnh hưởng như nhau. [1] Bệnh được đặt theo tên của bác sĩ phẫu thuật người Scotland Charles Bell (1774–1842), người đầu tiên mô tả mối liên hệ của dây thần kinh mặt với tình trạng liệt mặt [1]

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q “Bell's Palsy Fact Sheet”. NINDS. 25 tháng 7 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2022. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “NIH2016” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  2. ^ a b “Bell's palsy - Symptoms and causes”. Mayo Clinic (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2022. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “:1” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  3. ^ Purves D (2012). Neuroscience (ấn bản 5). Sunderland, Massachusetts: Sinauer. tr. 283. ISBN 9780878936953.
  4. ^ Hussain A, Nduka C, Moth P, Malhotra R (tháng 5 năm 2017). “Bell's facial nerve palsy in pregnancy: a clinical review”. Journal of Obstetrics and Gynaecology. 37 (4): 409–15. doi:10.1080/01443615.2016.1256973. PMID 28141956.
  5. ^ a b c Fuller G, Morgan C (tháng 12 năm 2016). “Bell's palsy syndrome: mimics and chameleons”. Practical Neurology. 16 (6): 439–44. doi:10.1136/practneurol-2016-001383. PMID 27034243. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Ful2016” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  6. ^ Gagyor I, Madhok VB, Daly F, Somasundara D, Sullivan M, Gammie F, Sullivan F (tháng 11 năm 2015). “Antiviral treatment for Bell's palsy (idiopathic facial paralysis)” (PDF). The Cochrane Database of Systematic Reviews (11): CD001869. doi:10.1002/14651858.CD001869.pub8. PMID 26559436.
  7. ^ Dickson G (2014). Primary Care ENT, An Issue of Primary Care: Clinics in Office Practice. Elsevier Health Sciences. tr. 138. ISBN 978-0323287173. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2016.
  8. ^ Grewal DS (2014). Atlas of Surgery of the Facial Nerve: An Otolaryngologist's Perspective. Jaypee Brothers Publishers. tr. 46. ISBN 978-9350905807. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2016.