Thảo luận:Aleksandr Vasilyevich Suvorov

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi Nhan Luong trong đề tài Thông tin khác

Thông tin tham khảo[sửa mã nguồn]

Tên tài liệu: Những nhân vật quân sự nổi tiếng thế giới, tác giả: Kha Xuân Kiều, Hà Nhân Học, biên dịch: Phan Quốc Bảo, Hà Kim Sinh, Nhà xuất bản Thanh niên, năm 2003 (In tại xưởng in giao thông, ĐKKHXB số 317/97/XB-QLXB, Cục Xuất bản cấp ngày 28 – 01 – 2002). Tài liệu này được dịch từ cuốn sách cùng tên do Nhà xuất bản Thiên Thanh – Bắc Kinh xuất bản năm 2000.

Phần: Suvorov: Bách chiến bách thắng (từ trang 339 đến trang 346). Toàn văn như sau: (Ghi chú: S viết tắt của Suvorov)

  • Trang 339:

Suvorov là một trong những vị thống soái vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga. Trong suốt cuộc đời chinh chiến của mình, ông không hề nếm mùi thất bại. Ngay cả khi binh lực ở thế kém hơn, ông cũng đã phát huy tài chỉ huy lỗi lạc và nghệ thuật dùng binh khéo léo của mình để giành chiến thắng trước những đối thủ như Thổ Nhĩ Kỳ, Ba lan và Pháp. Ông đã bị lịch sử lên án vì trấn áp các cuộc đấu tranh giành tự do của Ba Lan và Đại cách mạng Pháp. Tuy nhiên, xét về mặt trình độ hiểu biết quân sự và sáng tạo trong chiến thuật thì tên tuổi của ông luôn được đặt lên hàng đầu.

Suvorov sinh năm 1730, trong một gia đình quý tộc, ở thành phố Maxcơva. Bố ông là con nuôi của Petros đại đế. Hồi nhỏ, ông là cậu bé yếu ớt, hay ốm đau quăt quẹo. Muốn có một sức khỏe tốt, ông đã kiên trì rèn luyện, tắm nước lạnh, leo núi, băng qua cánh đồng…. Khi 12 tuổi, Suvorov đăng lính ở (hết trang 339)

  • Trang 340:

Trung đoàn Cấm vệ quân Xêmiônôp. Từ năm 17 tuổi, ông chính thức nhập ngũ bắt đầu cuộc đời binh nghiệp.

Từ thuở thơ ấu, S dã ôm ấp hoài bảo lớn lao, ông tự hứa sẽ làm nên sự nghiệp lẫy lừng. Trong thời gian còn làm lính ở trung đoàn cấm vệ quân, chàng hạ sĩ con nhà quý tộc gầy yếu, nhỏ thó, xấu trai đó không bao giờ tỏ ra kênh kiệu, hợm hĩnh, mà luôn thực hiện các khoa mục luyện tập, cũng như công việc phục vụ một cách nghiêm túc, cẩn thận, giống như bất kỳ một chàng trai con nhà bình dân nào khác. Ông kết thân với mọi anh em binh sĩ, ngày nghỉ tết, ông còn trực ban canh gác giúp họ. Luôn đặt ra cho bản thân yêu cầu rất cao, vì vậy mà ông tiến bộ rất nhanh, động tác nghiêm chào và khoa mục vũ khí của ông thực hiện hết sức mau lẹ, chính xác, được coi là tấm gương trong đơn vị.

Một lần ông đến gác trong vường Ngự uyển của nữ hoàng, đúng vào lúc Nữ hoàng Elizabeth đi dạo ngoài vườn. Khi nữ hoàng đi đến gần, ông đứng nghiêm kính chào. Dáng đứng thẳng, động tác nhanh nhẹn, dáng vẽ hào hoa thanh thoát và sự mạnh mẽ của chàng sĩ quan trẻ tuổi đã gây được sự chú ý của nữ hoàng. Khi nữ hoàng được biết ông là con trai của Suvorov cha, con nuôi của phụ hoàng Petros, bà liền thưởng cho ông một đồng tiền bạc. S lấy cớ là điều (hết trang 340)

  • Trang 341:

lệnh quân đội quy định cấm mọi binh sĩ khi đứng gác nhận tiền hoặc quà của bất cứ ai để từ chối phần thưởng một cách lịch sự. Hành động đó của S được nữ hoàng hết sức khen ngợi.

Trong suốt cuộc đời chiến chinh của mình, S đã từng chỉ huy hơn 60 chiến dịch, là vị thống soái xuất sắc, được tôi luyện trong ngọn lửa chiến tranh. Ông đã tham gia các cuộc chiến tranh như: Chiến tranh 7 năm, Chiến tranh Nga – Ba Lan, hai lần chiến tranh Nga – Thỗ Nhĩ Kỳ, và chiến tranh chống Pháp; nhiều lần lập được kỳ tích, được cất nhắc lên chức đại tướng lục quân, tiếng tăm lừng lẫy châu Âu.

Trong cuộc chiến tranh 7 năm, S là trung tá và là đại biểu quân sự cao cấp. Năm 1759 lần đầu tiên ông tham gia đánh trận ở Kunastop. Năm 1762, ông là đại tá, chỉ huy trưởng trung đoàn Astrakhan khét tiếng. Năm sau, ông giữa chức trung đoàn trưởng trung đoàn Xusưtali. Trong thời gian giữ chức vụ này, ông đã viết bản “Lời dặn dò dành cho trung đoàn Xusưtali” rất nổi tiếng. Năm 1768, ông phải nghĩa vụ phụ một năm vì bị ốm. Sau khi trở lại đội ngũ, ông được chỉ huy một lữ đoàn tham gia nội chiến ở Ba Lan, và đã đánh thắng các băng đảng quý tộc Ba Lan trong các trận đánh ở Orechop, Strovic..vv.. . Tháng 3 năm 1770, Suvorov (hết trang 341)

  • Trang 342:

được vinh thăng quân hàm thiếu tướng. Tháng 4 năm 1773, được điều động đến mặt trận tiền duyên Thỗ Nhĩ Kỳ, nhận chức vụ dưới trướng của Rumenxep. Tháng 6 năm đó, ông chỉ huy quân tấn công vào cứ điểm quan trọng của Turtukay, giành thắng lợi và được thặng thưởng Huân chương Thánh Gióoc. Tháng 6 năm sau, trong tình huống quân số chỉ bằng 1/5 đối phương, ông vẫn giành thắng lợi trong chiến dịch Cozơludơz làm nhụt chí khí của quân Thổ buộc họ phải xin hòa.

Năm 1787, giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ lại xảy ra chiến tranh. Tháng 10 năm đó, S đã đánh lui cuộc tấn công của quân Thổ vào Kinbơan, nhưng vào mùa hè năm sau, tổng tư lệnh quân Nga là tướng Potemkin vì không nghe theo lời đề nghị của S nên đã để cho cứ điểm quan trọng Osakhốp rơi vào thế bị bao vây và cuối cùng lọt vào tay quân Thổ. Tháng 7 năm 1789, S đánh bại quân Thổ ở Focsani. Tháng 9 năm đó, với binh lực ít hơn hẵn (với tỷ lệ ¼) ông lại đánh bại đội quân Thổ do khâm sai đại thần Thổ chỉ huy trong trận Raymunichkơ. Sau chiến thắng này, ông được thưởng Huân chương Chữ thập và được phong làm Bá tước Suvorrov – Râymunichkơsky, cộng thêm một huy chương hình chiếc thuẫn, trên đó có chạm tia chớp đánh vào mãnh trăng lưỡi liềm (hết trang 342)

  • Trang 343:

(Quốc kỳ của Thổ Nhĩ Kỳ in hình trăng lưỡi lìềm). Tháng 12 năm 1790, dưới sự phối hợp của hải quân, S đã sử dụng 6 trung đội đánh vào thành lũy cuối cùng của quân Thổ trên sông Danuyp, tiêu diệt hơn 26 ngàn tên địch, đặt nền móng cho thắng lợi cuối cùng.

Năm 1784, nước Nga tuyên chiến với Ba Lan, S đem quân tốc chiến chiếm được cứ điểm quan trong của Vácsava là Pơraga, tiêu diệt quân chủ lực bal an, buộc Ba Lan phải đầu hàng. Sau chiến dịch, ông được bổ nhiệm là Tổng đốc Vácsava. Trên cương vị này, ông đã áp dụng chính sách đàn áp tàn khốc nhân dân Ba Lan. Không lâu sau ông được phong nguyên soái lục quân và ban cho một điền trang rộng lớn.

Tháng 2 năm 1799, S được cử là Tổng tư lệnh liên quân Nga – Áo, tiến sang Italia đánh bại quân Italia ở sông Adda, sông Tơrebia và Novi; đánh thắng ba quân đoàn Pháp mang tên Morơ, Macdona và Ruberơ, khai thông con đường đến Milan và Lômbacdi. Tuy người Áo đã phong cho S phẩm hàm “Hoàng thân Italia” nhưng lại không muốn để đất Italia rơi vào tay người Nga, nên họ đã rút quân ra khỏi Thụy Sĩ, làm cho quân Nga đóng trên đất Thụy Sĩ bị lọt giữa vòng vây trùng điệp của quân Pháp. S được lệnh đem quân đi giải vây, tăng (hết trang 343)

  • Trang 344:

viện cho thụy sĩ. Ông đã vượt qua các trận đánh ở hẻm núi Sangota, Đê Vir và Schvâyzơ. Dưới bảo tuyết băng giày, đường dốc dựng đứng, trong tình hình lương thực, đạn dược cạn kiệt, quân số thương vong lên đến 50%, ông đã lập kỳ tích hành quân qua dãy Anpơ, tiến quân vào Thụy sĩ. Ăng ghen đã ca ngợi cuộc hành quân này là “Cuộc hành quân vượt qua dãy núi Anpơ xuất sắc nhất, tính đến thời điểm đó”. Dưới sự chỉ huy của S, quân Nga bình yên lui về nước.

Chiến công hiển hách đã mang laic ho S vinh dự cao nhất vào năm 1799, đó là việc phong tặng cho ông danh hiệu “Đại nguyên soái” trong toàn quân Nga.

Sau khi trở về nước, S xin nghỉ hưu, Nga Hoàng Paven I gán cho ông những tội danh không đâu để hủy bỏ lễ mừng công cho ông.

Ngày 6 tháng 5 năm 1800, S từ giã cõi đời trong tâm trạng hoàn toàn suy sụp. Vua Paven I ra lệnh cho toàn quốc không được để tang ông. Người ta phải lén lút mai táng ông – một dũng tướng bỏ cả đời mình để phụ sự Nga hoàng. Tuy nhiên, cho dù ở đâu thì viên ngọc quý vẫn luôn tỏa sang, danh tiếng của S không vì thế mà mất đi. Tháng 7 năm 1942, nhà nước Liên Xô đã đặt ra huân chương Suvorov và tích cực phổ biến lý luận quân sự Suvorov. (hết trang 344)

  • Trang 345:

Không những S có bề dày kinh nghiệm thực tiễn, mà trình độ lý luận quân sự của ông cũng rất siêu việt. Cả đời ông luôn nghiêm khắc đòi hỏi bản thân mình, nêu gương sáng cho chiến sĩ. Trong tác chiến, ông xông xáo, dũng cảm, được tướng lĩnh chỉ huy cũng như binh sĩ yêu mến, kính trọng. Ở ông thể hiện bản chất sâu sắc của nghệ thuật quân sự, không bao giờ câu nệ bởi thành kiến của người đi trước hoặc bệnh hình thức phô trương đang tồn tại trong quân đội Nga hồi bấy giờ. Ông mạnh dạn đổi mới các chiến thuật cổ hủ, tự mình biên soạn điều lệnh huấn luyện mới, thậm chí bất chấp mối đe doạ bị cách chức, đấu tranh không khoan nhượng với phái bảo thủ trên mặt trận quân sự. Theo ông vấn đề then chốt của thắng lợi không phải là chiếm được nhiều đất đai hoặc thủ đô của đối phương, mà chủ yếu là tiêu diệt được nhiều sinh lực địch. Ông nhấn mạnh khâu huấn luyện sát với thực tế chiến đấu, với những yêu cầu cơ bản như: nhanh chóng, chủ động tiếng công, đánh giáp lá cà; phản đối kiểu vây đánh diệt viện trong thời gian kéo dài vô tận; ông coi trọng yếu tố tinh thần và tâm lý binh sĩ, cũng như khả năng ứng biến và tác dụng to lớn của các yếu tố này trong tác chiến.

Năm 1796, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm chiến đấu cũng như những điều tâm đắc của bản thân, ông viết cuốn sách mang tựa đề: “Khoa học giành chiến thắng” (hết trang 346)

  • Trang 346:

được lưu truyền mãi mãi về sau. Trong tác phẩm đó, ông đã quy nạp chiến thuật, chiến lược của mình trong ba nguyên tắc chính là” “Phán đoán chính xác, hành động mau lẹ, tiến công mãnh liệt”. Hết. (Nhan Luong (thảo luận) 06:29, ngày 25 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời

Ca ngợi về ông[sửa mã nguồn]

Suvorov được nhà thơ Nga Derzhavin gọi là “chàng Hercules của Nga”

Chàng Hercules của Nga
Nơi nào có chàng chiến đấu
Nơi đó là chàng chiến thắng
Kỳ tích đầy ắp đời chàng

Suvorov là tổng chỉ huy quân đội Ngadưới triều đại Ekaterina II, nhờ tài cầm quân của ông, người Nga đã giành được những chiến thắng lịch sử trong chiến tranh Nga – Thổ, trong cuộc chiến chinh phục Ba Lan. Ông cũng là người chỉ huy quân đội Nga hoàng đàn áp phong trào nông dân Pugatchev.

Giữa Derzhavin và Suvorov là một tình bạn khá đặc biệt, trong sáng, bởi Derzhavin là nhà thơ từng làm lính và Suvorov là một vị tướng từng làm thơ (không chỉ Derzhavin viết thơ về Suvorov, mà ngược lại, Suvorov cũng viết thơ về Derzhavin); hai người biết nhau từ khi Derzhavin còn là trung úy phục vụ trong quân đoàn của Suvorov, điền trang của hai người nằm cạnh nhau, số phận hai người có nhiều nét tương đồng: đều vươn lên trên con đường công danh bằng chính sức lực và tài năng của mình, và chỉ đạt đến vinh quang lúc tuổi đã bốn mươi – có thể xem là “cao tuổi” vào thời bấy giờ; cả hai trong lãnh địa của mình đều được tôn vinh như những bậc trưởng lão vĩ đại (cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, danh hiệu “ông già” – starik – được dùng để gọi Derzhavin trong thơ ca và Suvorov trong quân sự).

Sự gần gũi đó khiến cho thơ ca ngợi anh hùng của Derzhavin không chỉ rền vang tiếng kèn xung trận và chiến thắng (“Sấm chiến thắng hãy vang lên, Hãy vui lên hỡi nước Nga quả cảm” – đó là hai câu thơ trong bài thơ ca ngợi chiến công của Suvorov và quân đội Nga trong chiến tranh Nga – Thổ sau được phổ nhạc và trở thành quốc ca không chính thức của Nga cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX), mà còn trầm lắng những cảm xúc trữ tình, và cả những giai điệu hài hước, hóm hỉnh.

Còn truyền lại một giai thoại về Derzhavin và Suvorov như sau: Lúc Suvorov ốm nặng sắp mất, Derzhavin đến thăm bạn. Vị tướng hỏi nhà thơ: “Anh sẽ viết văn bia cho tôi như thế nào?”. “Tôi nghĩ rằng chẳng cần nhiều lời. – nhà thơ đáp – Chỉ cần nói thế này là đủ: Suvorov nằm ở nơi đây”. Suvorov thốt lên: “Ôi Chúa ơi, thật tuyệt sao!”.

Bài văn bia một câu độc đáo đó của Derzhavin được khắc trên bia mộ của Suvorov trong nghĩa trang Alexandr Nevsky ở Saint Petersburg.

Nhưng lưu lại trong các bản thảo của Derzhavin là bài thơ bốn dòng, viết khi Suvorov mất:

Ôi vĩnh cửu! hãy thôi ồn ào tranh cãi nhau bất tận
Về các đấng anh hùng, ai giỏi nhất trần gian
Hôm nay bước vào thánh đường của người nghiêm thâm
Suvorov
(5/1800) (Xem chi tiết ở đây)

Thông tin khác[sửa mã nguồn]

  • Suvorov: Khoa học của sự chiến thắng. xem tại đây
  • Ông còn được đặt tên cho một trường quân sự ở Nga (xem đây)
  • Ông được cho là có trí nhớ thiên tài, có thể nhớ tên được 30.000 binh sĩ dưới quyền của mình (bằng chứng đây)
  • Ông cũng được nhà quân sự người Mỹ là Nhà nghiên cứu quân sự người Mỹ là Michael Lee Lanning đã xếp ông vào nhóm 100 vị thống soái có ảnh hưởng nhất trong lịch sử, trong cuốn "The Military 100: A Ranking of the Most Influential Military Leaders of All Time by LTC Michael Lee Lanning, USA (Ret)

Trên đây là một số thông tin mà mình đã kiếm được. Các bạn (nhất là Sholokhov và Ti) có thể phát triển bài này. Chúc thành công (Nhan Luong (thảo luận) 06:29, ngày 25 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời