Lê Phong

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lê Phong là một nhân vật thám tử hư cấu người Việt Nam đầu thế kỷ XX, xuất hiện trong các tác phẩm của nhà văn Thế Lữ.

Hình tượng[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Phong một phóng viên chuyên mảng phóng sự của báo Thời thế, có trụ sở tại Hà Nội. Phong là người nhanh nhẹn, vui vẻ, có đôi mắt sáng, linh động, có tài quan sát. Với tài năng đó, Lê Phong thích tham gia vào các vụ án bí ẩn và khám phá các sự thật bị che giấu.[1]

Lê Phong là người hâm mộ Sherlock Holmes và áp dụng phương pháp suy luận của Holmes để suy luận.[1]

Cộng sự với Lê Phong là Văn Bình, là nhân vật đóng vai trò ghi chép lại quá trình điều tra vụ án.[1]

Các nhân vật liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

  • Văn Bình, cộng sự của Lê Phong, là hiện thân của nhà văn Thế Lữ, đóng vai trò giống như cộng sư John H. Watson của Holmes, là người đóng vai trò ghi chép lại câu chuyện.[1]
  • Mai Hương, người yêu của Lê Phong.

Xuất hiện[sửa | sửa mã nguồn]

Truyện ngắn và truyện vừa (danh sách chưa đầy đủ):

  • Lê Phong phóng viên (1937)
  • Những nét chữ (1939)
  • Lê Phong và Mai Hương (1939)
  • Đòn hẹn (1939)
  • Gói thuốc lá (1940)

Tập truyện:

  • Lê Phong (1942), gồm hai truyện vừa Phóng viên trinh thámNhững nét chữ.

Tập truyện Lê Phong được nhà xuất bản Đời nay xuất bản năm 1942 và đến năm 2016 thì được Nhã Nam liên kết với nhà xuất bản Hội Nhà Văn hiệu đính, tái bản.[2]

Nhận xét[sửa | sửa mã nguồn]

Ảnh hưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Với hình tượng thám tử Lê Phong, Thế Lữ được ghi nhận là người mở đầu cho thể loại trinh thám miền Bắc, sánh ngang với Phạm Cao Củng ở miền Nam (với hình tượng thám tử Kỳ Phát).[5][6]

Thám tử Lê Văn Lương, người được xem là "ông tổ" nghề thám tử Việt Nam, rất ngưỡng mộ hình tượng thám tử Lê Phong.[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thế Lữ, Lê Phong, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2016.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d “REVIEW: "LÊ PHONG" – THẾ LỮ”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2020.
  2. ^ Thế Lữ, Lê Phong, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2016. Trang 183.
  3. ^ Thế Lữ- chân dung một khách tình si
  4. ^ Tiểu thuyết trinh thám của nhà văn Phú Đức trong dòng chảy tiểu thuyết trinh thám Việt Nam đầu thế kỷ XX
  5. ^ Nhận diện truyện trinh thám Việt Nam
  6. ^ Nhà văn trinh thám Phạm Cao Củng - người viết báo Công an thế hệ đầu tiên
  7. ^ "Ông tổ" thám tử VN

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]