Ostracion nasus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Rhynchostracion nasus)
Ostracion nasus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Tetraodontiformes
Họ (familia)Ostraciidae
Chi (genus)Ostracion
Loài (species)O. nasus
Danh pháp hai phần
Ostracion nasus
Bloch, 1785
Danh pháp đồng nghĩa
  • Rhynchostracion nasus (Bloch, 1785)

Ostracion nasus, có tài liệu tiếng Việt gọi là cá nóc hòm mũi nhỏ,[1][2] là một loài cá biển thuộc chi Ostracion trong họ Cá nóc hòm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1785.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh nasus theo tiếng Latinh nghĩa là "mũi", hàm ý đề cập đến phần mõm nhô ra như một bướu thịt ở loài này.[3]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

O. nasus được một số nhà ngư học tách riêng thành chi Rhynchostracion. Khi Fraser-Brunner (1935) lập chi Rhynchostracion lần đầu tiên, ông đã phân biệt nó với các chi cá nóc hòm khác bởi sự phát triển của sống lưng, độ lồi của giáp thân và bướu mõm nhô ra trước miệng. Tuy nhiên, hai đặc điểm đầu tiên không tách biệt rõ ràng Rhynchostracion với các loài nóc hòm khác; ngoài ra, những con trưởng thành của Ostracion đều có bướu trên mõm như vậy. Chính vì thế mà nhiều tác giả khác đã đưa chúng trở lại chi này.[4][5]

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

O. nasus có phân bố tương đối rộng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Sri LankaẤn Độ trải dài về phía đông đến Palau và cụm đảo Chuuk,[6] xa về phía bắc đến Bangladesh, phía nam đến bờ bắc Úc.[7] O. nasus cũng xuất hiện tại vùng biển Việt Nam.[8][9]

O. nasus sống trên nền đáy đá và cát ở độ sâu đến ít nhất là 80 m.[6]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở O. nasus là 30 cm.[6] Thân có màu nâu vàng. Giữa các tấm vảy của giáp thân thường có một chấm đen nhỏ. Các chấm nhỏ tương tự cũng xuất hiện ở bắp đuôi và vây đuôi.

Số tia vây ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây hậu môn: 9; Số tia vây ở vây ngực: 9–10; Số tia vây ở vây đuôi: 10.[1]

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

Theo nghiên cứu của Văn Lệ và cộng sự (2006), chưa phát hiện độc tínhO. nasus (không gây chết người khi ăn dưới 1000 g cá nóc có chứa lượng độc dưới 10 MU/g).[10]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Trần Thị Hồng Hoa (2015). “Họ Cá nóc hòm Ostraciidae ở Việt Nam” (PDF). Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6: 149–375. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2023.
  2. ^ Vũ Việt Hà; Nguyễn Hoài Nam; Đặng Vân Thi (2006). “Hiện trạng nguồn lợi cá nóc ở biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập nghiên cứu nghề cá biển. 4: 85–119. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Tetraodontiformes”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  4. ^ Santini, Francesco; Sorenson, Laurie; Marcroft, Tina; Dornburg, Alex; Alfaro, Michael E. (2013). “A multilocus molecular phylogeny of boxfishes (Aracanidae, Ostraciidae; Tetraodontiformes)”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 66 (1): 153–160. doi:10.1016/j.ympev.2012.09.022. ISSN 1055-7903. PMID 23036494.
  5. ^ Matsuura, Keiichi (2015). “Taxonomy and systematics of tetraodontiform fishes: a review focusing primarily on progress in the period from 1980 to 2014”. Ichthyological Research. 62 (1): 72–113. doi:10.1007/s10228-014-0444-5. ISSN 1616-3915.
  6. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Ostracion nasus trên FishBase. Phiên bản tháng 2 năm 2024.
  7. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Ostracion nasus. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2023.
  8. ^ Võ Văn Phú; Lê Văn Quảng; Dương Tuấn Hiệp; Nguyễn Duy Thuận (2011). “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá rạn san hô ven bờ đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị” (PDF). Tạp chí Khoa học Đại học Huế. 64: 85–98. doi:10.26459/jard.v64i1.3092. ISSN 2615-9708.
  9. ^ Võ Văn Phú; Lê Văn Quảng; Dương Tuấn Hiệp; Nguyễn Duy Thuận (2011). “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá rạn san hô ven bờ đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị” (PDF). Tạp chí Khoa học Đại học Huế. 64: 85–98. doi:10.26459/jard.v64i1.3092. ISSN 2615-9708.
  10. ^ Nguyễn Văn Lệ, Nguyễn Hữu Hoàng, Bùi Thị Thu Hiền (2006). “Kết quả phân tích độc tố cá nóc biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Nghiên cứu Nghề cá biển. 4: 256–264. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)