Pagpag

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Not avoidable food waste

Pagpag là loại thức ăn thừa từ những nhà hàng (thường là từ nhà hàng thức ăn nhanh) được thu nhặt từ những đồ ăn thải loại ở các bãi rác sau đó được tái chế biến và nấu nướng[1][2]Philippines. Thực phẩm Pagpag trong tiếng Tagalog cũng có thể là thịt (phổ biến là thịt gà), cá hoặc rau quả đông lạnh đã hết hạn sử dụng trong các siêu thị và chúng được nhặt từ những xe chở rác.[3] Trong ngôn ngữ Tagalog, thuật ngữ này có nghĩa đen là "rũ sạch bụi bẩn" và nói đến hành động rũ sạch bụi bẩn khỏi phần ăn được từ thức ăn thừa. Pagpag có thể được ăn ngay sau khi được tìm thấy trong thùng rác hoặc chế biến theo nhiều cách khác nhau sau khi chúng được thu nhặt.

Việc phải ăn loại thức ăn thải Pagpag nảy sinh từ nạn đói nghèo cùng cực ở Philippines.[4] Bán pagpag là một hoạt động kinh doanh có lãi ở những khu vực có người nghèo sinh sống.[5] Pagpag còn được gọi là batchoy,[6] có nguồn gốc từ món ăn cùng tên ở Philippines. Những người nhặt thức ăn thừa từ rác được gọi là mambabatchoy.[7] Vào tháng 02 năm 2018, kênh BBC đã có phóng sự chi tiết về Pagpag với một video quay tại một bãi rác và cận cảnh việc nhặt, chế biến món ăn này từ những thực phẩm rác rưởi thành những món ăn bắt mắt để bán cho dân lao động, phóng sự có tựa đề: Pagpag', từ bãi rác tới bàn ăn[8].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 'Garbage chicken' a grim staple for Manila's poor”. CNN. ngày 30 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2014.
  2. ^ Associated Press (ngày 13 tháng 1 năm 2015). “Image of Asia: Eating pagpag in celebration of pope's visit”. Daily Mail. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2016.
  3. ^ “Sarbey hinggil sa Sosyo-ekonomikong Kalagayan at Pamumuhay ng mga Kababaihan sa Ilang Piling Maralitang Komunidad sa Bansa” (PDF). Philippine Commission on Women (bằng tiếng Tagalog). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2016.
  4. ^ Rodriguez, Fritzie (ngày 15 tháng 3 năm 2014). “Meal of the day: 'Pagpag'. Rappler. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2016.
  5. ^ Cruz, Gen (ngày 22 tháng 6 năm 2015). “Pagpag: A thriving business”. CNN Philippines. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2016.
  6. ^ “Archdiocese of Manila achieves Zero Waste Management; prevents 'PAGPAG' eating by waste pickers by Romulo S. Arsenio, Ph.D.”. Archdiocese of Manila. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2016.
  7. ^ Francisco, Butch (ngày 11 tháng 12 năm 2003). “Jay Taruc: The son also rises”. The Philippine Star. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2016.
  8. ^ “Pagpag', từ bãi rác tới bàn ăn”. BBC tiếng Việt.