Ảnh hưởng sức khỏe của ánh sáng mặt trời

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sunbaker, by Max Dupain

Bức xạ cực tím từ ánh sáng mặt trời có cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực lên sức khỏe, bởi vì vừa là nguồn cung cấp chính vitamin D3 nhưng lại vừa gây nên đột biến.[1] Thực phẩm bổ sung có thể cung cấp vitamin D mà không có tác dụng gây đột biến này.[2] Vitamin D có nhiều ảnh hưởng tích cực đối với sức khỏe, như làm chắc xương[3] và có khả năng ức chế sự phát triển một số bệnh ung thư.[4][5] Tiếp xúc với tia cực tím cũng có ảnh hưởng tích cực lên nồng độ endorphin và có thể ngăn ngừa bệnh đa xơ cứng. Ánh sáng khả kiến mặt trời mang lại lợi ích cho sức khỏe thông qua vai trò tổng hợp melatonin, duy trì nhịp điệu sinh học, và giảm nguy cơ rối loạn cảm xúc theo mùa.[6]

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài được biết có liên quan đến sự phát triển ung thư da, lão hóa da, ức chế miễn dịch và các bệnh về mắt như đục thủy tinh thểthoái hóa điểm vàng.[7] Ảnh hưởng bức xạ UV ở vĩ độ cao, nơi tuyết rơi trên mặt đất vào đầu mùa hè và mặt trời vẫn còn ở vị trí thấp ngay cả lúc đạt thiên đỉnh, đã được xem xét bởi Meyer-Rochow.[8] Phơi quá lâu trong thời gian ngắn là nguyên nhân gây sạm nắng, mắt bị chói tuyết và rối loạn điểm nhìn võng mạc do ánh sáng mặt trời.

Tia UV trong ánh sáng mặt trời và đèn chiếu mạnh được liệt kê là tác nhân gây ung thư duy nhất được biết đến là có lợi cho sức khỏe,[9] và một số tổ chức y tế công cộng khuyên nên có sự cân bằng giữa nguy cơ tiếp xúc quá nhiều hoặc quá ít ánh sáng mặt trời.[10] Có một sự đồng thuận chung rằng luôn luôn cần phải tránh cháy nắng.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Osborne JE, Hutchinson PE (tháng 8 năm 2002). “Vitamin D and systemic cancer: is this relevant to malignant melanoma?”. Br. J. Dermatol. 147 (2): 197–213. doi:10.1046/j.1365-2133.2002.04960.x. PMID 12174089.
  2. ^ “Dietary Supplement Fact Sheet: Vitamin D”. Office of Dietary Supplements, National Institutes of Health. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2018.
  3. ^ Cranney A, Horsley T, O'Donnell S, Weiler H, Puil L, Ooi D, Atkinson S, Ward L, Moher D, Hanley D, Fang M, Yazdi F, Garritty C, Sampson M, Barrowman N, Tsertsvadze A, Mamaladze V (tháng 8 năm 2007). “Effectiveness and safety of vitamin D in relation to bone health”. Evidence report/technology assessment (158): 1–235. PMC 4781354. PMID 18088161.
  4. ^ John E, Schwartz G, Koo J, Van Den Berg D, Ingles S (ngày 15 tháng 6 năm 2005). “Sun Exposure, Vitamin D Receptor Gene Polymorphisms, and Risk of Advanced Prostate Cancer”. Cancer Research. 65 (12): 5470–5479. doi:10.1158/0008-5472.can-04-3134. PMID 15958597.
  5. ^ Egan K, Sosman J, Blot W (ngày 2 tháng 2 năm 2005). “Sunlight and Reduced Risk of Cancer: Is The Real Story Vitamin D?”. J Natl Cancer Inst. 97 (3): 161–163. doi:10.1093/jnci/dji047.
  6. ^ Mead MN (tháng 4 năm 2008). “Benefits of sunlight: a bright spot for human health”. Environmental Health Perspectives. 116 (4): A160–A167. doi:10.1289/ehp.116-a160. PMC 2290997. PMID 18414615.
  7. ^ Lucas RM, Repacholi MH, McMichael AJ (tháng 6 năm 2006). “Is the current public health message on UV exposure correct?”. Bulletin of the World Health Organization. 84 (6): 485–491. doi:10.2471/BLT.05.026559. PMC 2627377. PMID 16799733.
  8. ^ Meyer-Rochow, Victor Benno (2000). “Risks, especially for the eye, emanating from the rise of solar UV-radiation in the Arctic and Antarcticregions”. International Journal of Circumpolar Health. 59: 38–51.
  9. ^ “13th Report on Carcinogens: Ultraviolet-Radiation-Related Exposures” (PDF). National Toxicology Program. tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2014.
  10. ^ “Risks and Benefits of Sun Exposure” (PDF). Cancer Council Australia. ngày 3 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2015.