Ngụy biện lợi dụng cảm xúc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ngụy biện lợi dụng cảm xúc hay ngụy biện lạm dụng cảm xúc (tiếng Anh: appeal to emotion hoặc argumentum ad passiones, argument from passion) là một ngụy biện logic với đặc trưng thao túng cảm xúc của người tiếp nhận (người nghe, đối thủ) để giành phần thắng trong một cuộc tranh luận, đặc biệt ngay cả khi thiếu bằng chứng thực tế.[1] Dạng ngụy biện này là một dạng cá trích đỏ và bao gồm một vài ngụy biện logic như cầu xin/khẩn cầu vì hậu quả, nỗi sợ, xu nịnh, lòng thương hại, sự chế giễu, cay cú, hay sự mơ tưởng. Sự lôi cuốn của cảm xúc chỉ là cách thức ngụy biện khi chúng được gợi ra mặc dù không liên quan đến việc đánh giá sự thật của kết luận, mục đích làm xao lãng việc xem xét các tiền đề hoặc thông tin liên quan một cách hợp lý. Ngụy biện dựa vào cảm xúc nhằm mục đích thu hút những cảm xúc bên trong người đối diện với mục đích cuối cùng là thuyết phục họ rằng những lời lẽ được người nói trình bày ra là đúng hoặc sai.

Thời cổ điển[sửa | sửa mã nguồn]

Cảm xúc có khả năng rất lớn trong việc ảnh hưởng đến phán đoán, bao gồm cả thái độ chính trị, vốn đã được nhìn nhận ngay từ thời cổ điển. Aristotle, viết trong chuyên luận Rhetoric của ông, đã mô tả sự kích động cảm xúc là yếu tố quan trọng để thuyết phục, "Nhà hùng biện thuyết phục người nghe của họ bằng cách đánh động cảm xúc bởi lời nói mà anh ta nói ra; bởi vì những phán đoán của chúng ta được đưa ra không hề giống nhau khi chúng ta bị ảnh hưởng bởi niềm vui hoặc nỗi buồn, yêu hoặc ghét."[2][3] Aristotle ghi chú ý là cảm xúc có thể làm nảy sinh ra niềm tin từ thực tế là không có gì, hoặc có thể thay đổi được niềm tin hiện có, và có thể làm dâng trào hoặc làm sụt giảm sức mạnh niềm tin đó.[4] Tương tự Aristotle, Seneca cũng cảnh báo rằng "Tự chính bản thân của một niềm tin nào đó chúng vẫn mạnh mẽ, nhưng chúng sẽ còn gắn kết miễn sao chúng còn giữ được khoảng cách trong vòng cảm xúc."[5]

Nhiều thế kỷ sau đó, nhà khoa học và triết học người Pháp, Blaise Pascal đã viết rằng "Con người [...] đạt đến niềm tin của họ không phải trên cơ sở chứng thực, mà trên cơ sở những gì họ thấy hấp dẫn."[6] Baruch Spinoza mô tả cảm xúc có khả năng "khiến tâm trí có xu hướng nghĩ về một điều hơn là các suy nghĩ khác." Không đồng ý với Seneca the Younger rằng cảm xúc sẽ phá hủy lý trí, nhà triết học người Scotland ở thế kỷ 18 là George Campbell đã lập luận phản biện rằng cảm xúc là đồng minh của lý trí, và chúng hỗ trợ cho việc sáng tỏ tri thức. Tuy nhiên, Campbell lưu ý về tính dễ uốn nắn của cảm xúc và rủi ro do hậu quả về khả năng gợi ý:

[Cảm xúc] không phải là kẻ thay thế lý trí, hay thậm chí là đối thủ trong sự lung lay của cô ấy; mà là những người hầu gái của cô ấy, nhờ chức năng có được này mà cô ấy có thể truyền đạt sự thật vào lòng, và thu hút nó để được tiếp nhận một cách thuận lợi. Là những người hầu gái, cảm xúc có khả năng bị dụ dỗ bởi sự ngụy biện trong trang phục lý trí, và đôi khi bị biến thành thiếu hiểu biết tiếp tay cho việc đưa ra sự giả dối.[7]

Dựa trên yếu tố tâm lý xã hội thời mà ông sống, nhà lý luận tuyên truyền Edward Bernays đã tự tin khẳng định rằng "trong một số trường hợp nhất định, chúng ta có thể tạo ra một số thay đổi trong quan điểm của công chúng tới mức độ chính xác tương đối bằng cách vận hành một cơ chế nhất định, giống như một người lái xe có thể điều chỉnh tốc độ ô tô bằng cách điều khiển dòng chảy của xăng."[8] Bernays khuyên rằng để thay đổi thái độ của quần chúng, một nhà tuyên truyền nên nhắm vào "những rung động, thói quen và cảm xúc"[9] của họ và làm cho "những dòng cảm xúc" hoạt động để đạt được mục tiêu.[10]

Một số nhà nghiên cứu đương đại đã chỉ ra rằng sự lan rộng của các lực lượng chính trị tàn phá nhất trong lịch sử hiện đại — từ Chủ nghĩa Quốc xã đến Chủ nghĩa Thánh chiến — là từ các nhà lãnh đạo của họ có khả năng mê hoặc (thay vì thuyết phục) công chúng và chống lại "những cơn địa chấn trên trời của lòng nhiệt thành tôn giáo" đối với "tư lợi trần trụi", chủ nghĩa duy lý cá nhân, chủ nghĩa tự do hiện đại.[11]

Tương tự như thế, Drew Westen, giáo sư tâm lý tâm thần học và khoa học hành vi tại Đại học Emory, dựa trên nghiên cứu tâm thần học và tâm lý học hiện tại chứng minh sức mạnh của cảm xúc trong việc ảnh hưởng đến nhận thức và sở thích chính trị, đã viết rằng, "khi lý trí và cảm xúc va chạm, cảm xúc luôn chiến thắng."[12] Westen cố vấn cho các chiến dịch chính trị của đảng Dân chủ, tin rằng quá trình tiến hóa đã trang bị cho con người khả năng xử lý thông tin thông qua cảm xúc và con người phản ứng với các tín hiệu cảm xúc nhiều hơn là các lý lẽ duy lý. Theo đó, Westen tin rằng cảm xúc nằm ở sự thuyết phục hiệu quả và sự lôi cuốn của cảm xúc sẽ luôn đánh bại sự hấp dẫn của lý trí:

Khía cạnh trung tâm của nghệ thuật thuyết phục chính trị là việc tạo ra, củng cố và kích hoạt các mạng lưới tạo ra cảm xúc chủ yếu có tính tích cực đối với ứng cử viên hoặc đảng chính trị của một người và gây cảm giác tiêu cực cho họ khi nhìn vào đối thủ…
Bạn có thể đặt khẩu hiệu thuyết phục vào những vấn đề sát sao của việc xử lý sự kiện, số liệu và tuyên bố chính sách. Hoặc bạn có thể... nhắm mục tiêu các trạng thái cảm xúc khác nhau bằng các thông điệp được thiết kế để tối đa hóa sự hấp dẫn của chúng.[13]

Ví dụ[sửa | sửa mã nguồn]

Một số ví dụ về việc lợi dụng cảm xúc khi tranh luận:

  • Think of the children
  • Reductio ad Hitlerum
  • Thật là đáng "thất vọng" khi bạn cho rằng việc đã làm của tôi là sai.
  • Nếu bảo quản viên John xóa bài này vì lý do quảng cáo thì chứng tỏ người này thật "kém cỏi, ngu ngốc".
  • Tôi "sợ" rằng dự án sẽ "sụp đổ" nếu có những người quản lý như thế này.
  • Nếu anh ấy nghỉ việc thì tôi "lo ngại" dự án này sẽ thất bại. Vì vậy, "xin" đừng đuổi việc anh ấy.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Labossiere, Michael C. “Fallacy: Appeal to Emotion”. Nizkor Project. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2014.
  2. ^ Aristotle, Rhetorica I, II.5.
  3. ^ "The Influence of Emotions on Beliefs", Nico Frijda, Antony Manstead and Sasha Bem in Emotions and Beliefs, Cambridge University Press, 2000, tr.1.
  4. ^ "Beliefs through Emotions", Nico H. Frijda and Batja Mesquita in Emotions and Beliefs, N. Frijda, A. Manstead and S. Bem, ed., Cambridge University Press, 2000, tr.45.
  5. ^ Seneca, De Ira, I, viii.1.
  6. ^ Blaise Pascal, "On the Art of Persuasion," 1658.
  7. ^ George Campbell, 1776, cited by James Price Dillar and Anneloes Meijnders in "Persuasion and the Structure of Affect", The Persuasion Handbook, Sage Publishing, tr.309.
  8. ^ Edward Bernays, Propaganda, 1928, xuất bản năm 2005, tr.72.
  9. ^ Edward Bernays, Propaganda, 1928, xuất bản năm 2005, tr.73.
  10. ^ Edward Bernays, Propaganda, 1928, xuất bản năm 2005, tr.77.
  11. ^ Barry A. Sanders, American Avatar: The United States in the Global Imagination, (Washington, D.C.: Potomac Books, 2011), tr. 102,115.
  12. ^ Drew Westen, The Political Brain, Public Affairs Books, 2007, tr. 35
  13. ^ Drew Westen, The Political Brain, Public Affairs Books, 2007, tr. 85, 88