Odontanthias perumali

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Odontanthias perumali
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Serranidae
Chi (genus)Odontanthias
Loài (species)O. perumali
Danh pháp hai phần
Odontanthias perumali
(Talwar, 1976)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Holanthias perumali Talwar, 1976

Odontanthias perumali là một loài cá biển thuộc chi Odontanthias trong họ Cá mú. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1976.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh perumali được đặt theo tên của M. C. Perumal, Giám đốc Viện Điều hành Thủy sản Trung ương (Kochi, Ấn Độ), người đã cung cấp cơ sở vật chất trên con tàu Blue Fin.[1]

Tình trạng phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

O. perumali ban đầu nằm trong chi Holanthias, được Manilo và Bogorodsky (2003) công nhận là loài hợp lệ,[2] nhưng Randall và Heemstra (2006) sau đó xếp vào đồng nghĩa của Odontanthias rhodopeplus.[3] Danh sách họ Cá mú của Parenti và Randall (2020) vẫn xem O. perumali là đồng nghĩa của O. rhodopeplus.[4]

Ngoài sự khác biệt về hình thái và màu sắc, bảng mã vạch DNA trong nghiên cứu của Zajonz và cộng sự (2020) còn cho thấy O. perumaliO. rhodopeplus có bộ gen hoàn toàn khác nhau, góp phần khẳng định sự hợp lệ của O. perumali.[5]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Mẫu định danh của O. perumali được thu thập ngoài khơi thành phố Kollam (phía tây nam Ấn Độ).[6] Gần đây, O. perumali được tàu lưới đánh bắt ở bờ biển phía đông nam Ấn Độ (thuộc vịnh Bengal), độ sâu khoảng 80–150 m.[7]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Số gai ở vây lưng: 10; Số tia ở vây lưng: ?; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia ở vây hậu môn: 7; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số tia ở vây ngực: 17–18; Số vảy đường bên: 30–31.[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Christopher Scharpf (2023). “Order Perciformes: Suborder Serranoidei (part 4)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  2. ^ Manilo, L. G.; Bogorodsky, S. V. (2003). “Taxonomic composition, diversity and distribution of coastal fishes of the Arabian Sea”. Journal of Ichthyology. 43 (Suppl. 1): 75–149.
  3. ^ Randall, John E.; Heemstra, Phillip C. (2006). “Review of the Indo-Pacific fishes of the genus Odontanthias (Serranidae: Anthiinae), with descriptions of two new species and a related genus”. Indo-Pacific Fishes. 38: 1–32.
  4. ^ Parenti, P.; Randall, J. E. (2020). “An annotated checklist of the fishes of the family Serranidae of the world with description of two new related families of fishes” (PDF). FishTaxa (PDF). 15: 21.
  5. ^ Zajonz, U.; Bogorodsky, S. V.; Victor, B. C. (2020). “First record of Meganthias natalensis (Actinopterygii: Serranidae: Anthiadinae) from the Socotra Archipelago (north-western Indian Ocean), with notes on Odontanthias and Sacura”. Acta Ichthyologica et Piscatoria. 50 (4): 501–510. doi:10.3750/AIEP/03080. ISSN 1734-1515.
  6. ^ Akhilesh, K. V.; Rajan, P. T.; Vineesh, N.; Idreesbabu, K. K.; Bineesh, K. K.; Muktha, M.; Anulekshmi, C.; Manjebrayakath, H.; Gladston, Y. (2021). “Checklist of serranid and epinephelid fishes (Perciformes: Serranidae & Epinephelidae) of India”. Journal of the Ocean Science Foundation. 38: 35–65. doi:10.5281/ZENODO.5151903.
  7. ^ a b Karuppiah, Kannan; Rajendran, Kumar; Selvaraju, Raja; John, Sajan; Ethiraj, Kannapiran (2023). “Molecular Taxonomy and Distribution Status of Odontanthias perumali (Talwar 1976) From Bay of Bengal, Eastern Indian Ocean”. Thalassas: An International Journal of Marine Sciences. 39 (2): 1039–1045. doi:10.1007/s41208-023-00605-x. ISSN 2366-1674.