Gà RSL

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một con gà RSL 01 ngày tuổi

Gà RSL là các tổ hợp gà lai giữa các giống Ri, Sasso, Lương Phượng với thành phần di truyền trong các tổ hợp lai của các giống gà là: 50% Ri, 25% Sasso và 25% Lương Phượng.[1]

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Gà RSL được sản xuất ra tại Hải Phòng, qua các bước lai tạo như sau:

Bước 1: dùng trống Sasso lai với mái Lương Phượng tạo con lai F1 (Sasso x Lượng Phượng);

Bước 2: dùng trống Ri lai với mái F1 (Sasso x Lượng Phượng) tạo con lai RSL (50% Ri x 25% Sasso x 25% Lương Phượng).

Bước 3: dùng trống Ri lai với mái RSL (50% Ri x 25% Sasso x 25% Lương Phượng) tạo tổ hợp lai (75% Ri, 12,5%Sasso, 12,5%Lương Phượng).

Cặp trống, mái gà ri lai ba máu RSL

Năng suất sinh sản[sửa | sửa mã nguồn]

Gà RSL bắt đầu đẻ ở 153 ngày tuổi; năng suất trứng đến 52 tuần tuổi là 110,75 quả/mái; tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 2,31 kg/con.

Về khả năng sản xuất giống, tỷ lệ phôi, tỷ lệ nở và gà loại 1 ở gà RSL tương ứng là 92,34%, 82,88%, 78,88%. Tiêu tốn, chi phí thức ăn sản xuất gà con loại 1 của gà RSL là: 0,472 kg/con và 5.136 đồng/con.

Khả năng sinh trưởng và cho thịt[sửa | sửa mã nguồn]

Khối lượng gà RSL và gà Ri nuôi thịt từ 1 - 17 tuần tuổi

Gà RSL (50% Ri x 25% Sasso x 25% Lương Phượng) nuôi thịt thương phẩm có tỷ lệ nuôi sống từ 94 – 95%. Ở các tuần tuổi 15 – 16 - 17, khối lượng cơ thể của gà RSL là 1.621,98 - 1.695,28 - 1.748,18 gam/con; tỷ lệ thân thịt của gà RSL là 60,48 - 68,49 - 69,21%. Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho một kg tăng trọng ở thịt RSL là 3,10 kg và  32.119 đồng/kg.

Gà (75% Ri, 12,5%Sasso, 12,5%Lương Phượng) giết thịt tại 15 tuần tuổi cho hiệu quả cao nhất.[2]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nguyễn Bá Mùi (17 tháng 3 năm 2016). “Khả năng sản xuất của gà lai ba máu Ri - Sasso - Lương Phượng. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2016, tập 14, số 3: 392-399” (PDF). http://www.vnua.edu.vn. Học viên Nông nghiệp Việt Nam. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  2. ^ Thu Uyên. “Nuôi gà ri lai cải tiến theo phương thức an toàn sinh học. Thông tin Khoa học công nghệ và môi trường Hải Phòng số 5.2010. Trang 21” (PDF). Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng.[liên kết hỏng]