Bầu cử Quốc hội Bhutan 2008

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổng tuyển cử Bhutan 2008

24 tháng 3 năm 2008 2013 →

Tất cả 47 ghế tại Quốc hội
24 ghế để chiếm đa số
  Đảng thứ nhất Đảng thứ hai
 
Lãnh đạo Jigme Thinley Sangay Ngedup
Đảng DPT PDP
Ghế lãnh đạo Nanong-Shumar Kabji-Talo
Số ghế giành được 45 2
Phiếu phổ thông  169,490 83,322
Tỉ lệ 67.04% 32.96%

Thủ tướng trước bầu cử

Kinzang Dorji
Không đảng phái

Thủ tướng-chỉ định

Jigme Thinley
DPT

Bầu cử Quốc hội được tổ chức tại Bhutan lần đầu vào này 24 tháng 3 năm 2008.[1] Hai chính Đảng đăng ký với Uỷ ban Bầu cử để tranh cử là Đảng Hòa bình và Thịnh vượng (DPT)- hình thành do sáp nhập của Đảng Liên hiệp Nhân dân Bhutan và Đảng Toàn Dân[2], với Đảng Dân chủ Nhân dân (PDP).

Hệ thống bầu cử[sửa | sửa mã nguồn]

Bầu cử 47 ghế trong Quốc hội được lên kế hoạch tổ chức trong hai vòng: Trong vòng một, các cử tri bỏ phiếu cho một đảng. Hai đảng có tỷ lệ phiếu lớn nhất toàn quốc sẽ được đưa các ứng cử viên tranh cử tại 47 khu vực bầu cử.[3] Tuy nhiên, do chỉ có hai chính đảng đăng ký bầu cử thành công, nên bầu cử chỉ tổ chức một vòng.[1]

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Bầu cử mô phỏng[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 21 tháng 4 năm 2007, một cuộc bầu cử mô phỏng được tổ chức nhằm chuẩn bị tư tưởng cho cư dân Bhutan về cải biến dân chủ sắp tới. Các cuộc bầu cử được tổ chức tại tất cả 47 khu vực bầu cử, tại 869 điểm bỏ phiếu với khoảng 1.000 cử tri tại mỗi điểm.[4] Các Đảng "tham gia" bầu cử là Đảng Druk Lam, Đảng Druk Lục, Đảng Druk Đỏ và Đảng Druk Vàng (Druk trong tiếng Dzongkha nghĩa là "rồng sấm"), mỗi Đảng đại diện cho các giá trị nhất định như "tuyên ngôn Đảng" của họ: vàng cho các giá trị truyền thống, đỏ cho phát triển kinh tế, lam cho công bằng và trách nhiệm, và lục cho môi trường. Hai Đảng giành nhiều phiếu nhất tiếp tục tham gia bầu cử vòng hai dự kiến vào ngày 28 tháng 5.[5] Các nhà quan sát bầu cử đến từ Liên Hợp Quốc và từ Ấn Độ.[6]

Kết quả vòng đầu cho thấy Đảng Druk nhận được một đa số phiếu bầu.[7]

Đảng Phiếu %
Đảng Druk Vàng 55.263 44,30
Đảng Druk Đỏ 25.423 20,38
Đảng Druk Lam 25.295 20,28
Đảng Druk Lục 18.766 15,04
Tổng 124.747 100
Cử tri đăng ký/tỷ lệ đi bầu 283.506 44,00

Hai chính Đảng đứng đầu là Đảng Druk Vàng và Đảng Druk Đỏ, đề cử ngẫu nhiên các học sinh trung học làm các ứng cử viên tại 47 khu vực bầu cử trong vòng hai vào ngày 28 tháng 5 năm 2007. Đảng Druk chiến thắng tại 46 trong 47 khu vực bầu cử. Tỷ lệ bỏ phiếu trong vòng hai là 66%.[8]

283.506 đăng ký bầu cử, mặc dù có thể có tổng cộng 400.000 đủ điều kiện đăng ký làm cử tri.[9]

Lịch trình[sửa | sửa mã nguồn]

Thủ tục bầu cử bắt đầu với việc hai chính Đảng tham gia tranh cử nộp đơn tham gia, danh sách ứng cử viên, bản sao tuyên ngôn tranh cử và báo cáo tài chính được kiểm tra cho Ủy ban bầu cử, tiếp theo là ban bố tuyên ngôn của Đảng vào ngày 22 tháng 1 năm 2008.[10]

Từ ngày 31 tháng 1 đến 7 tháng 2 năm 2008, hai chính Đảng đệ trình đơn đề cử các ứng cử viên cho 47 khu vực bầu cử, Các ứng cử viên được chấp thuận bắt đầu vận động trong các khu vực bầu cử của họ từ ngày 7 tháng 2. Chiến dịch bầu cử kết thúc vào 9:00 ngày 22 tháng 3. Ngày cuối nhận phiếu bưu chính là 18 tháng 2. Bầu cử được tổ chức vào ngày 24 tháng 3 từ 09:00 đến 17:00, tiếp theo là kiểm phiếu trong cùng ngày. Kết quả được công bố vào ngày 25 tháng 3.[10]

Toàn bộ cử tri đủ điều kiện đều được phép đăng kỷ với Ủy ban bầu cử cho đến ngày 20 tháng 2 năm 2008 để đưa tên của họ vào danh sách cử tri, danh sách được cập nhật bao gồm các cử tri đủ điều kiện-18 tuổi hoặc hơn vào hoặc trước ngày 1 tháng 1 năm 2008. Danh sách cử tri cuối cùng được công bố vào ngày 5 tháng 3 năm 2008.[10]

Khu vực bầu cử[sửa | sửa mã nguồn]

The 47 khu vực bầu cử Quốc hội Bhutan là:

Huyện Khu vực bầu cử
Bumthang Chhoekhor-Tang
Chhume-Ura
Chhukha Phuentsholing
Bongo-Chapcha
Dagana Druzeygang-Tseza
Lhamoy Zingkha-Trashiding
Gasa Goenkhatoe-Laya
Goenkhamey-Lunana
Haa Bji-Katsho-Uesu
Sombaykha
Lhuentse Gangzur-Minjay
Menbi-Tshenkhar
Mongar Mongar
Dremitse-Ngatshang
Kengkhar-Weringla
Paro Lamgong-Wangchang
Doga-Shaba
Pema Gatshel Nganglam
Khar-Yurung
Nanong-Shumar
Punakha Lingmukha-Toewang
Kabji-Talo
Samdrup Jongkhar Deothang-Gomdar
Jomotshangkha-Martshala
Samtse Pagli-Samtse
Sipsu
Dorokha-Tading
Ugentse-Yoeseltse
Sarpang Shompangkha
Gelephu
Thimphu North Thimphu Throm-Kawang-Lingshi-Naro-Soe
South Thimphu Throm-Chang-Dagala-Genye-Mewang
Trashigang Radhi-Sakteng
Bartsham-Shongphu
Thrimshing Kanglung
Kanglung-Samkhar-Uzorong
Wamrong
Trashi Yangtse Bumdeling-Jamkhar
Khamdang-Ramjar
Trongsa Nubi-Tangsibji
Drakteng-Langthel
Tsirang Pataley-Tsirangtoe
Kikhorthang-Mendrelgang
Wangdue Phodrang Nyisho-Sephu
Athang-Thedtsho
Zhemgang Bardo-Trong
Panbang

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

s • tl 
Đảng Phiếu % Ghế
Đảng Hòa bình và Thịnh vượng Bhutan 169.490 67,04 45
Đảng Dân chủ Nhân dân 83.522 32,96 2
Tổng số phiếu (tỷ lệ đi bầu 79,4%) 253.012 100,00 47
Nguồn: election-bhutan,org

Tỷ lệ đi bầu đạt gần 80% vào thời điểm kết thúc bỏ phiếu, và Đảng Hòa bình và Thịnh vượng Bhutan được tường trình là thắng 44 ghế, còn Đảng Dân chủ Nhân dân thắng ba ghế (Phuentsholing tại Chhukha, Goenkhatoe-Laya tại Gasa và Sombeykha tại Haa). Lãnh tụ của PDP là Sangay Ngedup, người cũng là chú của quốc vương, thì thất cử trong khu vực bầu cử của mình với cách biệt 380 phiếu. Theo tường trình, có một ít khác biệt giữa cương lĩnh chính trị của hai Đảng, điều này giải thích cho kết quả; các nhà phân tích lo ngại rằng việc phe đối lập có ít đại biểu có thể cản trở hoạt động của hệ thống dân chủ mới hình thành. Hai Đảng đều cam kết tuân theo chỉ đạo của quốc vương về "mưu cầu tổng thể hạnh phúc quốc dân", và lãnh tụ hai Đảng trước đó từng phục vụ trong chính phủ.[11]

Một giải thích khác về chiến thắng tuyệt đối của BPPP là có vẻ mang tính chất bảo hoàng hơn.[12]

Một giải thích phổ biến do người Bhutan đưa ra trước bầu cử về việc thiếu ủng hộ cho Đảng Dân chủ Nhân dân là Đảng này sẽ khuyến khích hủ bại và trái với yêu cầu của Quốc vương về việc người Bhutan thành lập một chính phủ đại chúng để bầu tầng lớp lãnh đạo có (được cho là PPP) quan hệ cá nhân mạnh mẽ với Quốc vương và giới kinh doanh Bhutan.

Do một lỗi trong kiểm phiếu tại Phuntsholing,[13] dẫn đến kết quả cuối cùng là DPT thắng 45 ghế và PDP thắng 2 ghế.[14]

Hai thành viên đắc cử của PDP từ chối nhận ghế và từ bỏ nhiệm vụ của họ, tuyên bố rằng các công chức vận động phi chính thức cho DPT và do đó ảnh hưởng lớn đến kết quả.[15][16]

DPT chính thức bầu thủ lĩnh của họ làm thủ tướng vào ngày 5 tháng 4 năm 2008.[17] Ông nhậm chức vào ngày 9 tháng 4.[18]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Bhaumik, Subir (ngày 17 tháng 1 năm 2008). “Main Bhutan election date is set”. BBC NEWS. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  2. ^ “Druk Phuensum Tshogpa, the new party in town”. Bhutan Portal. ngày 25 tháng 7 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008.
  3. ^ “Caretaker prime minister appointed in Bhutan”. Hindustan Times. Indo-Asian News Service. ngày 3 tháng 8 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008.
  4. ^ Bhutan set for mock elections on April 21 Lưu trữ 2007-09-30 tại Wayback Machine Hindustan Times, ngày 20 tháng 4 năm 2007
  5. ^ Bhutan holds fake national poll BBC News, ngày 21 tháng 4 năm 2007
  6. ^ Bhutan's election dummy run Lưu trữ 2012-05-27 tại Archive.today The Australian, ngày 21 tháng 4 năm 2007
  7. ^ Bhutan votes for tradition and monarchy in mock poll The Star, ngày 22 tháng 4 năm 2007
  8. ^ Bhutan mock poll votes for tradition The Star, ngày 30 tháng 5 năm 2007
  9. ^ Encouraging turnout in Bhutan's historic mock polls Lưu trữ 2012-02-09 tại Wayback Machine India eNews, ngày 28 tháng 5 năm 2007
  10. ^ a b c “March is on to Assembly Elections”. Kuensel Newspaper. ngày 19 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2008.
  11. ^ Sengupta, Somni (ngày 5 tháng 3 năm 2008). “Heavy Turnout in First Bhutan Election”. The New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  12. ^ Erdrutschsieg der Royalisten in Bhutan (International, NZZ Online) (German)
  13. ^ “Results of the Phuentsholing Constituency of National Assembly Election 2008 under Chukha Dzongkhag” (PDF). PDF. ngày 27 tháng 3 năm 2008. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2008.
  14. ^ Majumdar, Bappa (ngày 27 tháng 3 năm 2008). “CORRECTED: Bhutan corrects poll results, opposition shrinks”. Reuters. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2008.
  15. ^ Denyer, Simon (ngày 28 tháng 3 năm 2008). “Bhutan loses opposition as MPs cry foul over poll”. Reuters India. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2008.
  16. ^ “PDP asks ECB to investigate "very strange developments" before elections”. Kuensel Newspaper. ngày 29 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2008.
  17. ^ “DPT endorses Jigmi Y Thinley as Prime Minister”. Kuensel Newspaper. ngày 5 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2008.
  18. ^ "Thinley takes over as Premier" Lưu trữ 2012-11-02 tại Wayback Machine, The Hindu, ngày 11 tháng 4 năm 2008.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]