Thành viên:Bacsituonglai/Nhà nguyện Hoàng gia (Lâu đài Buda)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhà nguyện Hoàng gia kiểu Trung cổ

Nhà nguyện Cung điện kiểu Trung cổ ( tiếng Hungary: Várkápolna; trước đây được gọi là Alamizsnás Szent János-kápolna ) nằm trong Lâu đài Buda được xây dựng vào thế kỷ 15. Vua Sigismund cho xây dựng nhà nguyện này theo phong cách Gothic. Sau biến động năm 1686, nhà nguyện chịu sự tàn phá nặng nề. Sau khi được cải tạo vào năm 1963, nhà nguyện đã trở thành một địa điểm triển lãm Bảo tàng Lịch sử Budapest .

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà nguyện đầu tiên trong lâu đài Buda được xây dựng vào thế kỷ 14 dưới triều đại Louis Đệ nhất của Hungary . Nhà nguyện đã được đề cập trong cuốn Ký sử niên đại của Eberhard Windecke . Windecke cho rằng Charles Đệ nhị của Hungary đã bị tấn công bởi những kẻ ám sát vào năm 1386. Căn phòng mà Charles Đệ nhị bị sát hại có thể nhìn ra hướng nhà nguyện hoàng gia: " konig Karle von Nopols erslagen zü Ofen in der vesten in der steen, do man sicht in die capell. " Nhà nguyện cũng được đề cập trong Biên niên sử của Lorenzo de Monacis, cuốn sách được viết vào khoảng năm 1390.

Vua Sigismund đã xây dựng lại toàn bộ cung điện Anjou cũ trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 15. Ông đã cho dựng một nhà thờ Gothic lộng lẫy, thay thế nhà nguyện trước đây. Mặt tiền của nhà nguyện hướng về phía sân trong của cung điện. Tòa tháp nhà nguyện được xây dựng trên một nhà thờ thấp hơn. Đây là giải pháp cần thiết do thiếu không gian trên cao nguyên chật hẹp. Nhà nguyện có một gian giữa dài 21 m và một thánh đường dài 11 m. Nhà nguyện hoàng gia hai tầng không phải là hiếm ở châu Âu thời Trung cổ. Nhà nguyện Hoàng gia của Lâu đài Buda cũng tương tự như nhà nguyện Sainte-ChapelleParis, nhưng ít nổi tiếng hơn. .

Tập tin:Schedel chapel.JPG
Lâu đài Buda vào thời Trung cổ, từ Biên niên sử của Hartmann .

Các nghiên cứu khảo cổ đã chứng minh rằng nhà nguyện có niên đại từ thế kỷ 15 dựa vào phần địa tầng đã được phát hiện dưới nền gạch nguyên vẹn của nhà thờ.[1]

Vào tháng 11 năm 1489, Sultan Bayezid Đệ nhị đã gửi di vật của John the Almoner cho Vua Matthias Corvinus . Nhà vua đã đặt các thánh tích này trong Nhà nguyện Hoàng gia.

Năm 1526, Lâu đài Buda bị người Ottoman cướp bóc sau trận Mohács . Các di vật đã được cứu lại kịp thời và đưa đến Pressburg. Các di vật này vẫn được lưu giữ tại đó cho đến ngày nay. Bản kiểm kê nhà thờ còn sót lại từ năm 1530 vẫn cho thấy nhà thờ có số lượng đồ đạc rất phong phú. Sau đó vua John Zápolya đã biến nhà thờ thành một pháo đài. Các cửa sổ lớn kiểu Gothic bị kín, chỉ để lại những kẽ hở hình chữ nhật mới được tạo nên.

Năm 1541, Quân đội Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Buda mà không cần chiến đấu. Nhà thờ Hoàng gia đã bị phá hủy trong cuộc bao vây Buda năm 1686 và tàn tích bị phá bỏ vào năm 1715. Mái vòm của nhà thờ sụp xuống, bên trong chứa đầy rác thải. Các phần còn lại của nhà thờ nằm dưới đất trong suốt hai thế kỷ tiếp theo.

Tàn tích của nhà thờ được các nhà khảo cổ học phát hiện vào năm 1949-1950. Nhà nguyện cuối cùng đã được xây dựng lại vào năm 1963. Nơi đây đã được tái thánh hiến vào năm 1990.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ László Zolnay: A budai vár, Bp: 1981, p. 60

[[Thể loại:Trang có bản dịch chưa được xem lại]]