Thành viên:LuanNguyen (M.A)/Lưu 3

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Một số quan điểm của tôi[sửa | sửa mã nguồn]

"Hào quang đến quá sớm, tương lai dễ bị tổn thương"[sửa | sửa mã nguồn]

Về hiện tượng những ngôi sao nhí nhưng lại bị lu mờ khi trưởng thành là điều bình thường, không chỉ có Việt Nam mà ngay tại Mỹ, nơi được coi là có hệ thống giáo dục tiên tiến và chính sách bảo vệ trẻ em tốt nhất. Những ngôi sao như Macaulay Culkin trong “Ở nhà một mình” hay Lindsay Lohan xinh đẹp ấn tượng lúc niên thiếu cũng do thành công quá sớm để rồi nhận thất bại khi lớn lên.

Hào quang đến với các bé quá sớm dẫn tới các bé không thể tự bảo vệ được mình trước sự cám dỗ của cuộc sống và chìm trong ảo vọng mình là tài năng, là kiệt xuất. Và khi ảo vọng đó mất đi, các bé bị mất thăng bằng là chuỵện đương nhiên. May thì các em còn gắng gượng để làm một người bình thường, còn có khi nguy hiểm hơn thì các em bị đổ vỡ, chìm sâu vào sự chán nản, bế tắc. Chính vì thế, tôi không mong các em thành công quá sớm"[1] (Trả lời trên báo Tiền Phong, số ra ngày 01 tháng 12 năm 2018).

"Khi bị tha hóa bởi kim tiền, một số muốn đi tắt, làm chui, đi cửa sau để đạt nó"[sửa | sửa mã nguồn]

Quá trình phát triển kinh tế thiếu các yếu tố bền vững, đang kéo theo sự thay đổi nhất định trong mối quan hệ giữa con người với con người. Trong bối cảnh ấy, giá trị đồng tiền trở thành thước đo trong suy nghĩ của không ít người, đặc biệt là giới trẻ.

Đó là họ cảm thấy lao động chân chính phải đối mặt với quá nhiều khó khăn, sẽ dễ nảy sinh tâm lý tiêu cực như: "đi tắt", "làm chui", "đi cửa sau", thậm chí cướp giật tài sản, giết người hòng đạt mục đích mà không cần nghĩ đến hậu quả. Hàng ngày, hàng giờ trên báo chí chúng ta thấy vô số những điều như thế

Để ngăn chặn cái ác, cộng đồng phải xây dựng được "xã hội học tập", mà ở đó giữa gia đình - nhà trường - xã hội cùng gắn kết để "vun trồng, nuôi dưỡng" việc tốt.

Quan trọng không kém, là ở bản thân từng cá nhân có sự tự giác, tự ý thức để sửa mình"[2]. (Trả lời trên Báo Người lao động, số ra ngày 17 tháng 08 năm 2018).

"Tin giả đang tác động lớn vào tâm lý xã hội"[sửa | sửa mã nguồn]

...Như chúng ta cũng thấy, thế giới ngày nay đang có sự phát triển nhanh của internet, sự nở rộ của các mạng xã hội, blog, facebook, zalo, Twitter,…Thế nhưng kèm theo đó là những mặt trái phức tạp. Chỉ riêng trong lĩnh vực báo chí, chúng ta thấy thời gian qua xuất hiện những trang thông tin điện tử tổng hợp thản nhiên sao chép, copy nội dung nhiều tờ báo, sau đó đưa lên trang tổng hợp của mình. Mục đích để thu hút, kéo sự chú ý từ người dùng internet. Vậy nhưng, rõ ràng hoạt động của các trang tin tổng hợp như thế sẽ làm nảy sinh một số vấn đề về đạo đức nghề báo, hay vi phạm pháp luật về Luật xuất bản, Luật báo chí, hay luật sở hữu trí tuệ,..."[3] (Trả lời trên tờ Nhà báo và Công luận, cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, số ra ngày 24 tháng 12 năm 2015).

"Làm tin trong thời đại Số, ký giả nên chọn lọc thông tin theo tiêu chí "ngắn, gọn, đủ (ý)".[sửa | sửa mã nguồn]

Một lần, tôi có trong tay tài liệu dày hơn 50 trang, do một tổ chức về môi trường nước ngoài công bố, nói về vấn đề ô nhiễm môi trường tại TP HCM. Thông tin rất phong phú, nhiều chỗ dùng bảng biểu và các thuật ngữ chuyên môn. Viết về vấn đề này trong một bài báo 1.200 từ thật không đơn giản. Để có bài báo hay từ mớ thông tin đó, thì điều quan trọng là phải biết vấn đề mà báo cáo đưa ra là gì, nó ảnh hưởng thế nào tới người dân và vấn đề của xã hội quan tâm. Từ đó, đưa những số liệu trong báo cáo lên, rồi phân tích vấn đề để bạn đọc dễ hiểu...."[4] (Trả lời trên báo Đầu Tư, số báo ra vào ngày 21 tháng 06 năm 2016).

"Tê giác xứng đáng được bảo vệ, chúng có quyền sinh tồn tự nhiên, hài hòa bên cạnh con người, thay vì sinh ra để trở thành các bài thuốc..."[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi cảm thấy thật hổ thẹn với bạn bè quốc tế khi đến đây, người ta cho tôi biết người Việt Nam đã sang tận Nam Phi để săn bắn tê giác bất hợp pháp, với số lượng hàng đầu thế giới...[5]

"Nước Nhật luôn khiến chúng ta cảm thấy tự hào. Tôi cũng biết có những “Hành trình tri thức Đông Du” để học hỏi họ từ quá khứ"[sửa | sửa mã nguồn]

Vào một ngày, cụ Phan Bội Châu đã cho dựng tấm bia mộ báo ân bác sĩ Asaba tại chùa Jorin, ở thành phố Fukuroi. Vào thời điểm phong trào Đông Du gặp khó khăn, bức bách về vấn đề nhận viện trợ tài chính từ Việt Nam sang, cụ Phan Bội Châu đã phải cấp tốc viết một bức thư cho bác sĩ Asaba - một người chưa từng gặp mặt để đề nghị được giúp đỡ. Vậy mà bức thư sáng gửi đi, chiều đã có hồi âm với số tiền 1.700 yên (tương đương gần 100 tháng lương của hiệu trưởng thời đó), với vài dòng giản dị “Nhặt nhạnh trong nhà chỉ còn có thế, tạm thời gửi trước. Lần sau nếu cần đừng ngại, cứ lên tiếng. Tôi sẽ làm những gì có thể làm được”...[6]

"Văn hóa truyền thống, theo tôi vẫn có sự tiếp thu cái mới nhưng nó trải qua diễn trình chắt lọc tự nhiên để hài hòa"[sửa | sửa mã nguồn]

Một hiện tượng mới phát sinh trong xã hội thường được sàng lọc bởi “lăng kính” của văn hóa truyền thống người Việt. Và, để được người Việt chấp nhận, thì trước hết cái mới phải đáp ứng được các nhu cầu và giá trị thụ hưởng về chân – thiện – mỹ, vốn được tích lũy qua hơn 4.000 năm lịch sử[7]. (Mục "Góc nhìn" đăng trên báo Đại Đoàn Kết, số ra ngày 12 tháng 07 năm 2018).

"Người đứng đầu phải là "bà đỡ" cho cán bộ, nhân viên của mình sáng tạo, đóng góp cho đổi mới"[sửa | sửa mã nguồn]

Thực tế đang có "sự xung đột giữa pháp lý và sự năng động, sáng tạo của từng cán bộ, khiến nặng nề về tư duy đối với không ít cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ...."[8]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Vũ, Trọng Thịnh. “Giấc mơ... 'thần đồng': Sớm nở tối tàn”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  2. ^ Nguyễn Hưởng - Minh Sơn, D.Lâm. “Có thể ngăn chặn những vụ thảm án?”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  3. ^ Hằng, Nga. "Tôi kỳ vọng Luật Báo chí sửa đổi sẽ hoàn thiện, khoa học, minh bạch hơn". Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  4. ^ Báo Đầu Tư. “Nhà báo và nghệ thuật chắt thông tin”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  5. ^ WildAidVietnam. “Bảo vệ tê giác và trách nhiệm của Việt Nam”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  6. ^ Nguyễn, Thành Luân. “Hành trình tri thức Đông Du tại Nhật Bản: Cuộc hội ngộ với trí thức yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ 20”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  7. ^ Nguyễn, Thành Luân (báo Đại Đoàn Kết). “Góc nhìn về triển lãm cơ thể người”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  8. ^ Hội Nhà báo Việt Nam. “Tạo cơ chế để cán bộ sáng tạo”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)