Thành viên:Xuanchanhthi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
                              CÁC LỄ HỘI DÂN TỘC KHMER

Lễ Nhập Hạ Của Người Khmer Ở Nam Bộ.

- Ý nghĩa: Lễ Nhập hạ có ý nghĩa quan trọng đối với sư sãi và đồng bào Khmer, vừa tạo thời gian để sư sãi chuyên tâm học đạo, trau dồi giáo lý và tự vấn bản thân trong quá trình tu hành, vừa tạo điều kiện cho người dân chuyên tâm lao động sản xuất, đạt năng suất cao trong mùa vụ. Lễ Nhập hạ của đồng bào Khmer có thể chia làm 2 ngày chính.

  • Ngày thứ nhất diễn ra vào buổi chiều, đồng bào sẽ đem lễ vật đến chùa để làm lễ cầu nguyện. Trong ngày này, lễ vật không thể thiếu là những cây đèn cầy to lớn được các phật tử dâng đến chùa để thắp liên tục (không để tắt) trong ba tháng Nhập hạ
  • Ngày thứ hai, đồng bào phật tử đem cơm, nước, gạo... đến chùa dâng lên sư sãi nhằm cầu siêu cho người quá cố và cầu bình an, hạnh phúc cho phum sóc.

Hội Sen Đolta ( Lễ cúng ông bà). Từ ngày 29/8 –1/9 (âm lịch) hằng năm. (nếu tháng thiếu thì từ 29-8 đến mùng 2-9 âm lịch). - Nơi diễn ra lễ hội: tại gia đình người Khmer. Trung tâm lễ hội tại các chùa Khmer và các Phum sóc Khmer.

- Ngày thứ nhất: là dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ. Cúng cơm người đã khuất.

- Ngày thứ hai: mời linh hồn ông bà vào chùa nghe tụng kinh.

- Ngày thứ ba: cúng cơm đưa tiễn ông bà. Người Khmer dâng ẩm thực lên các Sư sãi những món đồ thường dùng hàng ngày để cúng ông bà. Cùng với lễ là các trò chơi dân gian, hát xướng dân gian, văn nghệ, ca múa nhạc dân tộc Khmer cũng được trình diễn.

Lễ hội Ok Om Bok - Đây là lễ cúng trăng. - Ngày 15 ngày rằm/tháng Ka Đât (lịch Khmer), tương ứng với 14/9 âm lịch Việt Nam(06/11/2014).

  • Địa điểm: Thường được tổ chức tại của mỗi phum sóc diễn ra tại sân chùa, hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.

- Lễ hội diễn ra cả tuần lễ.

- Cúng trăng đêm 14/9 âm lịch.

- Trong lễ hội vào buổi tối, diễn ra cuộc thi thả đèn gió. Đèn gió bay lên cao tượng trưng cho những ước vọng, nền tin của người thả. Gửi tới thần Mặt Trăng, và luôn nghĩ đến thần đang nhìn mình và ủng hộ mình.

- Trong lễ hội còn tổ chức nhiều cuộc thi đấu thể dục thể thao, trò chơi dân gian tại các chùa trong tỉnh như: thả lồng đèn gió, lồng đèn nước, đấu võ, kéo co, múa lâm-thol, văn nghệ, trang phục, đua ghe ngo.

Chol Chnam Thmay (Chaul Chnam Thmay - Chôl Chnam Thmây) - còn được gọi là "Tết năm mới" hay "Lễ chịu tuổi"

- Khoảng đầu tháng 4 của lịch Phật giáo Khmer (13,14,15 tháng 4 dương lịch). Kéo dài trong 3 ngày, năm nhuận kéo dài 4 ngày (14, 15, 16 tháng 4 dương lịch ).

- Lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer ( tết cổ truyền của người Khơ me).

- Lễ Chôl Chnăm Thmay cũng là những ngày Tết của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Sri Lanka.

- Ngày đầu tiên có tên: Moha Songkran (Chôl sangkran Chmây): làm lễ rước đại lịch.

- Ngày thứ hai có tên: Wanabat (Wonbơf): làm lễ dâng cơm và đắp núi cát.

- Ngày thứ ba có tên: Tngai Laeung Saka (Lơm săk): làm lễ tắm tượng Phật, tắm sư.

- Nếu năm nhuận thì có tên là: Wonbơf.

- Trong các này mọi người đi thăm hỏi lẫn nhau, chúc nhau tài lộc, sức khoẻ, phát đạt và cùng nhau tham gia các trò vui. Thời gian có khi kéo dài hơn tuần mới trở lại cuộc sống thường nhật.

Lễ Kathina (Lễ dâng bông và dâng y cà sa) - Diễn ra 1 tháng (bắt đầu từ ngày 16/9(09/10/2014) đến ngày 14/9 Âm lịch(6/11/2014))(tháng 9 âm lịch nhuần).

- Cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho phum sóc yên vui hạnh phúc.

- 2 ngày lễ chính: + Ngày đầu tiên diễn ra tại chùa, các sư sãi đọc kinh cầu nguyện để phum sóc an lành, cầu phúc cho mọi người gặp nhiều may mắn.

+ Ngày thứ 2, đồng bào Phật tử trong phum sóc sẽ tổ chức một đám rước quanh phum sóc và xung quanh chánh điện như minh chứng cho lòng thành thành của họ trước khi làm lễ dâng bông và dâng áo cà sa lên sư sãi.

[1]click vào đây để xem hình các chùa khmer trà vinh.

[2]click vào đây để xem hình các ghe ngo khmer trà vinh.

[3]xem thêm.


--Xuanchanhthi (thảo luận) 07:05, ngày 13 tháng 9 năm 2014 (UTC)