Gyotaku

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mộc bức Gyotaku

Gyotaku (Kanjii: 魚拓, Hán Việt: ngư tháp, được ghép từ gyo (魚 - ngư - con cá) và taku (拓 - tháp - in)[1] là một phương pháp in hình cá sinh vật biển hoặc các vật tương tự bằng cách sử dụng chính đối tượng đó làm bản in. Gyotaku xuất hiện tại Nhật Bản từ giữa thế kỷ 19[2]. Ngư dân và thợ câu sử dụng cách in này để lưu lại hình ảnh cá họ bắt được và bản thân gyotaku cũng là một loại hình nghệ thuật.

Phương pháp tạo Gyotaku[sửa | sửa mã nguồn]

Phương pháp trực tiếp[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu tiên, người ta loại bỏ chất nhờn nhầy nhụa trên bề mặt cơ thể cá bằng cách rắc muối lên và chà xát để đảm bảo bám mực và rõ nét chi tiết, sau đó rửa kỹ cơ thể cá bằng nước và thấm khô mình con cá. Tiếp đó đặt con cá trên mặt phẳng và giữ cố định, mở vây và đuôi ra sắp xếp hình dạng. Sau đó tới bước phết mực lên mình cá, thông thường để tạo chiều sâu, đầu và lưng sẽ tô màu đen sẫm, phần bụng tô đen nhạt, không tô mắt mà chi tiết này sẽ bổ sung sau. Trước khi màu khô, phủ giấy lên cá sao cho cá nằm ở giữa tờ giấy và ấn mạnh bên mép bằng đầu ngón tay, cần làm thật cẩn thận để giấy bám tốt, sau đó nhẹ nhàng bóc giấy Gyotaku ra khỏi cá.[3]

Gyotaku một con cá tráp đỏ (真鯛)

Phương pháp trực tiếp[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với phương pháp gián tiếp, các bước vệ sinh và cố đinh cũng tương tự như phương pháp trực tiếp. Tuy nhiên, thay vì bôi mực trực tiếp lên mình cá, người ta làm ẩm một miếng vải hoặc giấy để nó dính vào cá trước. Sau đó mới dùng một cây “cọ” đặc biệt (trên đầu dùng vải bọc bông gòn) đã chấm mực ấn lên toàn bộ bế mặt cá.

Nguồn gốc của Gyotaku[sửa | sửa mã nguồn]

Gyotaku được cho là có nguồn gốc từ miền Shonai (庄内藩), và bức gyotaku lâu đời nhất còn tồn tại ở Nhật Bản là bức "錦糸堀の鮒" [4][5] in một con cá diếc được đánh bắt gần Kinshicho, Sumida, thuộc Tokyo ngày nay vào tháng 2 năm 1839 .Đó là được cho là một con cá được bắt bởi lãnh chúa thứ chín của lãnh địa, Tadahatsu Sakai, hiện bản in này được lưu giữ trong Bảo tàng địa phương của Thành phố Tsuruoka (鶴岡市郷土資料館).

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Waycott, Bonnie (14 tháng 9 năm 2019). “When Fish Become A Work of Art”. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2023.
  2. ^ Tove, Danovich (30 tháng 8 năm 2015). “How Fishermen's Bragging Rights Gave Birth To Fine Art”.
  3. ^ “Gyotaku: phương pháp in cá của người Nhật thời cổ đại | KILALA”. Cẩm nang Văn hóa & Du lịch Nhật Bản | KILALA. 7 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2023.
  4. ^ “和歌山県立博物館ニュース”. 和歌山県立博物館. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2012.
  5. ^ “自然博物館ニュース No.45” (PDF). ミュージアムパーク茨城県自然博物館. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2012.