Thành viên:Levandong34/nháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

KIỀU @ (PHIM)[sửa | sửa mã nguồn]

Tập tin:Poster Kiều @.jpg
'Phim Kiều @'Đạo diễn: Đỗ Thành An Kịch bản: Đỗ Thành An Giám đốc nghệ thuật: Đỗ Lệnh Hùng Tú Giám đốc hình ảnh: Trương Tuấn Quay Phim: Trương Tuấn Điều khiển flycam: Phan Đức Thọ Âm nhạc: Đức Trí Diễn Viên: Phan Thị Mơ Trần Trung Cao Thái Hà Công Ninh Mạnh lân Nhà sản xuất: Đỗ Thành An Năm phát hành: 2021 Thời gian thực hiện: 3 năm Độ dài: 125 phút Quốc gia: Việt Nam Kinh phí: chưa xác định Doanh thu: chưa xác định

KIỀU @ (Phim)

Kiều @ là một bộ phim điện ảnh được đạo diễn, biên kịch kiêm sản xuất bởi Đỗ Thành An

Đây là phim được thực hiện theo phong cách kỹ thuật quay phim one shot đầu tiên ở Việt Nam và là phim one shot thứ 31 trên thế giới.

Nội dung phim: Phim được quay dưới góc nhìn một linh hồn tạm thoát xác, bay ngược về quá khứ trong niềm uất hận để tìm hiểu về cái chết của mình. Ở đó linh hồn của Phấn (do Cao Thái Hà thủ vai) thấy chị mình - Hương - một cô gái từ quên đến thành phố học tập với hy vọng tìm cơ hội đổi đời. Tại đây, Hương (Phan Thị Mơ) gặp Định (Trần Trung). Cô cứ ngỡ đã gặp được chân ái đời mình. Ngờ đâu đó là một tên Mã Giám Sinh thời hiện đại, cô bị rơi bẫy tình mà hắn giăng ra sẵn để rồi từ đó bị rơi vào vòng xoáy của những cuộc buôn phấn bán hương, nợ nần chồng chất mà không thoát ra được. Từ đó bị kịch từ hệ luỵ này liên tục bủa vây lấy cô và gia đình cô. Mẹ cô chết, cha từ mặt con, em gái nghi kị chị mình cướp đi tình yêu và hạnh phúc của đời mình. Để rồi cô bị dồn ép đến bước đường cùng...

Sách theo phim[sửa | sửa mã nguồn]

Cuốn sách "Kiều @ - Cú máy linh hồn" được thực hiện trong khôn khổ dự án phim Kiều @.

Cuốn sách được xem như biên niên sử của dự án phim này, kể về hành trình thực hiện bộ phim, những nội dung chính cần chú ý, những câu chuyện hậu trường, lời nhận xét của các nhà chuyên môn, hình ảnh hậu trường, hình ảnh cắt từ phim, các diễn giải phân cảnh...

Sách được chấp bút bởi hoạ sĩ Đỗ Lệnh Hùng Tú, tổ chức bản thảo Lê Văn Đồng, tư vấn nội dung bởi nhà báo Lý Đợi.

Đây là một trong số hiếm hoi được thực hiện theo một dự án phim tại Việt Nam tính cho đến thừoi điểm đầu năm 2021.

Kỷ lục cho phim[sửa | sửa mã nguồn]

Dự án phim Kiều @ được tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao hai kỷ lục:

Bộ phim điện ảnh đầu tiên ở Việt Nam quay bằng kỹ thuật One Shot - Cú máy tiếp diễn có thời lượng phim trên 90 phút cho phim Kiều @

Quyển sách đầu tiên viết theo một bộ phim điện ảnh quay bằng kỹ thuật One Shot – Cú máy tiếp diễn tại Việt Nam cho cuốn sách Kiều @ - Cú máy linh hồn, do hoạ sĩ Đỗ Lệnh Hùng Tú chấp bút, bản quyền Đỗ Thành An.

Dư luận[sửa | sửa mã nguồn]

Phim Kiều @ kể từ thời điểm ra rạp vào ngày 26/2/2021, đã gây nên hai hai làn sóng khen chê hoàn toàn trái chiều: Bên khen khen hết lời và bên chê thì cũng không kém. Vì đây là một bộ phim quay theo một kĩ thuật quá mới mẻ (one shot) và một lỗi dựng phim khác với khán giả thường thấy, nên hai làn sóng này được cả giới chuyên môn lẫn công chúng đánh giá là hợp lí và có thể hiểu được.

Ngay bản thân đạo diễn Đỗ Thành An cũng tự nhận xét: "Như anh Đức Trí (chịu trách nhiệm âm nhạc cho "Kiều @" - PV) đã tiên lượng, phim tôi đứng trước hai làn sóng khen chê rất mãnh liệt. Bên khen thì hết lời, phía chê cũng không kém. Điều này làm tôi thấy “Kiều @” như một quả sầu riêng: người ghiền thì không dứt ra được, mà kẻ chịu không nổi sẽ bịt mũi quay đi ngay."

Nghệ sĩ nhân dân LÊ TIẾN THỌ:

Kể từ khi Luật Điện ảnh ra đời, ở Việt Nam có thêm một dòng phim xã hội hóa mà ta thườnggọi là phim tư nhân. Vì phải tự chủ, tự lo kinh phí cho sản xuất nên các nhà làm phim tư nhân luôn đứng trước lằn ranh mong manh giữa lựa chọn chất lượng nghệ thuật và tính thương mại. Bộ phim ra đời phải làm sao mang đến cho khán giả đạt cả hai yếu tố thành công về nghệ thuật và chỉ số doanh thu. Đây luôn là bài toán khó đối với các nhà làm phim tư nhân trong cơ chế thị trường.


Trong sự bùng nổ thông tin, thời đại 4.0, Đỗ Thành An đã cho ra đời bộ phim Kiều @đó là một cố gắng lớn mà không phải ai cũng làm được.


Đây là một phim giàu tính nhân văn, với lối kết cấu theo tính tự sự. Câu chuyện được kể không lắt léo, khônggiật gân câu khách, không đánh đố người xem. Đỗ Thành An đã khéo léo dựa vào mô-tuýpTruyện Kiềucủa đại thi hào Nguyễn Du để kể về thân phận của một nữ sinh từ miền quê lên đô thành ăn học. Trước sự cám dỗ của đồng tiền đã biến cô sinh viên ấy, từ ngây thơ trong trắng, đã bị sa ngã trong cạm bẫy của lưới tình.


Trong hơn 200 năm qua, thân phận nàng Kiều đã thành một hình tượng điển hình trong kho tàng văn học và đời sống dân gian, là tiền đề cho biết bao nhiêu loại hình nghệ thuật dân tộc khai thác và khắc họa, trong đó có điện ảnh.


Xem xong bộ phim, chúng ta có thể thấy Kiều thời @ qua nhân vật Hương là sự phản ánh hiện thực, là sự đối thoại thẳng thắng của Đỗ Thành An với tác phẩm văn chương kinh điển. Là cách anh đặt vấn đề về những nguyên nhân xô đẩy con người sa ngã vào vòng oan trái... Để từ đó lý giải về phẩm tiết, tâm hồn của người phụ nữ thời @, để làm nổi bật tính nhân văn, khiến người xem luôn liên tưởng tới quá khứ và hiện tại, là gạch nối mạch nguồn của kiếp nhân sinh qua bao nhiêu thăng trầm, trải qua bao giai đoạn. Phim Kiều @nhắc cho người xem hôm nay rằng hãy nhìn rõ hơn bộ mặt những kiểu người như thằng bán tơ, vì loại người này thời nào cũng có, đặt biệt ở thời @ nó lại càng tinh vi, tráo trở và kinh tởm hơn.


Với lối quay một cú máy (one shot) đầy mới mẻ và táo bạo, là yếu tố tiên phong trong nghệ thuật dàn dựng, phim cho thấy sự tìm tòi, sáng tạo, khám phá ra những hướng đi mới đầy xung lực. Đây cũng là chất xúc tác để ê-kíp làm phim sáng tạo và làm giàu cho bộ môn nghệ thuật thứ bảy. Vì ê-kíp làm phim này luôn nhận thức: Chỉ có sáng tạo ra những bộ phim có chất lượng nghệ thuật cao thì điện ảnh Việt Nam mới có hy vọng gắn tên mình vào bản đồ điện ảnh thế giới, điều mà lâu nay giới điện ảnh Việt Nam vẫn luôn khát khao vươn tới.


Đến với bộ phim, khán giả không chỉ đơn thuần là giải trí, mà còn có được những suy ngẫm về giá trị nghệ thuật, về số phận con người. Phim có sự kế thừa, phát triển từ văn học, nghệ thuật, để hướng tới kỷ niệm 200 năm ngày mất của đại thi hào Nguyễn Du.


Tác phẩm mới ra đời, khán giả sẽ có nhiều cảm nhận khi tiếp xúc với hình tượng nhân vật mà ê-kíp làm phim gửi gắm. Trong bối cảnh đầy khó khăn của đại dịch Covid-19, Đỗ Thành An đã bỏ nhiều công sức và tâm huyết trong bộ phim Kiều @là việc làm rất trân trọng.

Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Tôi thấy được phimtiếp cận ở hai góc nhìn:Thứ 1: Như tên gọi của nó,Kiều @gắn liền với thời đại chúng ta đang sống. Thứ 2: Điều mà chúng tôi không hiểu được lắm là việc ứng dụng công nghệ mới của điện ảnh. Thì có thể nói đấy là hai điểm nhấn. Nhưng cuối cùng với tư cách là người xem phim thì cảm nhận được ngay tính hấp dẫn rồi. Tính hấp dẫn không chỉ nó phù hợp với đời sống hiện đại. Mà quan trọng nhất tính hấp dẫn của nó là muốn nói lên những vấn đề hiện đại. Câu chuyện của Kiều mà Nguyễn Du sáng tác cách đây 2 thế kỷ cũng là nối tiếp câu chuyện của nhân loạimàthôi-của Thanh Tâm Tài Nhân nói về đời Gia Tĩnh triều Minh. Nhưng chúng ta vẫn cảm thấy nó sống như ngày hôm nay và chắc ở tương lai vô định, nó vẫn còn là những cái bi kịch của xã hội trong quá trình phát triển. Nhưng cái hay của bộ phim này lànói lên được cái thần của Truyện Kiều. Dù trong thời đại nào chúng ta cũng sẽ có những bi kịch của nó,nhưng trong bi kịch, nó vẫn sáng lên những tấm gươngtừnhững con người - những con người nạn nhân của những bi kịch ấy. Những vấn đề ấy là những thông điệp hết sức nhân văn, hết sức lành mạnh, thậm chí nói như ngôn ngữ hôm nay là hết sức tích cực,nó dạy chúng ta rất nhiều điều ngày hôm nay. Vì thế tôi nghĩ rằng bộ phim này không chỉđến với giới trẻ, mà vớitất cả người Việt Nam gắn bó với Truyện Kiềubằng những cái thông điệp mới, những cách nhìn mới và điều đó tôi thấy chính là thành công lớn nhất của bộ phim. Và tôi hy vọng rằng nó sẽ đợc công chúng đón nhận. Xin trân trọng cảm ơn và chúc cho đoàn phim tiếp tục thành công trong những thử nghiệm tiếp theo."

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]