Đỗ Thị Phương Bảo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ nhân dân
Đỗ Thị Phương Bảo
Đỗ Thị Phương Bảo cùng cây đàn tranh cải tiến
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Đỗ Thị Phương Bảo
Ngày sinh
7 tháng 5, 1951 (72 tuổi)
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpNghệ sĩ biểu diễn
Lĩnh vực
Danh hiệuNghệ sĩ Nhân dân (2007)
Sự nghiệp âm nhạc
Đào tạoTrường Âm nhạc Việt Nam
Ca khúcBình minh trên rẻo cao

Đỗ Thị Phương Bảo (sinh ngày 7 tháng 5 năm 1951) là một nhà giáo, nghệ sĩ đàn tranh người Việt Nam.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Đỗ Thị Phương Bảo sinh ngày 7 tháng 5 năm 1951 trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, từ nhỏ bà đã thể hiện năng khiếu âm nhạc. Những năm 1960 - 1969, bà theo học tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), tại đây bà thường đạt thành tích cao trong học tập. Năm 1967, bà trở thành cộng tác viên của Đài Tiếng nói Việt Nam. Những năm 1969 - 1988, bà làm giảng viên tại Nhạc viện Hà Nội, chủ nhiệm bộ môn đàn tranh, cũng trong thời gian này bà đã soạn thảo bộ giáo trình môn đàn tranh bậc đại học cho nhạc viện. Những năm 1988 - 2007, bà là thành viên và là trưởng đoàn của Đoàn ca nhạc Bông Sen, nghệ sĩ độc tấu đàn tranh, đàn T'rưngđàn bầu. Từ năm 2007 đến nay, bà làm giám đốc Công ty TNHH Phương Bảo.

Bà đã được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào năm 1993; Nghệ sĩ nhân dân vào năm 2007,[1] bà hiện là nghệ sĩ đàn tranh đầu tiên và duy nhất được phong tặng danh hiệu này.

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Giải thưởng Chương trình Đơn vị trao Tác phẩm
1971 Huy chương vàng Hội diễn ca múa nhạc Bộ Văn hóa Ru con

Bình minh trên rẻo cao

1982 Giải A về nghệ thuật biễu diễn Bộ Văn hóa Biển
Giải A về tác phẩm sáng tác cho đàn tranh Bộ Văn hóa Biển
1997 Bông Sen Vàng

(cùng dàn nhạc Nhà hát Ca Múa Nhạc Dân tộc Bông Sen)

Sở Văn hóa thông tin

Thành phố Hồ Chí Minh

Cải tiến đàn tranh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1995, Đỗ Thị Phương Bảo đã tiến hành cải tiến cây đàn tranh truyền thống để giúp cho nó vừa có thể diễn tấu được những làn điệu ngũ âm truyền thống, đồng thời diễn tấu được các điệu nhạc 12 nốt của âm nhạc phương Tây. Công trình cải tiến của bà có 4 điểm chính: Mở rộng mặt bàn để thêm dây tăng âm vực; Nâng chiều cao hộp đàn làm bằng gỗ cây ngô đồng khiến hiệu năng của hộp cộng hưởng tăng lên, giúp tăng âm sắc và âm lượng; Chân trục ngạn liên hoàn; Thêm bộ tinh chỉnh. Công trình cải tiến đàn tranh của bà đã được Hội đồng Khoa học đánh giá xuất sắc, và cũng đã được cấp bằng Độc quyền sáng chế.

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

STTNhan đềPhổ nhạcTrình bàyThời lượng
1."Bình minh trên rẻo cao"Phương BảoPhương Bảo 
2."Nhớ quê"Phương BảoPhương Bảo 
3."Cung đàn quê mẹ"Phương BảoPhương Bảo 
4."Biển"Phương BảoPhương Bảo 
5."Sang xuân"Phương BảoPhương Bảo 
6."Hoa anh đào"Phương BảoPhương Bảo 
7."Xuân quê hương"Xuân KhảiPhương Bảo 
8."Khúc hát du"Xuân KhảiPhương Bảo 
9."Khúc nhạc ngắn"Xuân HồngPhương Bảo 
10."Lá thư tiền tuyến"Xuân KhảiPhương Bảo 
11."Cánh chim tự do"Văn ThắngPhương Bảo 
12."Khúc hát quê hương"Đình LongPhương Bảo 
13."Hương sen Đồng Tháp"Xuân KhảiPhương Bảo 
14."Nhớ biển"Phương BảoPhương Bảo 

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ H.L.Anh (7 tháng 2 năm 2007). “374 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT”. Người lao động.