Thảo luận:Đại Việt sử ký tiền biên

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi Khonghieugi123 trong đề tài Nguồn dẫn

Nguồn dẫn[sửa mã nguồn]

Tôi đề nghị dẫn nguồn cho các đoạn sau:

  • Qua hàng loạt các bài biểu, bài khải ... chứng tỏ ông là nhà chính trị có tầm nhìn xa rộng, có tâm huyết và có nhiều ý tưởng cải cách nền chính trị đương thời với mong muốn làm cho xã hội ổn định, nhân dân được sống lao động yên vui: : Cần dẫn nguồn, ai đánh giá như vậy và trong sách nào. Giả sử có tác giả khác cho rằng ông có tầm nhìn hẹp, thiếu tâm huyết v.v. thì sao???
  • Ông còn góp phần cải chính khá nhiều sai lầm trong Đại Việt sử ký toàn thư và kể cả Bắc sử như Lương thư: Khả ông này (Ngô Thì Sĩ) là người sai lầm có lẽ cao hơn so với khả năng sai của ĐVSKTT/Lương thư. Một mình ông có ý tưởng ngược lại số đông (ít nhất là 2 bộ sử khác) thì khả năng ông sai không thể thấp hơn.
  • Điều này đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam (dẫn nguồn Đào Duy Anh, "Lịch sử cổ đại Việt Nam") tán đồng: Một mình Đào Duy Anh thì không thể coi là "các" nhà nghiên cứu Việt Nam được. và ngày nay đã trở thành quan điểm chính thống của giới sử học Việt Nam về nhà Triệu.: Quan điểm của Đảng CS Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay thì đúng hơn, trong giới sử học đương thời vẫn có quan điểm ngược lại về vấn đề này, đừng đánh đồng giới sử học nói chung với Đảng/Nhà nước.
  • Đoạn về Sĩ Nhiếp: Tương tự như đoạn ngay trên.
  • Mỗi sự việc xảy ra, mỗi đời vua, mỗi triều đại, mỗi nhân vật v.v… tác giả đều có những lời bàn xác đáng, lý luận chặt chẽ, lời lẽ đanh thép: Cần dẫn nguồn, ai đánh giá như vậy và trong sách nào. Giả sử có tác giả khác cho rằng ông bàn luận không xác đáng, lý luận lỏng lẻo, lời lẽ xảo trá, ngụy biện thì sao???
  • Sau mỗi triều đại đều có tổng luận, trong đó khen chê rõ ràng, khiến người đọc có thể tóm tắt được lịch sử của cả một triều đại: Nhận định khiên cưỡng. Tổng luận, khen chê rõ ràng không phải là tiền đề đảm bảo cho người đọc có thể tóm tắt được lịch sử của một triều đại.
  • Một giá trị đặc biệt nữa của Đại Việt sử ký tiền biên là tác giả đã tra cứu bổ sung được khá nhiều sự kiện, cải chính được khá nhiều sai sót: Ông liệt kê 56 thành và cho là Bà Trưng chỉ thu phục được 56 thành này thôi. Điều này không có nghĩa là Bà Trưng hoàn toàn không thể thu thêm được 9 thành khác. Vì thế, đây vẫn là luận cứ có thể rất sai lầm của ông. Việc Lý Nam Đế có bị cắt tai dâng cho nhà Lương hay không ông cũng không phải là người trực tiếp chứng kiến và cũng không có chứng cứ khác để phản biện nên câu "là nói khoác đấy" chẳng chứng minh được điều gì, chỉ chứng tỏ ông cũng khá hàm hồ mà thôi. Khonghieugi123 (thảo luận) 18:50, ngày 14 tháng 9 năm 2016 (UTC)Trả lời