Đinh Tiến Mậu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đinh Tiến Mậu
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Đinh Tiến Mậu
Ngày sinh
1935
Nơi sinh
Lai Xá, Hà Đông, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
8 tháng 10, 2020(2020-10-08) (84–85 tuổi)
Nơi mất
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam
Dân tộcKinh
Nghề nghiệpNhiếp ảnh gia
Gia đình
Vợ
Phan Kim Bình (cưới 1963)
Lĩnh vựcNhiếp ảnh
Sự nghiệp nhiếp ảnh
Năm hoạt động1958–1999
Thể loạiẢnh chân dung
Quản lýViễn Kính
Việt Hoa
King’s Photo
Phúc An
Tác phẩmKý ức một ảnh viện Sài Gòn

Đinh Tiến Mậu (1935 – 8 tháng 10 năm 2020) là một nhiếp ảnh gia người Việt Nam. Ông là chủ hiệu ảnh Viễn Kính nổi tiếng và là người chuyên chụp các bức ảnh chân dung của các nghệ sĩ, mỹ nhân tại Sài Gòn trước năm 1975.[1]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

"Nhiếp ảnh gia phải quan sát kỹ gương mặt của nghệ sĩ. Có những nghệ sĩ mặt oval, có người mặt vuông, mặt tròn. Mình phải chọn ánh sáng, góc chụp đẹp nhất, người mặt vuông thì dùng mái tóc che đi, chọn dáng ngồi hợp với vóc dáng của họ".

— Nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu[2]

Đinh Tiến Mậu sinh năm 1935, quê ở làng Lai Xá, Hà Đông (nay thuộc xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội). Năm 1948, ông cùng gia đình chuyển vào Sài Gòn. Tại đây ông học nghề chụp ảnh tại hiệu ảnh Văn Vấn và làm việc trong 10 năm ở đường Duranton (nay là đường Bùi Thị Xuân, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).[3]

Năm 1963 ông mở tiệm chụp ảnh mang tên Viễn Kính nơi đây ông đã chụp ảnh chân dung của các nghệ sĩ Sài Gòn như Thẩm Thúy Hằng, Thanh Nga, Thanh Lan, Kiều Chinh, Duy Khánh, Thành Được...[2] Các tác phẩm của Đinh Tiến Mậu được nhiều báo, tạp chí và hãng phim ở Sài Gòn xưa ưa chuộng. Ông còn cộng tác một số hãng đĩa nhạc lớn ở Sài Gòn như Sóng Nhạc, Sơn Ca, Continental, Dư Âm, Dĩa hát Việt Nam,...

Sau năm 1975 ông đóng cửa hiệu ảnh, làm việc tại báo Tuổi Trẻ và trở thành phóng viên ảnh đầu tiên của tờ báo này.[4]

Năm 2016, công ty Phương Nam đã tổ chức một buổi giao lưu & triển lãm 17 ảnh chân dung các "Nghệ sĩ Sài Gòn xưa" của Nhà nhiếp ảnh Đinh Tiến Mậu tại đường sách Nguyễn Văn Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.[5][6]

Năm 2017, ông cùng nhà báo Nguyễn Vĩnh Nguyên ra mắt cuốn sách Ký ức một ảnh viện Sài Gòn hay còn biết đến với tên gọi Câu chuyện Viễn Kính. Cuốn sách là câu chuyện về nghề nhiếp ảnh và những thăng trầm trong sự nghiệp chụp ảnh của ông.[7][8]

Năm 2019 trong chương trình Ký ức vui vẻ có tái hiện lại hiệu ảnh Viễn Kính và trưng bày các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông trên sân khấu. Các nghệ sĩ khách mời Thanh Bạch, Quyền Linh, Hiền Mai, MC Lại Văn Sâm... đều thể hiện sự ngưỡng mộ với những bức ảnh chân dung của ông.[2]

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Ông ngắm nhìn rất lâu, để tìm ra thần thái của từng người. Trên ảnh của ông, không người nào giống người nào hết. Ảnh cứ ra mắt là khán giả mê. Các báo chờ đợi tác phẩm của ông Đinh Tiến Mậu. Viễn Kính để đời là vì vậy.

MC Thanh Bạch[2]

Vào thời điểm đó, nổi tiếng nhất phải kể đến Thẩm Thúy Hằng, vẻ đẹp khiến nhiều người mê mẩn. Nhà báo Nguyễn Vĩnh Nguyên đánh giá, bức ảnh ông Mậu chụp Thẩm Thúy Hằng trong chiếc áo dài có thể coi là chuẩn mực của vẻ đẹp phụ nữ và hình ảnh con người thời đó.[8]

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1963 ông kết hôn với bà Phan Kim Bình là bạn từ thuở nhỏ của ông.[9] Khi được hỏi cưới thì bà bất ngờ và hỏi ông chụp hình cho rất nhiều người đẹp tại sao lại để ý đến bà thì ông trả lời rằng:

Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Ông qua đời vào ngày 8 tháng 10 năm 2020 tại nhà riêng 277 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TPHCM, sau một thời gian lâm bệnh nặng.[10]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lê Công Sơn (11 tháng 10 năm 2020). “Ngắm nhan sắc giai nhân nổi tiếng Sài Gòn (1960-1970) qua ống kính Đinh Tiến Mậu”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập 23 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ a b c d Mi Ly (9 tháng 10 năm 2020). “Đinh Tiến Mậu - Nhiếp ảnh gia lưu giữ nét hào hoa Sài Gòn một thuở”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập 23 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ Phạm Công Luận (10 tháng 10 năm 2020). “Chia tay ông chủ tiệm Viễn Kính, chia tay người giữ một phần ký ức Sài Gòn”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập 23 tháng 6 năm 2021.
  4. ^ Nguyễn Trang (19 tháng 11 năm 2016). “Nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu: Người níu giữ nhan sắc Sài Gòn xưa”. Văn Nghệ Công An. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập 23 tháng 6 năm 2021.
  5. ^ “Nghệ sĩ Sài Gòn xưa qua ống kính của nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu”. Công An Nhân Dân. 24 tháng 10 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập 24 tháng 6 năm 2021.
  6. ^ Hòa Bình (29 tháng 10 năm 2016). “Nghe kể chuyện chụp ảnh Thanh Nga, Thẩm Thúy Hằng…”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập 24 tháng 6 năm 2021.
  7. ^ Hà Thu (27 tháng 10 năm 2017). “Hình bóng giai nhân Sài Gòn xưa đi vào trang sách”. Vnexpress. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập 23 tháng 6 năm 2021.
  8. ^ a b c Mi Ly (25 tháng 10 năm 2017). “Sài Gòn xưa quyến rũ trong những bức ảnh giai nhân một thời”. ZingNews. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập 24 tháng 6 năm 2021.
  9. ^ Đông Kha (9 tháng 10 năm 2020). “Vĩnh biệt nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu – Người níu giữ nhan sắc Sài Gòn xưa”. Nhạc Xưa Thời Báo. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2021. Truy cập 13 tháng 7 năm 2021.
  10. ^ Trọng Thịnh (9 tháng 10 năm 2020). “Đinh Tiến Mậu - Nhiếp ảnh gia huyền thoại của những giai nhân nổi tiếng Sài Gòn đã ra đi”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2022. Truy cập 23 tháng 6 năm 2021.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]