Thành viên:Luân Quyên Vip Pro Max/nháp/VTC/VTC3

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
VTC3
Quốc gia Việt Nam
Hệ thốngVTC
Chương trình
Ngôn ngữTiếng Việt
Sở hữu
Chủ sở hữuĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTC

VTC3 chính thức ra mắt khán giả cả nước từ ngày 1 tháng 11 năm 2006 với format ban đầu là một kênh truyền hình chuyên biệt về thể thao. Nhưng từ ngày 1 tháng 5 năm 2016 đến nay, kênh này đã lên ngôi để vượt xa so với format cũ khi là kênh thể thao giải tríthông tin kinh tế. Trong thời gian gần đây kênh được nhiều khán giả biết đến nhiều hơn nhờ việc VTC liên tục có được bản quyền phát sóng nhiều sự kiện thể thao lớn như Vòng loại U23 Châu Á 2020, King's Cup 2019, Vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á, Bundesliga 2020-2021,...

VTC3 là kênh truyền hình thể thao đầu tiên tại Việt Nam phát sóng phiên bản chuẩn HD từ ngày 19 tháng 1 năm 2011 dưới tên gọi VTC HD Thể thao, sau này kênh được đổi tên thành VTC3 HD.

Hiện nay nội dung kênh VTC3 chủ yếu phát lại các chương trình của VTC, các bộ phim do VTC sản xuất, ngoài ra kênh còn truyền hình trực tiếp các trận đấu của giải AFC Champions League 2021 do truyền hình FPT sản xuất.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

  • Từ ngày 1 tháng 11 năm 2006, kênh lên sóng với format ban đầu là một kênh truyền hình chuyên biệt về thể thao. Nhưng từ ngày 1 tháng 5 năm 2016 đến nay, kênh này đã lên ngôi để vượt xa so với format cũ khi là kênh thể thao giải tríthông tin kinh tế. Trong thời gian gần đây kênh được nhiều khán giả biết đến nhiều hơn nhờ việc VTC liên tục có được bản quyền phát sóng nhiều sự kiện thể thao lớn.
  • VTC3 cũng là kênh truyền hình thể thao đầu tiên tại Việt Nam phát sóng phiên bản chuẩn HD từ ngày 19 tháng 1 năm 2011 dưới tên gọi VTC HD Thể thao (nay là VTC3 HD).
  • Kênh đã từng có giai đoạn liên kết sản xuất nội dung với các đối tác tương ứng.
  • Cuối năm 2014, trong bối cảnh được Văn phòng Quốc hội giao nhiệm vụ triển khai kênh truyền hình chuyên biệt về Quốc hội, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đề xuất sáp nhập Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC vào VOV nhằm huy động nguồn lực triển khai kênh truyền hình Quốc hội. Trên cơ sở quy hoạch quản lý và phát triển báo chí toàn quốc đến năm 2025 cũng như định hướng Đài Tiếng nói Việt Nam trở thành cơ quan truyền thông đa phương tiện của Chính phủ, ngày 2 tháng 6 năm 2015, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC chính thức sáp nhập vào Đài Tiếng nói Việt Nam, đánh dấu bước phát triển mới khi Đài trở thành bộ phận của cơ quan báo chí quốc gia.
  • Từ ngày 9 tháng 6 năm 2017, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC thử nghiệm phát sóng truyền hình 4K trên sóng DVB-T2 tại thủ đô Hà Nội.
  • Từ ngày 1 tháng 1 năm 2018, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC ra mắt bộ nhận diện mới (logo) trên tất cả hoạt động và các kênh sóng của nhà Đài.
  • Ngày 24 tháng 4 năm 2018, VTC chính thức ra mắt Hệ thống phân phối nội dung đa phương tiện VTC Now, hứa hẹn tạo nên sự khác biệt so với các ứng dụng truyền hình OTT khác trên thị trường.
  • Ngày 4 tháng 2 năm 2019, Đài đã thực hiện buổi phát sóng đặc biệt dài kỷ lục 90 tiếng 7 phút để chào Xuân Kỷ Hợi 2019, với chủ đề “Cùng vui Tết Việt”, từ 6h00 ngày 04/02/2019 đến 0h07 ngày 08/02/2019 trên các kênh VTC1, VTC2, VTC3, VTC6, VTC8, VTC9 và VTC14, phá kỷ lục trước đó trong việc phát sóng các chương trình Tết của Đài đó là 24 tiếng 7 phút

Cơ cấu tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Thời lượng phát sóng[sửa | sửa mã nguồn]

  • 02/11/2006 - 13/04/2020 và 15/06/2020 - 31/05/2021, 09/06/2022 - 13/07/2022 và 19/07/2022 - 25/07/2022: 24/24h hàng ngày.
  • 14/04/2020 - 14/06/2020 và 01/06/2021 - nay: 18/24h hàng ngày.

Chương trình[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]