Thảo luận:Đỗ Cảnh Thạc

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi Xoviet nghetinh123 trong đề tài Các tư liệu bậy bạ

Phần ĐỀN THỜ[sửa mã nguồn]

Thực ra phần đền thờ là cái vô giá trị đối với việc xác định QUÊ HƯƠNG 1 người nào đó. Tôi lấy ví dụ về ông Lê Khôi nhà Hậu Lê; ông ấy mất ở cửa Nam giới Hà Tĩnh, nhân dân lập đền thờ ở vùng đó. Chẳng lẽ quê Lê Khôi ở Hà Tĩnh ? Hoặc các nhân vật khác như Đinh Lễ; Lý Triện được lập đền thờ ở vùng Tốt Động Chúc Động....chẳng lẽ quê họ cũng ở đó ?

Nhưng tại sao 1 số bạn lại cứ cố thêm vào; 1 cách cố ý; vì những tài liệu họ đưa ra như thần tích, thần phả,...cũng vô giá trị nốt; nên họ lại phải thêm cái gì đó có vẻ có lý vào để đỡ cái vô lí của mình.

Thực ra đều vô giá trị, không hơn không kém. Nếu bạn nào thấy tôi nói không phải; cứ bàn luận với tôi ở đây. Nguoiachau (thảo luận) 17:59, ngày 7 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời


Bạn Kien viết rằng Đỗ Cảnh Thạc vào theo Ngô Quyền; cũng giống như bài Ngô Quyền, nói Ngô Quyền vào theo Dương Đình Nghệ.

Thời giờ đi từ Thanh Hóa ra Hà Nội bằng ô tô đã xa tít mù, huống chi cách đây hơn 1000 năm trước. Tự dưng mấy anh ở miền Bắc, chả quen chả biết gì, đem cả gia thuộc vào làm tôi cho người khác. Bản thân như Ngô Quyền là hào trưởng; Dương Đình Nghệ cũng hào trưởng, chẳng lẽ Ngô Quyền phải chạy vào Thanh Hóa theo 1 hào trưởng như mình ?

Rồi bài Ngô Nhật Khánh, nói ông ta quê ở Đường Lâm (theo ý của sử học miền Bắc, Đường Lâm là ở Sơn Tây) thế mà lại liên kết được Chiêm Thành làm phản, chạy ngựa đến cửa biển Hà Tĩnh rồi lấy dao rạch mặt vợ mình. Thế Ngô Nhật Khánh phải chạy ngựa từ Sơn Tây 1 mạch tới Hà Tĩnh ?

Tôi thấy chả hợp lí tí nào cả, 1 hành động gán ghép lung tung, tội nghiệp. Giống như Trần Quốc Vượng suy là thôn Đường thành Đường Lâm, trò hề.


Nguoiachau (thảo luận) 18:07, ngày 7 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Kiểu như Trần Quôc Vượng viết:

Tôi không phải là một dân kẻ quê Châu Giang - núi Đọi để nói vơ vào cho quê hương tôi, để cố tìm ra là quê tôi cũng có một ông Vua: Vua anh hùng Lê Hoàn thắng giặc xâm lược Tống. Từ đầu thập kỷ 80, khi Thanh Hoá giương ngọn cờ Ba Nhất, người ta đổ xô vào xứ Thanh ca ngợi; xứ Thanh đã có Lệ Hải bà vương (Bà Triệu), có vua Lê chúa Trịnh, chúa Nguyễn rồi vua Nguyễn nữa… mà người ta còn "nỡ lòng" đưa cả Tiền Lê Đại Hành hoàng đế cho lấy xứ Thanh làm quê hương! Ngay khi đó - khi có mỗi một tỉnh Hà - Nam - Ninh, tôi đã nói ở "Hội thảo khoa học về quê hương Lê Hoàn" (1982) rằng: "Nói xứ Thanh là quê ngoại Lê Hoàn hay là quê bố nuôi Lê Hoàn thì tạm nghe được. Còn quý vị nào nói xứ Thanh là quê hương Lê Hoàn thì xin hãy dè chừng.

Phần đền thờ hay tên đường là tiêu chí quan trọng góp phần vào tính nổi bật của nhân vật, là cơ sở để xét việc có viết về nhân vật đó hay không. Wiki là những kiến thức phổ quát, cứ có nguồn tin cậy thì cho vào. Không kể nguồn kim hay cổ, tất nhiên là phải đạt ở mức chuẩn nào đó. Không hiểu ý bạn nói phần đền thờ là cái vô giá trị ý là gì? Bạn muốn người viết cứ chép y nguyên với vẻn vẹn 1 dòng theo các cuốn cổ sử là Đỗ Cảnh Thạc tự xưng là Đỗ Cảnh Công, chiếm Đỗ Động Giang thôi sao? Cái quan trọng là người viết phải nêu theo nguồn tin nào và người đọc tiếp nhận, xử lý thông tin đó thế nào? Bạn tin vào nguồn chính sử và chỉ chép theo chính sử thì chúng ta ôm vài cuốn chính sử mà đọc chứ ngồi đây mất công viết những bài viết về chủ đề lịch sử như thế này làm gì? Người Việt Nam và văn hóa Việt nhìn từ thần tích, thần phả hay những tư liệu trong các đình, đền, chùa cũng thú vị lắm đó, có những hiện vật còn quý hơn cả sử sách kia! không thế mà những di tích như Cố đô Hoa Lư, cố đô Huế, thành nhà Hồ đã được thế giới công nhận và tìm hiểu?Kien1980v (thảo luận) 22:43, ngày 7 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Nhưng cái nguồn thần tích, thần phả đó nó nằm ở đâu ? In thành sách, hay internet hay gì đó chứ ?

Thần tích đình So ở Quốc Oai, gần căn cứ Đỗ Động Giang cho biết khi có loạn 12 sứ quân, ba anh em họ Cao đã theo giúp Đinh Bộ Lĩnh, một người làm Chỉ huy sứ, một làm Đô úy, và một làm Hiệu úy, tất cả đều là tướng được giao nhiệm vụ cầm quân đi đánh dẹp sứ quân Đỗ Cảnh Thạc, Họ chém được chánh tướng Đỗ Thanh Long, giải thoát cho Đinh Bộ Lĩnh. Cũng gần căn cứ Đỗ Động, thần tích đình Mai, huyện Thanh Oai cho biết Hà Khôi đại vương là người địa phương, không theo Đỗ Cảnh Thạc mà về giúp Đinh Bộ Lĩnh để đánh dẹp căn cứ Đỗ Động.

Ví dụ như Thần tích đình So, nguồn của nó là gì ?

Tôi rất hiểu nỗ lực của các bạn, tạo ra nhiều trang viết có ích, nhưng tạo ra nhiều bài viết trái với hiến pháp của wiki là hành động vi hiến.

Tạo cơ hội cho những kẻ dốt nát như mấy tay sử học kia làm giáo sư, tiến sĩ, lừa dối người đọc.

Làm gì mà những hào trưởng như Đỗ Cảnh Thạc, Ngô Quyền chạy 1 mạch từ miền Bắc vào tận Thanh Hóa đầu quân cho 1 anh hào trưởng khác ?

Sự thật là mấy sứ quân kia đều là vùng loanh quoanh châu Hoan, Ái, hàng xóm láng giềng của Dương Đình Nghệ. Dương Đình Nghệ dẫn quân ra Bắc, thì cắt cử người của mình làm các chức. Sau này chính là các thế lực cát cứ.

Còn phần đền thờ, tôi thấy các bài như Ngô Quyền, Lê Hoàn, Đinh Bộ Lĩnh,...người viết wiki đưa ra rất nhiều đền thờ, giống như là 1 việc để khẳng định quê hương họ ở nơi nào đó. Nghĩa là theo họ hiểu, nơi nào nhiều đền thờ ắt quê hương của họ ở đó. Kiểu như Trần Quốc Vượng lập luận. Nguoiachau (thảo luận) 03:35, ngày 8 tháng 2 năm 2016 (UTC) Nguoiachau (thảo luận) 03:32, ngày 8 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Có vẻ như bạn rất dị ứng với yếu tố văn hóa trong các bài viết lịch sử. Năm mới tôi không muốn mất thời gian tranh luận thêm với bạn. Nếu bạn muốn bỏ phần đền thờ xin mời mở một trang biểu quyết, ở đó bạn có thể cho ý kiến đóng góp những sáng kiến của mình để mọi người ủng hộ.Kien1980v (thảo luận) 07:10, ngày 8 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Không, đây là tôi thảo luận mà thôi, vì tôi thấy 1 số người đang phí phạm thời gian cho phần đền thờ này quá. Khiến cho đuôi to hơn đầu. Còn về nguồn các thần tích, thần phả,...:

  • Các bạn vẫn không chưng ra được cái nguồn.
  • Và quan trọng hơn, cái đó có được gọi là nguồn hay không ? Chẳng lẽ cứ đem ca dao, truyền miệng, cổ tích,...ra làm LỊCH SỬ ?

Nguoiachau (thảo luận) 10:07, ngày 8 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời


Các tư liệu bậy bạ[sửa mã nguồn]

1 tay tên N Danh Phiệt chưng ra 1 tài liệu ông ta bảo là thần phả Độc nhĩ Đại vuơng. ...từ thời Đinh Bộ Lĩnh.

Văn ấy mà có chắc nổi tiếng luôn, nhưng mà thực chất tay này bịa. Làm gì có tư liệu nào mà có chuyện ấy. Đây không phải là 1 nguồn uy tín, đây chỉ là nguồn thứ cấp, vô danh, vớ va vớ vẩn.

Vậy mà viết như thật về thời Đinh, sử quan ta cũng chỉ chua có mấy dòng.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 01:38, ngày 8 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời


  • 1 tay Kien980, đang cố biến nguồn gốc người Việt thành người Tàu theo ý của hắn.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 01:40, ngày 8 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời