Thảo luận:Bát-nhã tâm kinh

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi Timthanh trong đề tài Chi tiết về bản dịch
Dự án Phật giáo
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Phật giáo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Phật giáo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.

Namo Shakyamuni

21:16, 8 tháng 8 2005 (GMT) Nhanvo

Chi tiết về bản dịch[sửa mã nguồn]

Bản dịch tiếng Việt này không thấy ghi tên người dịch. Nếu bạn nào biết thì bổ sung thêm.--Á Lý Sa 12:28, 22 tháng 8 2005 (UTC)

Anh Arisa hỏi đúng chổ khó. Bài này tôi tìm thấy phần lớn "cốt văn" là do Bình Anson trình bay nhưng khổ nổi Ông ấy lại có ghi rõ trong nội dung là sưu tầm. Thật ra tôi có đến 3-4 bài dịch (Chánh trí Mai Thọ Truyền, Thích Nguyên Hạnh,...Và cuối cùng là sưu tập của Bình Anson.). Đa số các bản dịch đều rất giống nhau (chỉ khác vài chữ! Nhưng về nghiã thông dụng thì... khó mà nói khác chổ nào). Trong các bài dịch tôi đã so sánh lại từng câu của mấy dịch giả xem câu nào chỉnh ý theo nghĩa Hán_Việt thì tôi dùng lại. Riêng chỉ có bản của Bình Ason là có dịch lại câu chú cuối của bộ kinh: yết đế yết đế ba la yết đế bồ đề tát bà ha ... Cho nên tôi chọn câu dịch đó đem thêm vaò. (như vậy bài này là một sự góp nhặt những câu dịch dựa theo cách luận giải của các tác giả. Nhưng da số câu lấy từ Bình Anson)

Tôi sẵng sàng viết tên người dịch chính là Bình Anson nếu tìm được dữ liệu rằng chính ông ta dịch (chớ không phải sưu tầm như ông ta ghi trong bài đăng của ổng)

Lại wên kí Làng Đậu 15:42, 22 tháng 8 2005 (UTC)

Yeah, khi bài viết này xuất hiện ở đây, ALS đã thử đi tìm người dịch, nhưng không tìm ra.--Á Lý Sa 01:59, 23 tháng 8 2005 (UTC)

Tôi cũng đã tìm lại trong tư liệu, đúng là chỉ thấy bài sưu tầm của Bình Anson. Tôi đã bổ sung phần thơ lục bát, cũng là một điều đặc sắc vì thơ lục bát là đặc trưng cho văn học Việt Nam. Không biết việc này có liên quan đến bản quyền hay không, nhưng bài này tôi lấy từ đây và ở đó cũng chỉ sưu tầm lại thôi. Trên trang web tôi vừa nêu có cả bản dịch tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Hán nhưng không có bản tiếng Phạn.

Ngoài ra ở đó có một bản dịch nghĩa khác. Tôi thấy cũng tốt, vì Xá Lợi tử là phiên âm từ Sariputa, nghĩa là đứa con của Sari. --Nguyễn Khánh Duy
Try not. Do. Or do not. There is no try.
14:59, 23 tháng 8 2005 (UTC)

Vì Bình Anson sưu tầm nên chủ quyền có thể thuộc Bình Anson nếu tác giả thật đã cho Bình Anson. Tuy nhiên, sau khi đọc thì có lẽ Bình Anson cũng không biết tác giả là ai, hay tác giả có công nhận chủ quyền không. Đây là trường hợp fair use, nhưng tôi nghĩ chúng ta nên nói rõ nguồn là Bình Anson để ngăn ngừa các rắc rối về pháp luật. Mekong Bluesman 15:37, 23 tháng 8 2005 (UTC)

Ai dịch mặc kệ miễn sao đọc hiểu là tốt rồi. Người dịch đâu chắc đã hiểu nên đừng quan tâm ai dịch Timthanh (thảo luận) 07:36, ngày 18 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Kính[sửa mã nguồn]

Đây là LĐ, nguyên là người soạn bài này. Nhân do tại Pháp hội Kalachakra 2011 ở DC Thánh Đức Dalai Lama có đề cập về một lỗi dịch trong bản dịch Hán và Việt. Nay theo ý dạy trên LĐ xin nêu lại bản dịch Việt có vài điều chỉnh cho phù hơp. Bản dịch mới này sẽ dưa theo nội dung Anh ngữ:

In Sanskrit: Bhagavati prajnaparamitahrdaya
In Tibetan: Bcom Idan 'das ma shes rab kyi pha rol tu phyin pa'I snying po
In English: The Heart of the Perfection of Wisdom, the Bhagavati

Thus have I once heard: The Blessed One was staying in Rajagrha at Vulture Peak along with a great community of monks and great community of bodhisattvas, and at that time, the Blessed One fully entered the meditative concentration on the varieties of phenomena called the Appearance of the Profound. At that very time as well, holy Avalokitsevara, the bodhisattva, the great being, beheld the practice itself of the profound perfection of wisdom, and he even saw the five aggregates as empty of inherent nature. Thereupon, through the Buddha's inspiration, the venerable Sariputra spoke to holy Avalokitsevara, the bodhisattva, the great being, and said, "Any noble son who wishes to engage in the practice of the profound perfection of wisdom should train in what way?" When this had been said, holy Avalokitsevara, the bodhisattva, the great being, spoke to venerable Sariputra and said, "Sariputra, any noble sons or daughters who wish to practice the perfection of wisdom should see this way: they should see insightfully, correctly, and repeatedly that even the five aggregates are empty of inherent nature. Form is empty, emptiness is form, Emptiness is not other than form, form is also not other than emptiness. Likewise, sensation, discrimination, conditioning, and awareness are empty. In this way, Sariputra, all things are emptiness; they are without defining characteristics; they are not born, they do not cease, they are not defiled, they are not undefiled. They have no increase, they have no decrease. "Therefore, Sariputra, in emptiness there is no form, no sensation, no discrimination, no conditioning, and no awareness. There is no eye, no ear, no nose, no tongue, no body, no mind. There is no form, no sound, no smell, no taste, no texture, no phenomenon. There is no eye-element and so on up to no mind-element and also up to no element of mental awareness. There is no ignorance and no elimination of ignorance and so on up to no aging and death and no elimination of aging and death. Likewise, there is no suffering, origin, cessation, or path; there is no wisdom, no attainment, and even no non-attainment. "Therefore, Sariputra, since the bodhisattvas have no obtainments, they abide relying on the perfection of wisdom. Having no defilements in their minds, they have no fear, and passing completely beyond error, they reach nirvana. Likewise, all the Buddhas abiding in the three times clearly and completely awaken to unexcelled, authentic, and complete awakening in dependence upon the perfection of wisdom. "Therefore, one should know that the mantra of the perfection of wisdom - the mantra of great knowledge, the precious mantra, the unexcelled mantra, the mantra equal to the unequalled, the mantra that quells all suffering - is true because it is not deceptive. The mantra of the perfection of wisdom is proclaimed: tadyatha - gate gate paragate parasamgate bodhi svaha! Sariputra, a bodhisattva, a great being, should train in the profound perfection of wisdom in that way." Thereupon, the Blessed One arose for that meditative concentration, and he commended holy Avalokitsevara, the bodhisattva, the great being. "Excellent!" he said. "Excellent! Excellent! Noble child, it is just so. Noble child, it is just so. One should practice the profound perfection of wisdom in the manner that you have revealed - the Tathagatas rejoice!" This is what the Blessed One said. Thereupon, the venerable Sariputra, the holy Avalokitsevara, the bodhisattva, the great being, and that entire assembly along with the world of gods, humans, asuras, and gandharvas, all rejoiced and highly praised what the Blessed One had

Như vầy một lần tôi nghe:
Thế Tôn ở thành Vương Xá trên đỉnh Linh Thứu sơn cùng với đại Tăng đoàn và nhiều chư Bồ-tát, vào thời điểm đó, Thế Tôn đã đang nhập chánh định về các Pháp giới phân biệt gọi là Cảnh giới trình hiện thậm thâm. Cũng chính tại thời điểm đó, Thánh giả Quán Tự Tại Bồ-tát, một đại thiện tri thức, thực hành thâm diệu Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, ngài thấy được ngay cả năm uẩn cũng đều thiếu vắng tự tính. Sau đó, thông qua năng lực gia trì của đức Phật, tôn giả Xá-lợi-phất thông bạch với thánh giả Bồ-tát Quán Tự Tại rằng: "Thiện nam tử nên phát tâm rèn luyện thực hành thâm sâu pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế nào?".

Khi điều này được hỏi, Thánh giả Quán Tự Tại Bồ-tát đáp lời tôn giả Xá-lợi-phất rằng: "Này Xá-lợi-phất! Các thiện Nam tử, thiện nữ nhân phát tâm thực hành pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa thâm diệu nên thấy [các pháp] như sau. Họ nên soi thấy đúng đắn, xuyên suốt và tái lặp là đến cả năm uẩn cũng đều không về tự tính. Sắc tức là không, không tức là sắc. Không chẳng khác chi sắc, sắc cũng chẳng khác chi Không. Tương tự, thọ, tưởng, hành thức thảy đều là Không. Xá-lợi-phất, bởi thế, mọi hiện tượng đều là Không – thiếu vắng các đặc tính xác định; chúng không sinh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm.

Cho nên, Xá-lợi-phất, trong Không, không có sắc, không thọ, không tưởng, không hành, không thức; không có nhãn, không nhĩ, không tỷ, không thiệt, không thân, không ý; không sắc, không thanh, không hương, không vị, không xúc, không pháp [nào khác] . Không có nhãn giới và vân vân cho đến không có ý thức giới. Không có vô minh cũng không có diệt hết vô minh, và vân vân cho đến không có già, chết cũng không có diệt hết già chết. Không có khổ, tập, diệt đạo. Không có trị huệ, không có chứng đắc, cũng không có không chứng đắc.

Xá-lợi-phất, vì không có chứng đắc nên do đó Bồ-tát an trụ theo Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì tâm không uế chướng nên không sợ hãi, vượt khỏi sai lầm, đạt cứu cánh niết-bàn. Tất cả chư Phật, an trụ trong tam thế tỉnh thức viên mãn và thấu suốt, cũng y theo Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà được vô thượng, chánh đẳng, chánh giác.

Do vậy, phải biết được rằng chú Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa – vốn là đại tri chú, là đại minh chú , là vô thượng chú, là ngang bằng với vô đẳng chú, diệt trừ được mọi khổ não – là chân thật vì nó không sai sót. Chú Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa được tuyên thuyết như sau:

tadyatha - gate gate paragate parasamgate bodhi svaha!
(Vượt qua, vượt qua, vượt qua bên kia, hoàn toàn vượt qua, tìm thấy giác ngộ)

Này Xá-lợi-phất, bằng cách này, các vị đại Bồ-tát nên hành trì trong Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm diệu."

Sau đó, Thế Tôn xuất khỏi chánh định và tán dương Thánh giả Quán Tự Tại Bồ-tát rằng: "Lành Thay!"

Ngài nói: "Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử, Đúng là vậy. Phải nên hành trì Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm diệu như cách ông nói. Ngay cả các Như Lai cũng đều hoan hỷ!"

Thế tôn nói xong, tôn giả Xá-lợi-phất, Quán Tự Tại Bồ-tát, toàn thể đoàn tùy tùng chung quanh, và giới chúng sinh bao gồm trời, người, a-tu-la, và càn-thát-bà đều hoan hỷ và tán thán điều Thế Tôn dạy.


15.219.153.76 (thảo luận) 19:16, ngày 29 tháng 7 năm 2011 (UTC) Vì LĐ rất bận rộn nên mọi bàn thảo sử chữa xin thông báo qua tại email vo_quang_nhan@yahoo.com (kính cảm tạ trước) Namo Bổn sư Thích-ca-mâu-ni Phật (Làng Đậu cẩn bút)Trả lời