Bước tới nội dung

Taiwo Ajai-Lycett

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Faces at AMVCA 2020 18

Taiwo Ajai-Lycett (sinh ngày 3 tháng 2 năm 1941) là tên của một diễn viên, nhà báo, người thuyết trình truyền hình và là nhà mỹ dung người Nigeria[1][2]. Bên cạnh đó, bà còn là một nhà hoạt động vì đấu tranh vì quyền bình đẳng cho phụ nữ, và cũng là nhà chủ biên đầu tiên của tạp chí Phụ nữ châu Phi vào những năm 1970.[3]

Lí lịch[sửa | sửa mã nguồn]

Bà sinh ra ở bang Lagos[4], cha bà là người Awori (một dân tộc nói tiếng Yoruba)[5]. Bà học tại trường tu viện Mt Carmel[5] sau đó vào trường nữ giám lí cũng tại bang Lagos.

Bà du học sang Anh để học ngành quản trị kinh doanh ở Luân Đôn. Cũng tại đó, bà đã học tại trường Christine Shaw School of Beauty Science rồi tốt nghiệp với chứng chỉ ngành mỹ dung[6] và trường cao đẳng công nghệ Hendon rồi tốt nghiệp với cao học quốc gia về ngành nghiên cứu kinh doanh.[7]

Ngoài ra, bà cũng theo học trường âm nhạc và kịch nghệ Guildhall

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Diễn xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Bà xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 1966 trong bộ phim The Lion and Jewel, vở hài kịch được viết bởi William Gaskill tại nhà hát hoàng gia (tiếng Anh: Royal Court Theatre)[5].

Năm 1972, bà bỏ việc ở công và tham gia nhóm kịch Traverse.

Năm 1973, bà ở trong vở kịch Life Everlasting (tạm dịch: Sống mãi) viết bởi Amadu Maddy tại nhà hát châu Phi, Luân Đôn.[8]

Năm 1976, bà đóng vai chính trong vở kịch của Yemi Ajibade tên là Parcel Post (tạm dịch: Gói hàng tại bưu điện).[8]

Năm 1971, bà quay về Nigeria và tham gia vào một số bộ phim của nước nhà, bao gồm cả Tinsei[9].

Báo chí[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1975, bà được Ralph Uwechue mời vào tờ tạp chí châu Phi. Sau đó, bà lập nên tờ tạp chí phụ nữ châu Phi.

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 1 tháng 10 năm 2006, Taiwo Ajai-Lycett được tổng thống Nigeria lúc ấy là Olusegun Obasanjo trao huân chương liên bang Nigeria.

Tài liệu tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Taiwo Ajai-Lycett (ngày 10 tháng 1 năm 2015). “The power of you”. Daily Independent (Nigeria). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2015.
  2. ^ Bernth Lindfors (2003). Black African Literature in English, 1997-1999. Hans Zell. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2015.
  3. ^ "African women stole the show" (ngày 17 tháng 1 năm 1976). New York Amsterdam News (1962–1993) Retrieved from Proquest.
  4. ^ Hazeez Balogun. “I performed on stage the day I got married”. Daily Independent (Nigeria). Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2014. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  5. ^ a b c Ajai-Lycett, Taiwo (tháng 4 năm 1978). “Taiwo Ajai this time around”. Happy Home magazine. Lagos. Chú thích có tham số trống không rõ: |call-sign= (trợ giúp)
  6. ^ Morenike Taire (ngày 11 tháng 5 năm 2012). “Merit Always Wins - Taiwo Ajayi-Lycett - Vanguard News”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2015.
  7. ^ Japhet Alakan (ngày 27 tháng 3 năm 2014). “Ajai-Lycett, Sotimirin explore theatrical notion of belonging”. Vanguard (Nigeria). Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2015.
  8. ^ a b FESTIVAL PRODUCTIONS. (ngày 13 tháng 9 năm 1973). The Stage and Television Today (Archive: 1959–1994), pp. 24–27. Truy cập from Proquest.
  9. ^ “It is silly to say I won't remarry–TAIWO AJAI-LYCETT”. The Nation. ngày 27 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2015.