Gaman

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bản chuyển ngữ của
Gaman
Tiếng AnhNhẫn nại
Tiếng Nhật我慢
Thuật ngữ Phật Giáo

Gaman (我慢 (Ngã mạn)?) là một thuật ngữ tiếng Nhật, có nghĩa là "chịu đựng những điều dường như không thể chịu đựng được, một cách nhẫn nại mà không đánh mất phẩm giá".[1][2] Thuật ngữ này đôi khi được dịch là "kiên trì", "nhẫn nại".[3] Một thuật ngữ liên quan, gamanzuyoi (我慢強い (Ngã mạn cường) gaman-tsuyoi?), ghép từ gaman với tsuyoi (mạnh mẽ), có nghĩa là "chịu đựng đến mức không thể chịu nổi" hoặc "có khả năng chịu đựng cao".[4]

Gaman được xem là một đức tính, đặc điểm mang tính đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản[5][6][7], thể hiện qua việc mọi người luôn cố gắng hết sức trong những lúc khó khăn, giữ vững tinh thần tự chủ và kỷ luật tự giác.[8][9][7][10]

Gaman là một giáo lý quan trọng trong Thiền tông.[11]

Phân tích[sửa | sửa mã nguồn]

Gaman được cho là thể hiện rõ nhất qua những người Mỹ gốc Nhật bị giam giữ trong các trại tập trung của Mỹ trong Thế chiến thứ hai,[12][13] cũng như những người bị ảnh hưởng bởi trận động đất và sóng thần Tōhoku năm 2011 ở miền bắc Nhật Bản.[14] Trong các trại tập trung, gaman bị những người không phải người Nhật hiểu nhầm là hành vi hướng nội hoặc thiếu quyết đoán, thay vì là biểu hiện của sức mạnh ý chí khi đối mặt với khó khăn hoặc đau khổ.[15] Trong xã hội Nhật Bản, gaman và thuật ngữ liên quan yase-gaman có liên quan chặt chẽ đến việc tuân thủ kỷ luật[16][17] và chủ nghĩa anh hùng thầm lặng, tự hào vì được hy sinh cho người khác[18][19][20][21][22]

Tâm lý gaman được cho là bắt nguồn từ niềm tin mạnh mẽ vào thuyết định mệnh của người Nhật,[23] được củng cố bởi quan niệm vô thường của Phật giáo,[24][25] thuyết hư vô,[26][27] truyền thống tự hủy hoại,[28] đặc tính tập thể của xã hội Nhật,[29] cùng thái độ cam chịu và phục tùng bắt buộc dưới thời kỳ phong kiến ​​Edo.[30] Những quan điểm này đã được mô tả trong Heike Monogatari, các tác phẩm của Yoshida Kenkou, Kamo no Chomei. Sự phát triển của thuyết định mệnh tại Nhật Bản thường được giải thích là kết quả của thái độ "độc thiện" (独善 - self-righteous),[31] hiếm khi đổ lỗi cho người khác[32][33] một cách rõ ràng, chủ yếu giữ mọi thứ trong suy nghĩ của mình.

Sau thảm họa động đất và sóng thần Tōhoku năm 2011, sự kiên cường, văn minh, không cướp bóc và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau của người Nhật được cho là nhờ vào tinh thần gaman.[10] Việc có hàng chục người vẫn ở lại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi bị hư hại - bất chấp mối nguy nhiễm phóng xạ - cũng là minh chứng rõ ràng cho những gì được coi là gaman.[34]

Gaman cũng được sử dụng trong nghiên cứu phân tâm học[35] để mô tả thái độ của người Nhật. Các thế hệ lớn tuổi ở Nhật Bản thường dạy cho thế hệ trẻ về tầm quan trọng của gaman. Thể hiện gaman được xem là dấu hiệu của sự trưởng thành và sức mạnh. Giữ im lặng về những vấn đề riêng tư, tránh phàn nàn được xem là biểu hiện của sự mạnh mẽ và lịch sự - xuất phát từ giả định rằng người khác có thể cũng đang gặp phải những vấn đề lớn hơn. Nếu một người có gaman nhận được sự giúp đỡ từ người khác, họ sẽ vui lòng đón nhận, không yêu cầu thêm bất kỳ điều gì, và sẽ không bày tỏ mối lo gì cả.[9][8]

Liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “The Art of Gaman”. Smithsonian American Art Museum. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2020.
  2. ^ “Arts and Crafts from the Japanese American Internment Camps, 1942-1946”. apanews.si.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2020.
  3. ^ “WWWJDIC”. users.monash.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2020.
  4. ^ DeMente 2004, tr. 74–75.
  5. ^ Lang, Kieron (19 tháng 3 năm 2011). “Japanese resilience shines in light of tragedy”. CTV Ottawa. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2020. ... "it can't be helped", as well as the virtue "gaman" which defies easy translation, ...
  6. ^ Swann, Christopher (20 tháng 1 năm 2013). “Atomic nightmares”. Business Standard (India). Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2020. Experience with crises has shaped the Japanese ethos of "gaman" — "enduring the unendurable". Even after the March 11 disaster ...
  7. ^ a b Jones, Clayton (15 tháng 3 năm 2011). “A nuclear meltdown in Japan? Not if these brave workers can help it”. Christian Science Monitor. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2020. One noble trait that the Japanese admire is gaman. It is their word for the ability to persevere, endure, and overcome, with patience ... Japan may remember them for their gaman despite personal exposure to dangerous levels of radiation
  8. ^ a b Kolb 2007, tr. 146.
  9. ^ a b Burns 2005, tr. 51.
  10. ^ a b Lloyd, Mike (16 tháng 3 năm 2011). “Japanese remain calm while dealing with quake aftermath”. www.news1130.com. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2020.
  11. ^ West 2009, tr. 4.
  12. ^ “The Art of Gaman: Enduring the Seemingly Unbearable with Patience and Dignity”. Japanese National American Museum. tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2011.
  13. ^ “Art by Japanese-American Detainees During World War Two Shows Their Struggle and Humanity”. VOA News. 18 tháng 5 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2011.
  14. ^ Köhler, Nicholas; Macdonald, Nancy; Kirby, Jason (25 tháng 3 năm 2011). “Why the world is wrong to count Japan out”. www.macleans.ca. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2020.
  15. ^ Niiya 1993, tr. 143.
  16. ^ Dower 1986, tr. 230.
  17. ^ MacFarlane 2007, tr. 228.
  18. ^ Hearn 1904, tr. 245–241.
  19. ^ Dower 1986, tr. 132–133.
  20. ^ Benedict 1946, tr. 116,230–232.
  21. ^ Takeo 1971, tr. 129–130.
  22. ^ Dower 1999, tr. 284,518.
  23. ^ Ian Kershaw, Fateful Choices, 2007, page334, 347
  24. ^ Nakamura Hajime, Ways of Thinking of Eastern Peoples,1964/1985, p352
  25. ^ Hiroshi Minami, Psychology of the Japanese People,1953/1971, translated by A.R.Ikoma, p39,44
  26. ^ Keiji Nishitani
  27. ^ Hiroshi Minami, Psychology of the Japanese People,1953/1971, translated by A.R.Ikoma, p39,43,44
  28. ^ Dower 1999, tr. 284.
  29. ^ Saul Kassin et., Social Psychology,2017, page71,583
  30. ^ Nakamura Hajime, Ways of Thinking of Eastern Peoples,1964/1985, p366
  31. ^ Ruth Benedict, The Chrysanthemum and the Sword,1946, p315
  32. ^ Ruth Benedict, The chrysanthemum and the sword,1946, page190
  33. ^ G.B.Sansom, Japan: A short cultural history, Stanford University Press,1978, page53
  34. ^ Mateo, Ibarra C. (27 tháng 3 năm 2011). “Japanese show power of patience, stoic discipline amid triple crises”. Philippine Daily Inquirer. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2020. Fueled by gaman ..., the workers did not abandon their posts even if it seemed suicidal to go on. They showed another Japanese trait: putting first their country, community and group over their individual concerns.
  35. ^ Johnson 1995, tr. 181.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]