Suy giảm thị lực

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Suy giảm thị lực
Suy giảm thị lực, mất thị lực
Một chiếc gậy trắng, biểu tượng quốc tế của người mù
Chuyên khoaNhãn khoa
Triệu chứngGiảm khả năng nhìn[1][2]
Nguyên nhânTật khúc xạ, Cườm khô, Cườm nước[3]
Phương pháp chẩn đoánKhám mắt[2]
Điều trịPhục hồi thị lực, thay đổi trong môi trường, thiết bị trợ giúp[2]
Tần suất940 triệu / 13% (2015)[4]

Suy giảm thị lực[5] hay mất thị lực (tiếng Anh: visual impairment, vision impairment hoặc vision loss) là một bệnh giảm khả năng nhìn ở một mức độ gây ra những vấn đề không thể khắc phục bằng phương tiện thông thường như kính.[1][2] Bệnh này cũng có ở những người có khả năng kém bởi họ không đeo kính hoặc kính áp tròng.[1] Suy giảm thị lực thường được định nghĩa là mức độ thị lực tốt nhất kém hơn 20/40 hoặc 20/60.[6] Từ được sử dụng để chỉ mất thị lực gần như hoàn toàn hoặc hoàn toàn.[6]. Suy giảm thị lực có thể khiến con người gặp khó khăn với những hoạt động thường nhật bình thường như đọc sách, lái xe, giao tiếp và đi bộ.[2][7]

Những nguyên nhân phổ biến nhất của suy giảm thị lực trên toàn cầu là tật khúc xạ (43%), cườm khô (33%) và cườm nước (2%).[3] Các tật khúc xạ bao gồm cận thị, viễn thị, lão thịloạn thị.[3] Cườm khô là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sự suy giảm thị lực.[3] Các rối loạn khác có thể gây ra những vấn đề thị lực bao gồm thoái hóa điểm vàng, bệnh võng mạc tiểu đường, đau mắt đỏ, mù lòa ở trẻ em và một số trường hợp là nhiễm trùng.[8] Suy giảm thị lực cũng có thể gây ra bởi những vấn đề trong não do tai biến mạch máu não, sinh non hoặc chấn thương.[9] Những trường hợp này có thể coi là suy giảm thị lực vỏ não.[9] Việc kiểm tra những vấn đề thị lực ở trẻ em có thể cải thiện tầm nhìn tương lai và thành tích học tập trong tương lai.[10] Việc khám mắt người lớn không có triệu chứng cũng chưa chắc chắn có lợi.[11] Cách chẩn đoán duy nhất là khám mắt.[2]

Tổ chức Y tế Thế giới (viết tắt là WHO) ước tính 80% số người bị suy giảm thị lực không thể phòng ngừa hoặc chữa khỏi khi điều trị.[3] Những trường hợp này bao gồm cườm khô, nhiễm trùng của bệnh mù do giun chỉ Onchocerca, mắt hột, tăng nhãn áp, bệnh võng mạc do tiểu đường, tật khúc xạ và một số là mù lòa ở trẻ em.[12] Nhiều người bị suy giảm thị lực được hỗ trợ đáng kể từ phục hồi thị lực, thay đổi môi trường và các thiết bị hỗ trợ.[2]

Tính đến năm 2015 đã có 940 triệu người bị suy giảm thị lực, trong đó 246 triệu người có thị lực thấp và 39 triệu người bị mù.[3] Phần lớn những người có thị lực kém đều ở những nước đang phát triển và trên 50 tuổi.[3] Tỉ lệ suy giảm thị lực đã giảm từ thập niên 1990.[3] Những người suy giảm thị lực đã phải chi trả đáng kể, trực tiếp bởi chi phí điều trị và gián tiếp do giảm khả năng làm việc.[13] Tại Việt Nam có khoảng 2 triệu người mù lòa và thị lực kém theo thống kê của Bộ Y tế,[14] trong đó 1/3 là người nghèo không có tiền điều trị, theo Phó giáo sư, Thạc sĩ Nguyễn Chí Dũng của bệnh viện Mắt Trung ương.[15]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Change the Definition of Blindness” (PDF). World Health Organization. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2015.
  2. ^ a b c d e f g “Blindness and Vision Impairment”. ngày 8 tháng 2 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2015.
  3. ^ a b c d e f g h “Visual impairment and blindness Fact Sheet N°282”. tháng 8 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2015.
  4. ^ GBD 2015 Disease and Injury Incidence and Prevalence, Collaborators. (ngày 8 tháng 10 năm 2016). “Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 310 diseases and injuries, 1990-2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015”. Lancet (London, England). 388 (10053): 1545–1602. PMID 27733282.
  5. ^ Thạc sĩ Lê Thanh (ngày 14 tháng 10 năm 2013). “Ngày thị giác thế giới năm 2013”. impe-qn.org.vn. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2017.
  6. ^ a b Maberley, DA; Hollands, H; Chuo, J; Tam, G; Konkal, J; Roesch, M; Veselinovic, A; Witzigmann, M; Bassett, K (tháng 3 năm 2006). “The prevalence of low vision and blindness in Canada”. Eye (London, England). 20 (3): 341–6. doi:10.1038/sj.eye.6701879. PMID 15905873.
  7. ^ Thanh Thúy (ngày 15 tháng 4 năm 2016). “Những khó khăn thách thức trong cuộc sống của người mù”. Trang Điện tử Hội người mù tỉnh Trà Vinh. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2017.[liên kết hỏng]
  8. ^ GLOBAL DATA ON VISUAL IMPAIRMENTS 2010 (PDF). WHO. 2012. tr. 6. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2015.
  9. ^ a b Lehman, SS (tháng 9 năm 2012). “Cortical visual impairment in children: identification, evaluation and diagnosis”. Current Opinion in Ophthalmology. 23 (5): 384–7. doi:10.1097/ICU.0b013e3283566b4b. PMID 22805225.
  10. ^ Mathers, M; Keyes, M; Wright, M (tháng 11 năm 2010). “A review of the evidence on the effectiveness of children's vision screening”. Child: Care, Health and Development. 36 (6): 756–80. doi:10.1111/j.1365-2214.2010.01109.x. PMID 20645997.
  11. ^ US Preventive Services Task Force (USPSTF); Siu, Albert L.; Bibbins-Domingo, Kirsten; Grossman, David C.; Baumann, Linda Ciofu; Davidson, Karina W.; Ebell, Mark; García, Francisco A. R.; Gillman, Matthew; Herzstein, Jessica; Kemper, Alex R.; Krist, Alex H.; Kurth, Ann E.; Owens, Douglas K.; Phillips, William R.; Phipps, Maureen G.; Pignone, Michael P. (ngày 1 tháng 3 năm 2016). “Screening for Impaired Visual Acuity in Older Adults: US Preventive Services Task Force Recommendation Statement”. JAMA. 315 (9): 908–914. doi:10.1001/jama.2016.0763. ISSN 1538-3598. PMID 26934260.
  12. ^ “Causes of blindness and visual impairment”. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2015.
  13. ^ Rein, DB (ngày 13 tháng 12 năm 2013). “Vision problems are a leading source of modifiable health expenditures”. Investigative Ophthalmology & Visual Science. 54 (14): ORSF18-22. doi:10.1167/iovs.13-12818. PMID 24335062.
  14. ^ Xuân Lộc (ngày 17 tháng 10 năm 2013). “Khoảng 2 triệu người Việt Nam bị mù lòa, kém thị lực”. Báo Hà Nội mới. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2017.
  15. ^ Thu Thủy (ngày 16 tháng 10 năm 2013). “Việt Nam có khoảng 2 triệu người mù, có thị lực kém”. Vov.vn. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2017.


Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]