Pyrazinamide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pyrazinamide
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiRifater, Tebrazid, tên khác [1]
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
MedlinePlusa682402
Danh mục cho thai kỳ
Dược đồ sử dụngqua đường miệng
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
  • Nói chung: ℞ (Thuốc kê đơn)
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụng>90%
Chuyển hóa dược phẩmGan
Chu kỳ bán rã sinh học9 tới 10 giờ
Bài tiếtthận
Các định danh
Số đăng ký CAS
PubChem CID
IUPHAR/BPS
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
NIAID ChemDB
ECHA InfoCard100.002.470
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC5H5N3O
Khối lượng phân tử123.113 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
  (kiểm chứng)

Pyrazinamide là một loại dược phẩm dùng để điều trị bệnh lao.[2] Đối với lao hoạt động, chúng thường được sử dụng kết hợp với rifampicin, isoniazid, và cả streptomycin hoặc ethambutol.[3] Thuốc này thường được khuyến cáo không nên kê để điều trị bệnh lao tiềm ẩn.[2] Chúng được đưa vào cơ thể qua đường uống.[1]

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn nôn, chán ăn, đau cơphát ban.[2] Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể kể đến như bệnh gút, nhiễm độc gan và nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.[2] Pyrazinamide được khuyến cáo không nên sử dụng cho những người có bệnh gan hoặc porphyria đáng kể.[3] Không rõ liệu sử dụng thuốc khi đang mang thai có an toàn hay không; nhưng sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú thì có vẻ là không an toàn.[3] Pyrazinamide thuộc nhóm thuốc kháng vi khuẩn.[2] Ta vẫn chưa rõ hoàn toàn về cơ chế chúng hoạt động hoạt động.[2] Pyrazinamide chỉ được sử dụng kết hợp với các kháng sinh khác như isoniazidrifampicin trong điều trị vi khuẩn bệnh lao là Mycobacterium tuberculosis. Chúng không bao giờ được sử dụng riêng lẻ.

Pyrazinamide lần đầu tiên được sản xuất vào năm 1936 nhưng không được sử dụng rộng rãi cho đến năm 1972.[4] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[5] Pyrazinamide có sẵn dưới dạng thuốc gốc.[2] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 2,76 USD mỗi tháng.[5] Tại Hoa Kỳ, chi phí khoảng là 100 đến 200 USD mỗi tháng.[1]

Cơ chế hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Pyrazinamide là một tiền chất ngăn chặn sự phát triển của Mycobacterium tuberculosis (vi khuẩn lao).

Pyrazinamide khuếch tán vào u hạt của M. tuberculosis, nơi mà pyrazinamidase của lao chuyển đổi pyrazinamid thành dạng pyrazinoic acid hoạt tính.[6]

Trong điều kiện pH 5-6, axit pyrazinoic từ từ chuyển đổi thành axit liên hợp có thêm một proton vào, được cho là khuếch tán dễ dàng trở lại vào trực khuẩn và tích tụ. Hiệu quả thật sự là khi nhiều axit pyrazinoic tích lũy bên trong trực khuẩn ở pH axit hơn pH trung tính.[6][7] Axit Pyrazinoic được cho là ức chế enzym tổng hợp axit béo (FAS) I, acid béo này là cần thiết để vi khuẩn để tổng hợp, acid béo này là cần thiết để vi khuẩn để tổng hợp.[8] Nó cũng gợi ý rằng sự tích tụ axit pyrazinoic làm phá vỡ màng tế bào và cản trở việc sản xuất năng lượng, cần thiết cho sự tồn tại của M. tuberculosis tại một vị trí nhiễm axit. Tuy nhiên, vì môi trường axit không cần thiết cho tính nhạy cảm pyrazinamid và điều trị pyrazinamid không dẫn đến sự axit hóa bên trong vi khuẩn cũng như sự gián đoạn nhanh chóng của màng tế bào.[9] Axit Pyrazinoic được đề xuất để liên kết với protein ribosomal S1 (RpsA) và ức chế chuyển hóa, xit Pyrazinoic được đề xuất để liên kết với protein ribosomal S1 (RpsA) và ức chế chuyển hóa,[10] nhưng các thí nghiệm chi tiết hơn cho thấy rằng nó không có hoạt tính này.[11]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 49. ISBN 9781284057560.
  2. ^ a b c d e f g “Pyrazinamide”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  3. ^ a b c WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 136, 140, 594, 608. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  4. ^ Donald, P. R.; Helden, P. D. van (2011). Antituberculosis Chemotherapy (bằng tiếng Anh). Karger Medical and Scientific Publishers. tr. 8. ISBN 9783805596282. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2017.
  5. ^ a b “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ a b Whitfield, Michael G.; Soeters, Heidi M.; Warren, Robin M.; York, Talita; Sampson, Samantha L.; Streicher, Elizabeth M.; Helden, Paul D. van; Rie, Annelies van (ngày 28 tháng 7 năm 2015). “A Global Perspective on Pyrazinamide Resistance: Systematic Review and Meta-Analysis”. PLOS ONE. 10 (7): e0133869. doi:10.1371/journal.pone.0133869. ISSN 1932-6203. PMC 4517823. PMID 26218737. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 9 năm 2015.
  7. ^ Zhang Y, Mitchison D (tháng 1 năm 2003). “The curious characteristics of pyrazinamide: a review”. Int. J. Tuberc. Lung Dis. 7 (1): 6–21. PMID 12701830.
  8. ^ Zimhony O, Cox JS, Welch JT, Vilchèze C, Jacobs WR (2000). “Pyrazinamide inhibits the eukaryotic-like fatty acid synthetase I (FASI) of Mycobacterium tuberculosis (abstract). Nature Medicine. 6 (9): 1043–47. doi:10.1038/79558. PMID 10973326. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 2 năm 2009.
  9. ^ Peterson, Nicholas D.; Rosen, Brandon R.; Dillon, Nicholas A.; Baughn, Anthony D. (2015). “Uncoupling Environmental pH and Intrabacterial Acidification from Pyrazinamide Susceptibility in Mycobacterium tuberculosis”. Antimicrobial Agents and Chemotherapy. 59 (12): 7320–7326. doi:10.1128/aac.00967-15. PMC 4649215. PMID 26369957.
  10. ^ Shi W, Zhang X, Jiang X, Yuan H, Lee JS, Barry CE, và đồng nghiệp (2011). “Pyrazinamide inhibits trans-translation in Mycobacterium tuberculosis. Science. 333 (6049): 1630–1632. doi:10.1126/science.1208813. PMC 3502614. PMID 21835980.
  11. ^ Dillon, Nicholas A.; Peterson, Nicholas D.; Feaga, Heather A.; Keiler, Kenneth C.; Baughn, Anthony D. (ngày 21 tháng 7 năm 2017). “Anti-tubercular Activity of Pyrazinamide is Independent of trans-Translation and RpsA”. Scientific Reports. 7. doi:10.1038/s41598-017-06415-5. ISSN 2045-2322. PMC 5522395. PMID 28733601.