Thành viên:TUIBAJAVE/Trung tâm nghiên cứu lịch sử quan hệ cộng đồng Wikipedia/Giận lẫy và tự hủy trên Wikipedia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Giận lẫy và tự hủy là hành vi nông nỗi xuất hiện ở một số thành viên Wikipedia nóng tính. Hành vi này không phổ biến trên Wikipedia nhưng là kiểu hành vi ứng xử nghiêm trọng và thường xuất hiện ở một số thành viên có đóng góp nhất định.

Từ ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Giận lẫy[sửa | sửa mã nguồn]

Giận lẫy là một từ ghép chỉ sự tức giận quá mức, giận quá chuyển sang bỏ. Đây là kiểu nóng nảy mất khôn, khiến bản thân mất lợi lộc.[1]

Tự hủy[sửa | sửa mã nguồn]

Tự hủy không chỉ là bỏ mặt bài viết, mà còn từ bỏ toàn bộ khả năng của bản thân có thể hoạt động trên dự án. Hành vi tự hủy thể hiện qua việc tự gây án cấm hay yêu cầu án cấm đến mức vô hạn cho bản thân.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nhìn nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Thành viên mới[sửa | sửa mã nguồn]

Hành vi giận lẫy thường bắt gặp ở thành viên mới tham gia. Điều này phản ánh họ chưa biết hòa nhập vào cộng đồng và thường tự giả định mình bị phân biệt đối xử, hay giả định bản thân bị bắt nạt. Mọi thành viên tham gia Wikipedia có thể chỉ cần duy trì hoạt động viết bài như hoạt động duy nhất, không cần giao tiếp cộng đồng cũng được. Tuy nhiên, khi một số bài viết bị mang ra thảo luận và xử lý thì việc giao tiếp, thảo luận không thể tránh khỏi. Vì vậy, xung đột bắt đầu và khả năng kém trong giao tiếp cộng đồng bắt đầu hiện rõ. Từ đó, hành vi phổ biến là giận lẫy rồi bỏ Wikipedia mà đi. Các thành viên trên dự án thường cảm thông, thiên vị vì thấy thành viên có thể chưa nắm bắt rõ ràng vấn đề viết bài và vấn đề thảo luận.

Thành viên thâm niên[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với thành viên lâu năm thì điều này phản ánh tâm lý chưa trưởng thành. Họ đã trải nghiệm Wikipedia trong một thời gian nhất định để có thể hiểu các vấn đề về một bài viết, các quy định bài viết, cũng như việc giao tiếp cộng đồng. Việc vội vã và dứt khoát tuyên bố ra đi có thể không tác động gì lên quan điểm cộng đồng. Không có tiếc nuối hay níu giữ bởi vì họ là thành viên thâm niên. Vì là thành viên thâm niên việc cộng đồng thiên vị là gần như không thể, vì thiên vị chỉ dành cho thành viên mới, thành viên thâm niên không phải là đối tượng được nhượng bộ. Các hành vi phản ứng quá mức của thành viên thâm niên nóng tính sẽ dẫn đến việc giao tiếp chung bị bế tắc, các tuyên bố có tính "tự hủy" sẽ không khiến cộng đồng quan tâm.

Điều chỉnh[sửa | sửa mã nguồn]

Thích nghi[sửa | sửa mã nguồn]

Mặt dày như mặt nạ[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nguyễn Như ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông tin, tr. 740