Thành viên:Wikitohoang/Lê Quốc Phương (Tiến sĩ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tiểu sử

Tiến sĩ Lê Quốc Phương (1957-) là nhà kinh tế học Việt Nam.

Ông tốt nghiệp kỹ sư hệ thống máy tính tại Đại học Kỹ thuật quốc gia Tashkent (Liên Xô cũ) năm 1980, thạc sỹ kinh tế tại Đại học tổng hợp Griffith (Australia) năm 1996. Năm 2002, ông nhận học vị tiến sĩ kinh tế tại Đại học tổng hợp Griffith (Australia).

Ông được mời làm học giả nghiên cứu tại nhiều nước (Mỹ, Australia, Hàn Quốc…) và đã giảng dạy tại nhiều trường đại học trong và ngoài nước. Ông đã công bố nhiều bài báo trên các tạp chí uy tín của thế giới và Việt Nam, là tác giả của nhiều sách và chương sách xuất bản trong và ngoài nước. Ông đã chủ trì nhiều đề tài, đề án lớn.

Nghiên cứu mở đường

Việt Nam bắt đầu chuyển đổi nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ năm 1986. Song cho đến giữa thập niên 1990, các nghiên cứu về kinh tế Việt Nam vẫn dựa trên lý thuyết về kinh tế tập trung.

Vào giữa thập niên 1990, Tiến sĩ Lê Quốc Phương đã đi tiên phong ứng dụng các công cụ phân tích của lý thuyết kinh tế thị trường vào Việt Nam, mở đường cho các công cụ này được sử dụng phổ biến ở Việt Nam sau này. Các công cụ của lý thuyết kinh tế thị trường được ông lần đầu tiên sử dụng để nghiên cứu Việt Nam:

Mô hình thương mại lực hấp dẫn (Gravity Trade Model): được ông sử dụng lần đầu năm 1995 trong luận văn Thạc sỹ kinh tế tại Australia[1], sau đó trong các nghiên cứu khác (báo cáo tại Hội nghị Khoa học quốc tế năm 1996, bài đăng tạp chí “ASEAN Economic Bulletin” năm 1996[2], luận án Tiến sĩ kinh tế tại Australia năm 2002[3]

Mô hình thương mại toàn cầu (GTAP): được ông sử dụng lần đầu năm 1999 tại Hội nghị khoa học Australia[4], sau đó trong các nghiên cứu khác (luận án Tiến sĩ kinh tế năm 2002, chương 8 trong sách xuất bản tại Anh năm 2003[5]

Chỉ số lợi thế so sánh bộc lộ (Revealed Comparative Advantage): được ông sử dụng lần đầu năm 1998 trong luận án Tiến sĩ, sau đó trong các nghiên cứu khác (bài đăng tạp chí “Quản lý kinh tế” năm 2008[6], bài đăng tạp chí “ASEAN Economic Bulletin” năm 2010 [7], các công trình nghiên cứu về quan hệ kinh tế Việt Nam-Hàn Quốc công bố năm 2010 [8], và năm 2022[9], và trong nhiều đề tài, đề án khác).

Là người đi đầu, ông phải vượt qua nhiều trở ngại để ứng dụng thành công các công cụ vào Việt Nam. Các phương pháp đó được tổng hợp trong sách xuất bản tại Indonesia năm 2007 [10].

Đóng góp của ông được nêu tóm tắt trong tạp chí “Trí thức và phát triển” tháng 8/2014[11].

Ông còn là dịch giả từ tiếng Anh sang tiếng Việt nhiều sách kinh tế nổi tiếng như “Nhà đầu tư thông minh” [12], “Đồng tiền lên ngôi: Lịch sử tài chính thế giới” [13], và “Kinh doanh ngoại hối” [14].

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ [Quoc-Phuong Le (1996). “Economic Relations Between Vietnam and ASEAN”, Master of Applied Economics Thesis (Honors), Griffith University, Australia.
  2. ^ [Quoc-Phuong Le, Duc-Tho Nguyen, and J.S. Bandara (1996). “Vietnam’s Trade in the Context of ASEAN and the Asia-Pacific Region: A Gravity Approach”, ASEAN Economic Bulletin, 13(2), pp.185-199: Singapore. https://bookshop.iseas.edu.sg/publication/18
  3. ^ [Quoc-Phuong Le (2002). “Vietnam’s Trade Liberalization in Regional and Global Context”, PhD Thesis, Griffith University, Australia.
  4. ^ [Quoc-Phuong Le (1999). “Assessing Vietnam’s Trade Reforms in the Regional and Global Context: GTAP Model”, paper presented to “1999 PhD Conference in Business and Economics”, 3-5 November, Perth (Australia). https://catalogue.nla.gov.au/catalog/5058244
  5. ^ [Quoc-Phuong Le (2003). “Vietnam’s International Economic Integration: Impacts and Implications”, Chapter 8 in B. Tran-Nam and D.C. Pham (editors) “The Vietnamese Economy: Awakening the Dormant Dragon”, RoutledgeCurzon: London [https://www.routledge.com/The-Vietnamese-Economy-Awakening-the-Dormant-Dragon/DO-PHAM-Tran-Nam/p/book/9781138375987
  6. ^ [“Cấu trúc lợi thế so sánh đang dịch chuyển của Việt Nam: đánh giá và khuyến nghị chính sách”, Tạp chí Quản lý Kinh tế, 3(2), trang 56-65: Hanoi. http://ciem.org.vn/danh-muc-tap-chi/2488/tap-chi-quan-ly-kinh-te
  7. ^ [Quoc-Phuong Le “Evaluating Vietnam’s Changing Comparative Advantage Patterns’, ASEAN Economic Bulletin, 27(2), August, pp.221-230: Singapore. https://bookshop.iseas.edu.sg/publication/63
  8. ^ [Quoc-Phuong Le (2010), “Vietnam-Korea Trade: Complementarity, Competitiveness and Implications for Further Expansion”, in Heungchong Kim (editor) “2009 CRES Visiting Scholar’s Papers”, Korea Institute for International Economic Policy, November, pp.229-258: Seoul. https://www.kiep.go.kr/gallery.es?mid=a10101010000&bid=0001&list_no=1430&act=view
  9. ^ [Kwak Sungil, Beak Yong-Hun, Lee Han-Woo, Le Quoc Phuong, Vu Manh Loi, Nguyen Thi Thanh Huyen (2022). “30 Years of Korea-Vietnam Economic and Social Cooperation 1992-2021: Achievements, Limitations and Suggestions for Further Expansion”. Korea Institute for International Economic Policy: Sejong, https://www.kiep.go.kr/gallery.es?mid=a20301000000&bid=0001&list_no=10151&act=view
  10. ^ [Carolyn L. Gates, Le Quoc Phuong, Imelda Maidir (2007). “International Trade Policy Analysis: A Handbook of Applied Methodologies with Case Studies from Indonesia and East Asia”. The EU-Indonesia Trade Support Program, European Union and Ministry of Trade of Indonesia: Jakarta. http://library.fe.uny.ac.id/index.php?p=show_detail&id=2527
  11. ^ [“Cả cuộc đời vì sự nghiệp nghiên cứu khoa học”. Tạp chí “Trí thức và phát triển”, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Thủ đô, số 21(1), trang 44-45.
  12. ^ [“Nhà đầu tư thông minh” (The Intelligent Investor). Tác giả B. Graham (2007). Dịch giả Lê Quốc Phương. Xuất bản: Công ty văn hóa & truyền thông Nhã Nam và Nhà xuất bản Dân Trí (2011). Tái bản: Công ty văn hóa & truyền thông Nhã Nam, Nhà xuất bản Thế Giới (2020). https://www.fahasa.com/nha-dau-tu-thong-minh-tai-ban-2020.html
  13. ^ [“Đồng tiền lên ngôi: Lịch sử tài chính thế giới” (The Ascent of Money: The Financial History of the World). Tác giả N. Ferguson (2008). Dịch giả Lê Quốc Phương và Vũ Hoàng Linh. Xuất bản: Công ty văn hóa & truyền thông Nhã Nam, Nhà xuất bản Thế Giới (2015). Tái bản: Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam, Nhà xuất bản Thế Giới (2020).https://omegaplus.vn/san-pham/dong-tien-len-ngoi-lich-su-tai-chinh-the-gioi-bia-mem/
  14. ^ [“Kinh doanh ngoại hối: Giành chiến thắng trên các thương trường nóng bỏng nhất” (Getting Started in Currency Trading: Winning in Today’s Hottest Marketplace). Tác giả M. Archer và J. Bickford (2005). Dịch giả Lê Quốc Phương. Nhà xuất bản VNN (2008)