Đám rối thần kinh cổ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đám rối thần kinh cổ (gọi tắt là Đám rối cổ) là một mạng lưới được tạo bởi nhánh trước của bốn thần kinh sống cổ đầu tiên (C1, C2, C3, C4). Các nhánh trước này liên kết nới nhau thành các quai nối nằm trước cơ nâng vaicơ bậc thang giữa, sau tĩnh mạch cảnh trongcơ ức - đòn - chũm. Có sự nối tiếp của đám rối với thần kinh lang thang (thần kinh sọ X), thần kinh phụ (thần kinh sọ XI), thần kinh hạ thiệt (thần kinh sọ XII) và thân giao cảm.

Các nhánh[sửa | sửa mã nguồn]

Đám rối cổ tách ra thành các nhánh nông (nhánh bì) đi tới da và các nhánh sâu; các nhánh sau bao gồm các nhánh cơ và các nhánh nối.

Thần kinh

(tiếng Việt)

Rễ Chi phối
4 nhánh nông (nhánh bì)
Thần kinh chẩm nhỏ C2 da phần bên vùng chẩm

da mặt trong loa tai

Thần kinh tai lớn C2, C3 nhánh trước: vùng da phủ tuyến mang tai

nhánh sau: vùng da phủ mỏm chũm và cả hai mặt của loa tai

Thần kinh ngang cổ C2, C3 da phủ các mặt trước và bên của cổ, từ thân xương hàm dưới tới xương ức
Các thần kinh trên đòn C3, C4 da ở trên và ở dưới vùng cổ[1]
Các nhánh sâu
Các nhánh nối Đám rối cổ tiếp nối với các thần kinh sọ X, XI, XII và thân giao cảm cổ. Quai nối giữa C1 và C2 tách ra nột nhánh nối với thần kinh hạ thiệt (thần kinh sọ XII). Những sợi trong nhánh này sau đó rời khỏi thần kinh hạ thiệt trong nhánh màng não, rễ trên quai cổ và các thần kinh tới cơ giáp - móngcơ cằm - móng.
Các nhánh cơ Nhóm trong C1 cơ thẳng đầu bên
C1, C2 cơ thẳng đầu trước
C1, C2, C3 cơ dài đầu
C2, C3, C4 cơ dài cổ
C2, C3 Rễ dưới quai cổ: tất cả các cơ dưới móng, trừ cơ giáp - móng
C3, C4, C5 thần kinh hoành
Nhóm ngoài C2, C3, C4 cơ ức - đòn - chũm
C2 cơ thang
C3, C4 cơ nâng vai
C3, C4 cơ bậc thang giữa

Ngoài ra, thần kinh tai trước tách ra từ nhánh sau của C2, C3[2][3]thần kinh tai sau tách ra từ nhánh sau của C3, C4.[3]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Clinically Oriented Anatomy by Moore and Dally's
  2. ^ Robert Schwartzman (ngày 15 tháng 4 năm 2008). Neurologic Examination. John Wiley & Sons. tr. 58. ISBN 978-1-4051-7283-7.
  3. ^ a b R.J. Schwartzman (ngày 31 tháng 7 năm 2006). Differential Diagnosis in Neurology. IOS Press. tr. 326–. ISBN 978-1-60750-179-4.

Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]