Thảo luận:An Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Johannjs trong đề tài Tiêu cực

Tiêu cực[sửa mã nguồn]

Do thời kỳ Pháp thuộc bị coi là một giai đoạn ô nhục của dân tộc, nên người dân Việt Nam thường hiểu từ Annam theo một nghĩa tiêu cực, mang hàm ý miệt thị dân tộc và vì vậy không thích sử dụng nó.

Không rõ quan điểm này có nguồn thật không, theo nhiều sách cũ thì do từ "an" trong chữ Hán không có ý nghĩa tốt cho một quốc gia nên người ta không dùng nữa. Khi vua chúa Trung quốc đặt tên cho nước ta họ muốn chúng ta ngồi yên một chỗ như một người đàn bà ngồi dưới mái nhà để chồng lo liệu sắp xếp mọi việc. Mà theo quan điểm xưa của nho giáo thì vai trò của người đàn bà trong nhà rất thấp, chưa chồng thì theo cha, có chồng thì theo chồng, chồng chết thì theo con, con chết thì theo cháu, mười người đàn bà không bằng một người đàn ông. Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử, tử tử tòng tôn hoặc nhất nam viết hữu thập nữ viết vô. Hãy xem tên các vùng đất mà vua Trần Thái Tông ban cho anh ruột của mình là Trần Liễu khi ông này nổi giận vì bị em cướp mất vợ ta sẽ hiểu về từ "an" hay "yên" hơn.

Nhiều người giỏi chữ Hán cho rằng từ "an" tức có nghĩa vui trong phụ thuộc, vui trong khuôn khổ tức bị ràng buộc hoặc đô hộ. Trong chữ Hán có nhiều từ có nghĩa vui, khoẻ, yên lành tốt hơn từ "An" như từ "Hoà" chẳng hạn.

Nếu ghét người Pháp thì người ta không thể ghét từ Annam vì đây không là tên do người Pháp đặt ra để miệt thị dân Việt được.

Vuonglenghi 03:26, ngày 2 tháng 8 năm 2006 (UTC)Trả lời

安南 An Nam là tên có từ thời nhà Đường, trong đó 安 ở đây là an bình, không có ý gì là không tốt. Người Pháp phiên sang latinh thành Annam để chỉ Trung Kỳ hay thậm chí để gọi cả Việt Nam lúc đó, từ đó có danh từ/tính từ annamite. Nguyễn Thanh Quang 03:41, ngày 2 tháng 8 năm 2006 (UTC)Trả lời
Xin bạn hãy chiết tự từ an 安 thành 2 từ "hiên" ở trên và "nữ" ở dưới, sau đó xem lại giải thích của người xưa có đúng không, họ cũng giỏi chữ Hán lắm không lý gì họ chê từ "an" nếu nó hoàn toàn tốt. Vuonglenghi 04:29, ngày 2 tháng 8 năm 2006 (UTC)Trả lời

"Pháp thuộc" chỉ tính đến 1940. Giai đoạn 1940-1945 là "Nhật thuộc". 96.229.179.106 05:58, ngày 17 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bản thân chữ An Nam đứng một mình thì nghĩa tốt. Nhưng, người Việt ta không bao giờ dùng chữ An Nam vì nó là một nỗi nhục nhã của Tổ Quốc. Nỗi nhục này không chỉ là của thời thuộc Pháp, mà là của thời Bắc thuộc. Rõ ràng, An Nam là tên do nhà Đường gán cho nước ta vào thời ấy, cái thời mà Việt Nam là một quận chứ không phải một nước. Và các thời kì sau đó, phong kiến Trung Quốc không gọi nước ta là nước Đại Việt, mà là nước An Nam, là quận Giao Chỉ vì chúng không coi ta như mộy nước. Muôn đời nay chúng chỉ coi ta là một quận, một thuộc địa của chúng mà thôi. Và bọn thực dân Pháp bắt chuớc bọn phong kiến Trung Quốc, dùng chữ Annam và Annamite để miệt thị dân tộc Việt Nam.

Vì thế, có một dạo, khi các cửa hàng, quán ăn,... sử dụng tên An Nam thì báo chí mới phản ánh dữ dội.

Sholokhov 03:16, ngày 17 tháng 1 năm 2008

Vậy thì xin phép đổi "Pháp thuộc" thành "Bắc thuộc được không? Tôi sẽ đi làm liền. Nguyễn Đỗ 07:53, ngày 8 tháng 5 năm 2008
Theo ý tôi, quan điểm tiêu cực này sai lầm và chắc là mới có sau đây, trong những năm gần đây, có khi ở riêng người đã viết ra câu này trong Wikipedia. Ở trong bài viết về chúa Nguyễn Phúc Nguyên (liên kết ở dưới đây), con của chúa Nguyễn Hoàng vào đầu thế kỷ XVII (là vào cùng thời Alexandre de Rhodes có mặt ở Đàng Trong), cũng có viết là "Đặc biệt trong quan hệ đối ngoại chúa Nguyễn Phúc Nguyên là vị chúa Nguyễn đầu tiên tự xưng là An Nam Quốc Vương" (bài này có trích dẫn từ sách sử Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, T.1, Bản dịch Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002). Mời các bạn xem ở đây:
* Nguyễn Phúc Nguyên: vị chúa kỳ công mở cõi đầu thế kỷ XVII Johannjs (thảo luận) 17:47, ngày 17 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Từ "An Nam" chỉ có ý nghĩa tiêu cực sau 1945. Tôi đã thêm hai nguồn vào bài. Bạn có thể tham khảo thêm bằng cách tìm Google Books [1]. NHD (thảo luận) 18:15, ngày 17 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
1. "Do thời kỳ Pháp thuộc bị coi là một giai đoạn ô nhục của dân tộc, nên người dân Việt Nam thường hiểu từ Annam theo một nghĩa tiêu cực, mang hàm ý miệt thị dân tộc và vì vậy không thích sử dụng nó."
^ câu ghép dẫn lý do trên đây ai cũng biết la sai bét, vì từ "An Nam" do các triều đại của Trung Quốc ban cho đã có từ hơn ngàn năm (và đấy mới chính là nguyên nhân người Việt cảm thấy tự ti và phẩn hận), chứ thực dân Pháp cũng như dân các nước khác trên thế giới lúc ấy đều gọi theo tên này đã có trên các địa đồ từ trước, và các sách sử đều ghi chép như thế, thì dù có ai muốn phủ nhận xóa bỏ đi cũng không dễ dàng gì...
Do đó, bạn NHD nói Từ "An Nam" chỉ có ý nghĩa tiêu cực sau 1945 cũng là sai.
2. "người dân Việt Nam thường hiểu từ Annam theo một nghĩa tiêu cực" ← đây là nói về cảm nhận của người Việt, bạn NHD nên trích dẫn nguồn Việt (nhất là trong Wiki tiếng Việt; nếu ai khác cũng trích dẫn lý do từ các nguồn Nga, Pháp, Đức, Tàu, v..v.. rồi thêm vào thì sẽ để ai đọc?)
3. Bạn đã trích dẫn Christopher E. Goscha (1995). Vietnam or Indochina?: contesting concepts of space in Vietnamese nationalism, 1887-1954 thì tôi tặng bạn download quyển nàyrất hay, nói về tâm lý và hoạt động cùng hoài bảo của những anh hùng cách mạng VN dưới thời Đông Dương Pháp... họ đều là những kẻ trí thức đã được Pháp đào tạo! Sách nói về người cách mạng hoài bảo ý tưởng "Đông Dương" hay "Việt Nam"? chứ không nói về "An Nam". Ít nhất bạn cũng nên đọc qua cho biết, nhưng bất cứ thế nào cũng không nên trích dẫn bừa!!! Công của bạn thêm vào bài, thì tôi cũng để bạn tự ý xóa nhé. Johannjs (thảo luận) 00:46, ngày 24 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Thứ nhất, xin hỏi quy định nào nói chỉ có người Việt mới được quyền nghiên cứu về người Việt? Thứ nhì, nguồn tôi dẫn nói rõ ràng trong trang 10 (trang 6 trong tập tin bạn liên kết): "On this note, however, we should say a bit more about our use of the terms "Annam" and "Vietnam" before continuing. Present convention normally holds that "Vietnam" is preferable to "Annam", for it captures "true" Vietnamese nationalist sentiments, whereas "Annam" is usually considered pejorative." (Nhân tiện ta nên nói thêm một tí về cách sử dụng các từ "Annam" và "Vietnam" trước khi tiếp tục. Tục lệ hiện nay thông thường cho rằng "Vietnam" được thích hơn là "Annam", vì nó chiếm được cảm nghĩ chủ nghĩa dân tộc "đúng" của người Việt, trong khi "Annam" thường bị xem tiêu cực.) Tôi dùng đoạn này để dẫn chứng cho đoạn "người dân Việt Nam thường hiểu từ "Annam" theo một nghĩa tiêu cực, mang hàm ý miệt thị dân tộc và vì vậy không thích sử dụng nó" có gì không đúng? NHD (thảo luận) 02:33, ngày 24 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ý của bạn thì đúng rồi, nhưng nghĩa thì sai, có nghĩa là dùng nghĩa này trong trường hợp như trước (nghĩa riêng, đổ lỗi cho hàm ý tiêu cực dồn vào riêng thực dân Pháp) là sai. Cũng như bạn đề ra là tiêu cực "từ 1945" là sai. Nếu bạn luận là "bị xem là tiêu cực đã được hơn ngàn năm" (nghĩa tổng quát) thì sẽ là đúng (và như thế, trong trường hợp này chẳng cần trích dẫn gì cả, vì ai cũng hiểu rõ người Việt (Nam) tức giận người Tàu (Bắc)). Cũng như tôi chỉ hỏi trích dẫn nguồn ngoại "để ai đọc" (trong Wiki tiếng Việt?) chứ không nói gì về quyền người (nước) nào được nghiên cứu sử VN... mà bạn hỏi ngược tôi về quy định nào v..v.. là sai, là trệch đường lệch lối... Còn bạn có dẫn nguồn ngoại mà dịch tạm ra tiếng Việt thì rất hay (vì trong này độc giả đọc tiếng Việt). Hy vọng là như vậy chúng ta đã hiểu rõ tất cả các điều thắc mắc. Johannjs (thảo luận) 04:16, ngày 24 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cochinchine[sửa mã nguồn]

Xem tại EnWi Cochinchine là tên mà Pháp gọi chung cho ba nước Đông Dương mà, đâu có thể áp riêng cho Nam Kỳ. EsVie (thảo luận) 14:54, ngày 29 tháng 1 năm 2009 (UTC).Trả lời

Ô xin lỗi, em sai. EsVie (thảo luận) 15:00, ngày 29 tháng 1 năm 2009 (UTC).Trả lời

Hẹp hòi và thủ cựu là tập quán của người Việt ?[sửa mã nguồn]

  • Đôi lúc sửa Wiki rất bực về cảm quan hẹp của người Việt. Lịch sử là cứ phải nhìn qua lăng kính chính trị : "Dân tộc Đại Việt", "đất nước Việt Nam" chứ không có "An Nam quốc" aka vì đó là nỗi nhục của "dân tộc" ; các sách vở trước năm 1954 phải cố định là thuộc "Việt Nam" hoặc "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" thay vì "Liên bang Đông Dương", "Quốc gia Việt Nam" aka vì chỉ có "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" là chính thống, ngược lại đều ngụy trá hết. thảo luận quên ký tên này là của 1.53.184.179 (thảo luận • đóng góp) vào lúc 07:07, ngày 7 tháng 1 năm 2017.

An Nam hay Việt Nam[sửa mã nguồn]

  • Thực ra tên Việt Nam cũng có kém nhục hơn đâu. Ko thể phủ nhận việc vua Thanh ban quốc hiệu này. Chẳng qua là cố tình lảng tránh mà thôi. Các học giả thì tìm bằng cớ trong văn hiến cổ 2 chữ việt + nam được dùng để chỉ "nước ta" từ lâu rồi. Nhưng 1 là việt + nam ấy ko phải quốc hiệu. Nó chỉ nước Việt phương nam. 2 là "nước ta" đó là nước Trần nước Lê quốc thổ chỉ bao gồm Đàng Ngoài. Dẫu nói gì thì vẫn là tránh cái nhục này để ôm cái nhục khác. Rồi bưng tai bịt mắt làm như ko biết mà thôi. Muốn hết nhục thật sự chỉ có việc phá đi làm lại. (Comment trên Facebook của anh Trần Quang Đức). thảo luận quên ký tên này là của 1.53.184.179 (thảo luận • đóng góp) vào lúc 09:12, ngày 7 tháng 1 năm 2017.