Tước hiệu của giáo hoàng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Tước hiệu của Giáo hoàng)
Tài liệu Dictatus Papae về thẩm quyền của Giáo hoàng được viết vào thế kỷ 11, hiện được lưu trong Văn khố Tông tòa Vatican, ghi lại quá trình danh xưng "giáo hoàng" trở nên dành riêng cho giám mục Rôma. Trong tuyên bố XI văn kiện có ghi "Quod hoc unicum est nomen in mundo" (n.đ.'Danh xưng [giáo hoàng] là độc nhất vô nhị trên thế giới'),

Tước hiệu của giám mục Rôma hay tước hiệu của giáo hoàng là các tước hiệu được sử dụng theo phép xã giao để nhắc đến giám mục Giáo phận Rôma (tức Giáo hoàng) hoặc để chỉ ra một thực tế thần học hoặc thế tục của ông. Giáo hội Công giáo tin rằng các tước hiệu này "cấu thành nên một chức vụ được gọi là giáo trưởng danh dự. Tương tự với các quyền tài phán của mình, các đặc quyền trên trên không bị ràng buộc bởi thẩm quyền thiêng liêng của chức vụ của ông. Số lượng các tước hiệu của giáo hoàng đã tăng lên và được lưu giữ qua nhiều thế kỷ, nhưng chúng không phải là không thể bị sửa đổi".[1]

Ban đầu, các tước hiệu trên được dùng để thể hiện sự cung kính, tôn trọng và quyền năng, nhưng một số tước hiệu về sau đã gắn bó mật thiết với chức vụ của vị giám mục Rôma, trở thành các tước hiệu độc đáo và đặc trưng dành cho ông. Hai tước hiệu lâu đời nhất hiện đang được sử dụng là "papa"[2] và "pontifex"[3], có niên đại từ thế kỷ 3 sau công nguyên. Các tước hiệu khác xuất hiện từ sau thế kỷ 5 và phát triển vào thời kỳ Trung Cổ. Các niên giám Tòa Thánh kể từ năm 1716 công bố một danh sách các tước hiệu của giáo hoàng bắt đầu từ năm đó.[4] Tuy nhiên, danh sách tước hiệu chính thức không bao gồm tất cả các tước hiệu từng được sử dụng; trong lịch sử, giáo hoàng còn dùng nhiều tước hiệu khác, đôi khi kéo dài nhiều thế kỷ nhưng lại bị bãi bỏ vào một thời điểm trong quá khứ.

Các tước hiệu chính thức[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách các tước hiệu chính thức của giáo hoàng được liệt kê theo thứ tự trong Niên giám Tòa Thánh năm 2024 là:

  • Giám mục Rôma (Episcopus Romanus)
  • Đại diện của Đức Giêsu Kitô (Vicarius Iesu Christi)
  • Người kế vị Thủ lĩnh các Tông đồ (Successor principis apostolorum)
  • Thượng giáo tông của Giáo hội hoàn vũ (Summus Pontifex Ecclesiae Universalis)
  • Thượng phụ Tây phương (Patriarcha Occidentis)
  • Giáo trưởng nước Italia (Primatus Italiae)
  • Tổng giám mục Trưởng Giáo tỉnh Rôma (Archiepiscopus metropolitanus provinciae Romanae)
  • Quốc vương Thành quốc Vatican (Superanus sui iuris civitatis Vaticanae)
  • Tôi tớ của các tôi tớ Thiên Chúa (Servus Servorum Dei).[4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ "The Pope" in the 1913 edition of the Catholic Encyclopedia. Public domain. Bản mẫu:CE poster
  2. ^ “Article "Pope"”. Oxford Dictionary of the Christian Church. Oxford University. 2005. ISBN 978-0-19-280290-3.
  3. ^ “Article "Pope"”. Oxford Dictionary of the Christian Church. Oxford University. 2005. ISBN 978-0-19-280290-3.
  4. ^ a b Annuario Pontificio (ấn bản 2009). Libreria Editrice Vaticana. 2009. tr. 23. ISBN 978-88-209-8191-4.