Thảo luận:Bàng Quyên

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Ti2008 trong đề tài Cách đặt tên từng phần

Xem thêm?[sửa mã nguồn]

Đến 1/4 nội dung chính nhắc đến Quỷ Cốc Tử, 1/2 nội dung chính nhắc đến Tôn Tẫn thì không hiểu Trungda còn muốn giới thiệu thêm cho độc giả cái gì mà cần phải có mục Xem thêm? Cái mục này chỉ để giới thiệu cho người đọc các bài viết có liên quan (như ở bài này là Tam thập lục kế), chứ còn các mục từ quan trọng, được nhắc đi nhắc lại trong bài thì còn cần gì phải giới thiệu để người đọc đọc thêm nữa? GV (thảo luận) 10:00, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cần, để phân biệt với các liên kết cũng có màu xanh khác trong bài. Thực ra có hay không có xem thêm chỉ do quan điểm người viết. Tôi cho rằng các bài đều cần mục này nếu có nhân vật hoặc địa danh liên quan. Mục "Xem thêm" chỉ để nhấn mạnh và phân biệt giữa các màu xanh trong bài, cái nào gắn kết nhiều với nhân vật chính của bài mà thôi.--Trungda (thảo luận) 10:03, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Như tôi đã nói ở trên, cả 2 mục từ Tôn TẫnQuỷ Cốc Tử đều gắn liền với Bàng Quyên rồi (1/4, 1/2 nội dung), không lẽ gì độc giả lại không nhận ra tính gắn kết của hai mục từ đó, việc ta thêm vào phần xem thêm những mục từ quan trọng như thế cũng chẳng khác nào xếp Hải Phòng, Hà Tây vào phần xem thêm của Hà Nội. GV (thảo luận) 10:07, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Đó là quan điểm của riêng bạn, tôi coi như viết "hòa" hay "hoà" mà thôi, không quan trọng lắm. Chỉ là vì tôi thấy cần.--Trungda (thảo luận) 10:13, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cách đặt tên từng phần[sửa mã nguồn]

Tôi dụng ý viết "điển tích" vì nhân vật chính Bàng Quyên đã vào trong điển tích và vào sách vở, như binh pháp và tiểu thuyết.

Nội dung GV hiện nay gọi là "Nhận xét" hoàn toàn không có tì gì là nhận xét về nhân vật chính của bài: Bàng Quyên. Tôi thấy khó hiểu.--Trungda (thảo luận) 10:01, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thế việc nhận xét về mưu kế Tôn Tẫn dùng thì liên quan gì đến điển tích mà nhét nó vào phần điển tích? GV (thảo luận) 10:02, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Có thể tôi đã viết hơi tắt. Thêm mấy chữ "Trong điển tích/điển cố" vì ông này được đời sau nhắc đến nhiều. Cần lưu ý thêm rằng phần đó cũng hơi lạc đề, nhất là thêm đoạn Gia Cát Lượng học theo sau này, nên cho vào bài Tôn Tẫn thì đúng. Ông Quyên chỉ là nạn nhân. Nói như hiện nay không khác gì ca ngợi kế hỏa công của Chu Du trong bài Tào Tháo. Đừng nói với tôi rằng bên en.wiki viết thế. En.wiki ra đời trước tiên nhưng không phải những gì "mọc" ra từ đó đều là chuẩn mực cho các wiki khác.--Trungda (thảo luận) 10:07, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Bên en wiki làm gì có bài này? Thôi thì cực chẳng đã tôi ghép đoạn đó vào nội dung bài, chờ khi nào có thời gian viết hai bài Trận Quế LăngTrận Mã Lăng thì thêm vào vậy, đỡ mang tiếng. GV (thảo luận) 10:09, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bỏ 2 trận đánh thì phải nhưng bỏ không nhắc ông này trong Đông chu liệt quốc thì rõ ràng là thiếu.--Trungda (thảo luận) 10:13, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bất kỳ nhân vật nào được tác phẩm văn học đề cập đều có thể đưa vào bài. Bạn nhắc cái gì? Làm sao bỏ chuyện ông này có mặt trong Đông Chủ liệt quốc được? Bạn hãy nói vì sao ko đưa nội dung đó mà cứ phải có trận Mã Lăng, Quế Lăng mới đưa?--Trungda (thảo luận) 10:46, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Trungda đọc lại nội dung bài đi, tôi đã nói là giữ thì tôi giữ, xóa đi cái tôi viết có ích gì? GV (thảo luận) 10:49, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Mà thôi, tôi dĩ hòa vi quý, Trungda muốn là gì thì làm, as you wish. GV (thảo luận) 11:03, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Liên hệ trận Quế Lăng hồi 88 thực ra còn thiếu. Vẫn nên có 1 phần về nhân vật trong văn học, vì họ Bàng được nhắc cả trước và sau đó cho rành mạch.--Trungda (thảo luận) 10:58, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hự, tên hồi "Bàng Quyên bại trận ở Quế Lăng" chắc là nhắc đến trận khác chăng? Nếu Trungda thành lập được hẳn một phần về Bàng Quyên trong Đông Chu Liệt Quốc như ông ta đã ám hại Tôn Tẫn ra sao, giám sát Tôn Tẫn giả điên ra sao, tài năng thế nào, thì hẵng viết, còn không chỉ viết được 1, 2 dòng thì đừng cố. GV (thảo luận) 11:02, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
"Cố"? Anh ko biết thì xin mới bình tĩnh mà đọc lại, rồi bài Trungda làm thầy cho bình tĩnh thêm...--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 10:13, ngày 26 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Không cần thiết tới như vậy, chỉ cần nói khái quát thông tin cho người đọc biết rằng ông này có mặt trong Đông Chu liệt quốc. Những nhân vật đi vào văn học cần được chỉ rõ thông tin vì không phải ai cũng như vậy. CÒn nữa, ĐCLQ cũng không sáng tác nhiều so với Sử ký khi viết về chuyện Bàng-Tôn. Giả sử bạn tìm thấy tình tiết nào trong ĐCLQ khác với sử sách thì theo tôi nên ghi vào cho độc giả so sánh.--Trungda (thảo luận) 11:04, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trong Sử ký nói học Quỷ Cốc?[sửa mã nguồn]

Bài ghi: "Sử ký nói Tôn và Bàng cùng Tô Tần và Trương Nghi là học trò Quỷ Cốc tiên sinh." - Không chính xác.

Bản dịch của Phan Ngọc (hay Nhữ Thành) năm 1988 của NXB Văn học tr 320 chỉ ghi "Tôn Tẫn xưa cùng Bàng Quyên học binh pháp", không nói học ai. Chỉ có truyện Tô Tần và Trương Nghi được Sử ký nhắc là 2 người này học Quỷ Cốc Tử mà thôi.

Khách quan mà xét, Bàng-Tôn xuất hiện những năm 365 - 340 TCN, còn Tô-Trương xuất hiện sau đó 40 năm. Quỷ Cốc là thày cả 4 người này mà sống lâu tới như vậy, rõ ràng mang màu sắc giai thoại.

Dường như tác giả bị lẫn thông tin từ Đông Chu Liệt Quốc. Tôi bỏ thông tin này.--Trungda (thảo luận) 11:33, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đúng vậy! Chí phải! Bỏ ngay thông tin từ tác phẩm. Chỉ để những thông tin đáng tin cậy như Sử ký. GV hãy đọc lại cho rõ, rồi tự nhìn lại bản thân mình đi!--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 10:11, ngày 26 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời