Tên lửa hành trình Kh-69

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kh-69
Phía trước của tên lửa Kh-69
LoạiTên lửa hành trình
Tên lửa hành trình phóng từ máy bay
Tên lửa không đối đất
Tên lửa tấn công đất liền
Nơi chế tạoNga
Lược sử hoạt động
Phục vụ2023–nay
Sử dụng bởiRussia
TrậnChiến tranh Nga-Ukraina
Lược sử chế tạo
Người thiết kếMKB Raduga
Nhà sản xuấtTactical Missiles Corporation
Thông số
Khối lượngNhỏ hơn 800kg[1]
Trọng lượng đầu nổKhoảng 300kg

Tầm hoạt động400km[1]
Tốc độtới 1000km/h[1]
Hệ thống chỉ đạoDẫn đường bằng vệ tinh kèm theo quán tính[1]
Nền phóngSu-34, Su-35, MiG-31, Su-30MK

Kh-69 là một loại tên lửa hành trình không đối đất tàng hình cận âm do Nga sản xuất (Chữ Kirin: Х-69), dựa trên tên lửa hành trình Kh-59 Mk2 với tầm bắn 400 km (250 mi). Tên lửa được thiết kế để giảm thiểu tín hiệu radar.[1][2]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tên lửa hành trình Kh-69 được phát triển bởi MKB Raduga, một công ty thành viên của Tập đoàn tên lửa chiến thuật.[1][3][4] Tên lửa Kh-69 lần đầu tiên ra mắt vào tháng Tám năm 2022.[5][6]

Tháng Chín năm 2023, Viện nghiên cứu chiến lược Quốc tế đã báo cáo về việc tên lửa vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm.[1]

Có thông tin cho rằng ba quả tên lửa Kh-69 đã được bắn vào Ukraine trong đêm ngày 7-8 tháng 2 năm 2024.[1]

Ngày 11 tháng Tư năm 2024, các nguồn tin của Ukraine cho biết các mảnh vỡ của tên lửa Kh-69 đã được tìm thấy tại địa điểm Nga tấn công tên lửa vào nhà máy nhiệt điện Trypilska (TTPP), vô hiệu hóa hoàn toàn nhà máy.[6][7] Cuộc tấn công "phá hủy máy biến áp, tua-bin và máy phát điện" của TTPP.[2] Số lượng tên lửa được sử dụng trong cuộc tấn công là sáu tên lửa và không có tên lửa nào bị lực lượng phòng không Ukraine đánh chặn.[8] Viện Nghiên cứu Chiến tranh mô tả cuộc tấn công là một phần trong chuỗi các hành động tấn công và xuyên thủng hệ thống phòng không gần như đã kiệt sức của Ukraine, máy bay tấn công hoàn toàn miễn nhiễm với các hệ thống phòng không do Nga phóng tên lửa Kh-69 từ cự ly tới 400 km.[1][8]

Đặc tính kỹ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Tên lửa Kh-69 được phóng đi từ MiG-31,[4] Su-30MK,[3] Su-34 hoặc Su-35.[1] Giới chuyên môn cho rằng nó sẽ trở thành loại tên lửa chính trong khoang vũ khí trong thân của Su-57.[8]

Tên lửa này có bản chất tương tự tên lửa Storm Shadow và Taurus KEPD 350.[9] Nó có một đôi cánh và bốn vây ở phía sau, tất cả đều mở ra khi tên lửa đã được phóng đi.[6]

Tên lửa được cho là nặng dưới 800 kg và được cho là có thể bay với tốc độ lên tới 1000 km/h.[1] Nó có trọng lượng đầu đạn khoảng 300 kg.[1]

Tên lửa Kh-69 được dẫn đường bằng GLONASSGPS,[3] với dẫn đường quán tính dự phòng. Tên lửa được cho là có khả năng bay thấp ở độ cao chỉ 20 mét so với mặt đất,[8] điều này giúp tên lửa tránh bị radar phát hiện. Một đầu dò quang điện đã được báo cáo vào năm 2022 để hoàn thiện bộ cảm biến.[4]

Thư viện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i j k l “Russia's firing new, long-range Kh-69 cruise missiles, war experts say, piling on the misery for Ukraine's dwindling air defense”.
  2. ^ a b “What is Kh-69? Russia's new subsonic cruise missile "worse" than Dagger”. 13 tháng 4 năm 2024.
  3. ^ a b c “Su-57 gets Kh69 missile for hitting railway stations or hubs”. 4 tháng 2 năm 2023.
  4. ^ a b c “Russia Unveils KH-69 Stealth Cruise Missile”.
  5. ^ “Russia shows off new Kh-69 cruise missile”. key.aero. 30 tháng 8 năm 2022.
  6. ^ a b c Kilner, James (13 tháng 4 năm 2024). “Pictured: Russia's new ultra-low-flying missile that destroyed Kyiv power plant”. The Daily Telegraph. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2024.
  7. ^ “Russian Kh-69 Latest Cruise Missile Targets Trypilska Power Station”. mil.in.ua. 11 tháng 4 năm 2024.
  8. ^ a b c d 'Kh-69 is worse than Kinzhal' says Ukraine on today's RuAF attack”. 11 tháng 4 năm 2024.
  9. ^ “Russia's firing new, long-range Kh-69 cruise missiles, war experts say, piling on the misery for Ukraine's dwindling air defense”.