Thảo luận:Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi Phương Huy trong đề tài Ý kiến

Chưa có tiêu đề[sửa mã nguồn]

Tên bài "Đầu tư trực tiếp nước ngoài" tuy hơi không rõ ràng, nhưng tôi thấy các sách giáo khoa kinh tế vẫn dùng cụm từ này để chỉ cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài lẫn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Bình Giang 10:59, 21 tháng 10 2006 (UTC)


Theo tôi, cần phải bàn thêm về khái niệm đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vẫn còn có sự hiểu đồng nhất giữa khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài với khái niệm đầu tư nước ngoài; khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hiện có khá nhiều bài viết về các khái niệm: đầu tư nước ngoài; đầu tư trực tiếp nước ngoài; nhưng có rất ít bài viết bàn về khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo các tổ chức kinh tế quốc tế: Doanh nghiệp có vốn ĐTNN là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân, trong đó nhà ĐTNN sở hữu từ 10% trở lên số cổ phần thường hay quyền bỏ phiếu (đối với doanh nghiệp có tư cách pháp nhân) hoặc tương đương (đối với doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân). Tỉ lệ % trên được sử dụng để xác định 3 loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: lớn hơn 50% đối với công ty con (subsidiaries); trong khoảng 10-50% đối với các công ty liên kết (associates); và các chi nhánh mang trách nhiệm vô hạn. Quan niệm này cho rằng, khái niệm doanh nghiệp có vốn ĐTNN là một khái niệm có phạm vi rộng hơn khái niệm doanh nghiệp có sự kiểm soát của nước ngoài (foreign controlled corporations). Tôi xin đưa ra khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam như sau: Doanh nghiệp có vốn ĐTNN là một phạm trù chỉ tất cả các loại hình doanh nghiệp, có sở hữu của nhà ĐTNN với tỷ lệ vốn góp không thấp hơn 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp, được thành lập và hoạt động theo Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật liên quan nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. 222.255.6.171 08:49, ngày 12 tháng 5 năm 2007 (UTC) 12/5/2007 - hunghocvien@yahoo.comTrả lời

Ý kiến[sửa mã nguồn]

Vốn chứng khoán là một hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài(FPI). Còn khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI(foreign direct investment)sẽ không tính đến đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu. Tôi nghĩ, có sự nhầm lẫn ở đây. FDI và FPI đều là hình thức đầu tư nước ngoài.thảo luận quên ký tên này là của 220.231.124.6 (thảo luận • đóng góp).

Không có sự nhầm lẫn đâu. Đâu tư vào cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp đến một ngưỡng nhất định đủ quyền tham gia vào các quyết định của doanh nghiệp (tỷ lệ vàng) thì đầu tư gián tiếp trở thành đầu tư gián tiếp. Có một khoảng overlap giữa hai hình thức đầu tư. Điều quan trọng để phân biệt là quyền tham gia vào công việc lãnh đạo hoạt động công ty có hay không.--Bình Giang (thảo luận) 09:02, ngày 19 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bài này đề mục quá nhiều và chi tiết, trong khi nội dung tại mỗi đề mục, nhất là phần 2 thì lại không tương xứng (hơi sơ sài), chắc cần gom lại.--Huy Phương (thảo luận) 00:48, ngày 21 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời