Thảo luận:Động vật máu nóng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đổi tên bài[sửa mã nguồn]

Xin đổi giúp Động vật máu nóng thành Động vật hằng nhiệt, tên mới bị cấm.Porcupine (thảo luận) 13:00, ngày 19 tháng 2 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Tại sao lại đổi tên, ngoài ra tôi nhớ còn một tên nữa là Động vật đẳng nhiệt. conbo trả lời 09:07, ngày 10 tháng 3 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Động vật máu lạnh chính là Động vật biến nhiệt đã cho thông qua rồi --minhhuy*=talk-butions 09:08, ngày 10 tháng 3 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Sao tôi thấy thảo luận ở bài đó không có? Cần có những bằng chứng là tên đó chính xác hơn về mặt khoa học. conbo trả lời 09:12, ngày 10 tháng 3 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Thì bên dưới đây --minhhuy*=talk-butions 09:14, ngày 10 tháng 3 năm 2010 (UTC)[trả lời]


Đẳng với hằng thì cái nào popular hơn ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:09, ngày 10 tháng 3 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Đẳng: 6 triệu - Hằng: 21 triệu, vả lại SGK Sinh cũng dùng Hằng nhiệt --minhhuy*=talk-butions 09:12, ngày 10 tháng 3 năm 2010 (UTC)[trả lời]


Ngoài SGK mà cần dẫn thêm các sách khoa học, trang web uy tín, chuyên môn về sinh học sử dụng "Động vật hằng nhiệt" là một thuật ngữ chính xác thay thế cho "Động vật máu nóng". "Động vật đẳng nhiệt" khoảng 13K, "động vật hằng nhiệt" khoảng 27,5K, chưa thể hoàn toàn thuyết phục. "Động vật máu nóng" không chính xác nhưng lại tận 144K, như vậy ở đây Google không đáng tin cậy. conbo trả lời 09:32, ngày 10 tháng 3 năm 2010 (UTC)[trả lời]

SGK là tài liệu chính thống của Việt Nam, cần tuân theo --minhhuy*=talk-butions 09:35, ngày 10 tháng 3 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam (online) lại dùng "Động vật máu nóng". Như vậy có nên theo từ điển bách khoa??? SGK chỉ phục vụ cho học sinh, cũng chỉ là do một nhóm các nhà khoa học biên soạn, không phải lúc nào cũng hoàn toàn chính xác. conbo trả lời 09:38, ngày 10 tháng 3 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Nên hiểu rộng ra là "các tài liệu chính thống ở Việt Nam". Ở đây tôi đặc biệt chú trọng sách giáo khoa và các tài liệu dùng cho giảng dạy chính thức, chắc các bạn cũng hiểu tại sao. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:26, ngày 10 tháng 3 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Khái niệm động vật máu nóng không trùng với động vật hằng/đẳng nhiệt. Nói chung động vật máu nóng là 3 loại:
a) ĐV nội nhiệt (endothermy): Duy trì thân nhiệt bằng các cơ chế bên trong, nhưng không nhất thiết phải có thân nhiệt tương đói ổn định.
b) ĐV hằng/đẳng nhiệt (homeothermy): Duy trì thân nhiệt tương đối ổn định, thường là cao hoen nhiệt độ môi trường.
c) ĐV trao đổi chất nhanh (tachymetabolism): Các động vật có tốc độ trao đổi chất nhanh, kể cả khi nghỉ ngơi.
Đa phần chim và thú là ĐV máu nóng, nhưng một số loài thì lại là động vật biến nhiệt (poikilothermy) hay trao đổi chất chậm (bradymetabolism). Cá, bò sát, lưỡng cư nói chung coi là ĐV máu lạnh (bao gồm ĐV biến nhiệt, ĐV ngoại nhiệt (ectothermy) và ĐV trao đổi chất chậm), nhưng một vài loài cá (như cá mập Mako) có cơ chế điều chỉnh thân nhiệt như của ĐV máu nóng. Bên cạnh đó còn có các khái niệm như ĐV khác nhiệt (heterothermy), gigantothermy, kleptothermy. Meotrangden (thảo luận) 13:03, ngày 10 tháng 3 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Như vậy, theo người có chuyên môn thì hai khái niệm này là không đồng nhất. Do đó xem xét lại bài này để sửa đổi những thông tin không chính xác, nếu có khả năng các thành viên nên viết thêm bài Động vật hằng/đẳng nhiệt. conbo trả lời 18:13, ngày 12 tháng 3 năm 2010 (UTC)[trả lời]