Myrmelachista schumanni

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kiến ác quỷ
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Lớp (class)Insecta
Bộ (ordo)Hymenoptera
Họ (familia)Formicidae
Phân họ (subfamilia)Formicinae
Chi (genus)Myrmelachista
Loài (species)M. schumanni
Danh pháp hai phần
Myrmelachista schumanni
Emery, 1890

Kiến ác quỷ (Danh pháp khoa học: Myrmelachista schumanni) là một loài kiến trong họ Formicidae, chúng còn được gọi là Kiến ác quỷ vì chúng sống ở những "vườn quỷ" ở rừng rậm Amazon quanh năm chỉ có một loài cây duy nhất Duroia hirsuta. Chính những con kiến sống ký sinh trên đó đã giết chết tất cả các loài thực vật khác trừ cây chủ.

Cộng sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Kiến Myrmelachista schumanni sống trong các hốc cây để tránh kẻ thù và sự biến đổi thời tiết. Chúng giết tất cả các loài thực vật, trừ cây chủ của mình, bằng cách tiêm axit fomic vào lá cây. Bằng cách đó, chúng giúp cây chủ của mình phát tán. Những khu vườn như vậy có hơn 300 cây thọ hàng trăm tuổi và hàng triệu con kiến. Các con kiến đã cắn một lỗ trên lá và để lại giọt axit fomic từ trong bụng mình. Hệ thống mạch trong cây đưa axit đi khắp nơi. Và chỉ sau vài giờ tấn công, những vùng loang sẫm xuất hiện trên gân lá.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Dữ liệu liên quan tới Myrmelachista schumanni tại Wikispecies
  • Yu, Douglas. "A Plant needs Ants like a Dog Needs Fleas: Myrmelachista schumanni Ants Gall Many Tree Species to Create Housing". The American Naturalist. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2013.
  • Roach, John. "Ants Use Acid to Make "Gardens" in Amazon, Study Says". National Geographic. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2013.
  • Ross, Alison. "Devilish ants control the garden". BBC. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2013.
  • Sinberg, Stan. "Tracking the lemon ants of the Amazon". St. Petersburg Times Online Travel. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2013.
  • Wilson, E. O, and Regnier F. E. (1971). The Evolution of the Alarm-Defense System in the Formicine Ants. The American Naturalist 105. 943:. 279-289